Các kênh phân phối chương trình du lịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế ở công ty du lịch thanh niên (Trang 43 - 48)

lượng hàng hoá và hệ thống các biện pháp thủ thuật để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến khách hàng cuối cùng. Đối với Marketing có hai kênh phân phối chính được áp dụng là kênh phân phối ngắn và kênh phân phối dài, ngoài ra còn có kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Trên góc độ đối tượng khách, Công ty đã sử dụng các hình thức phân phối vào các mảng hoạt động kinh doanh như sau:

- Đối với khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài: Công ty áp dụng hình thức phân phối trực tiếp do lượng nhu cầu không lớn, thường tập trung ở mọt số thành phố lớn như Đà nẵng và các tỉnh lân cận.

- Đối với khách nước ngoài đến du lịch Việt Nam: Công ty áp dụng hình thức phân phối gián tiếp qua trung gian là các đơn vị gửi khách. Phải áp dụng hình thức này vì Công ty chưa đủ mạnh để đặt văn phòng đại diện ở các nước. Các Công ty gửi khách nước ngoài được hưởng phần chênh lệch gia bán cho khách và giá bán chương trình du lịch của Đà nẵng- Thanh Niên. Nguồn khách thông qua đơn vị gửi khách này chiếm phần lớn trong tổng số khách của Công ty. Do đó hình thức này được sử dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.

5.Chính sách giao tiếp khuếch trương.

Chính sách giao tiếp khuếch trương là một công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược Marketing. Mục đích của nó là để cung và cầu gặp nhau, để người bán thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người mua, giúp cho các doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng, để người tiêu dùng tiếp cận hơn với các sản phẩm mới để gợi mở nhu cầu của họ. Tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển không thể không sử dụng chính sách này. Giao tiếp khuếch trương bao gồm hai nội dung là quảng cáo và hoạt động yểm trợ xúc tiến bán, trong đó Đà nẵng- Thanh Niên chủ yếu dừng lại ở hoạt động tuyên truyền quảng cáo. Hàng năm Công ty đã trích ra 70 triệu VND cho hoạt động này, thể hiện ở các hình thức:

- In các tập gấp quảng cáo bằng tiếng Anh, tiếng Việt trong đó cung cấp cho du khách các thông tin về Việt Nam, về các hoạt động của Công ty và các chương trình do Công ty xây dựng.

- Đặt Panô, áp phích, biển quảng cáo tên và biểu tượng của Công ty tại nhiều nơi, in trên các áo, mũ tặng cho khách.

- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo nhưng không liên tục, thường xuyên.

- Tham gia hội chợ lữ hành quốc tế. Những lần tham gia hội chợ là một dịp rất tốt để quảng cáo cho các hoạt động của Công ty, đồng thời tìm đối tác kinh doanh.

Trong các hình thức trên Công ty áp dụng hình thức phổ biến là in các tập gấp bằng tiếng Anh và tiếng Việt cho thuận lợi đối với việc theo dõi của mọi đối tượng. Đây là hình thức tiết kiệm ngân quỹ và đem lại hiệu quả cao vì trong các tập gấp có đầy đủ các thông tin mà du khách muốn tìm hiểu và lựa chọn cho chuyến đi du lịch của mình.

Việc đặt Panô, áp phích, biển quảng cáo...Công ty cũng áp dụng nhiều nhưng cũng có một số hạn chế trong việc cung cấp các chuyến đi, các chương trình do Công ty xây dựng.

Hình thức quảng cáo trên phương tiện thông tin như đài, báo không thường xuyên là vì kinh phí cho chương trình này rất lớn.

Tham gia hội chợ lữ hành quốc tế là hình thức hay giúp Công ty vừa có thể giới thiệu sản phẩm của mình vừa tạo môi trường tốt cho việc ngoại giao tìm đối tác kinh doanh.

Tóm lại, Công ty lựa chọn các hình thức quảng cáo trên là rất phù hợp trong việc đẩy mạnh kinh doanh của Công ty.

II.7 Đánh giá về hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của Thanh Niên.

Từ khi thành lập cho đến năm 1995 hoạt động lữ hành chỉ được coi như là một hoạt động để cung cấp khách cho các khách sạn của Công ty mà thiếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế do hoạt động này trực tiếp đem lại.

Từ năm 1995 do có sự định hướng phát triển đúng đắn hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế gặt hái được rất nhiều thành công, mở ra con đương mới tạo đà phát triển cho Công ty. Đặc biệt trong mảng hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế chủ động lúc nào cũng chiếm tỷ trọng cao hơn trong hoạt động kinh doanh lữ hành của toàn Công ty.

Về mảng kinh doanh du lịch quốc tế bị động cũng có hiệu quả. Đặc biệt đầu năm 1999 do sự lựa chọn thị trường một cách sáng suốt nên lượng khách đi du lịch nưóc ngoài qua Công ty ngày càng tăng đem lại uy tín và lợi nhuận cho Công ty.

Tuy Công ty đã xây dựng một số chương trình du lịch phong phú, giá cả phù hợp nhưng Công ty vẫn bị giới hạn bởi chỉ có ở các thành phố lớn mà chưa tiếp cận đến số đông cán bộ công nhân viên-đây chính là lượng khách tiếm năng của Công ty.

Hiện nay Công ty chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài mà chỉ có quan hệ thường xuyên với một số ít hãng ở nước ngoài, do đó lượng khách do các Công ty này gưỉ tới chưa nhiều.

Như vậy thông qua việc đánh giá về hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của Thanh Niên có thể rút ra nhận xét sau:

-Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là hoạt động chủ yếu và mang lại doanh thu cao nhất trong hoạt động kinh doanh lữ hành.

- Lượng khách tham gia vào hoạt động du lịch lữ hành của Công ty hầu hết là khách quốc tế. Tuy nhiên số khách đi tour trọn gói chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Khách đi du lịch nước ngoài chi tiêu ở mức độ thấp do đó doanh thu từ hoạt động này chưa cao.

Mục đích của Công ty trong thời điểm hiện nay là mở rộng thị trường sang các nước Châu Á-Thái Bình Dương, Châu Âu và tạo được uy tín với lượng khách trong nước.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ Ở CÔNG TY HÀ NỘI-THANH NIÊN. QUỐC TẾ Ở CÔNG TY HÀ NỘI-THANH NIÊN.

III.1 XU THẾ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM VÀ CƠ HỘI KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ. VIỆT NAM VÀ CƠ HỘI KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ.

Việt Nam là nước nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế và du lịch vào loại nhanh nhất thế giới, là quốc gia có tiềm năng dồi dào về du lịch nên trong thời gian qua Việt Nam có những bước tăng trưởng nhanh, từng bước khẳng định vai trò của mình trong khu vực Đông Nam á cũng như trên thế giới. Năm 1996, từ chỗ chỉ đón 5000 lượt khách quốc tế đến nay đã đón được khoảng 1,9 triệu lượt khách quốc tế 1 năm. Số doanh thu cả tiền VND lẫn ngoại tệ và nộp ngân sách đều có mức tăng trưởng cao hơn năm trước khoảng 25- 35%.

Bảng 9: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong ba năm 1997,1998,1999.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế ở công ty du lịch thanh niên (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w