Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thảo luận đề tài
Từ những nghiên cứu trên, có thể thấy xu hướng tồn cầu hóa diễn ra như một tất yếu của lịch sử kinh tế - xã hội loài người, đã và đang khiến cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các nền kinh tế trở nên phổ biến. Bắt đầu bằng sự dịch chuyển hàng hóa, tiếp đến là con người và các luồng vốn, khiến cho thế giới ngày nay biến đổi một cách nhanh chóng, khối lượng giao dịch của hàng hóa – dịch vụ, các dịng vốn ngày một tăng. Điều này đẩy các nhà kinh tế vào cuộc đấu tranh giữa hai trường phái tư tưởng đối lập là tự do hóa và bảo hộ mậu dịch. Và trong thế giới hiện nay, chủ nghĩa tự do kinh tế - tự do hóa hoạt động thương mại đang thắng thế, chiếm lĩnh vị trí thống trị trên mặt trận bn bán hàng hóa, dịch vụ. Tự do hóa thương mại cho phép các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh lẫn nhau trong vấn đề sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều tác động không mong muốn.
Tác giả Philippe Auffret, khi soạn thảo tài liệu cơ sở về thương mại cho Báo cáo phát triển Việt Nam 2002 đã nhận định, nhịp độ thực hiện tự do hóa thương mại nhanh chóng sẽ khiến cán cân thanh tốn cải thiện rõ rệt, đất nước thu được những lợi ích kinh tế to lớn nhưng đồng thời cũng làm dấy lên những thử thách mới27. Sự phát triển kinh tế đáng kinh ngạc của Trung Quốc và Việt Nam được phân tích ở chương trước của tiểu luận này đã khẳng định điều đó. Sau 16 năm tham gia vào WTO, Trung Quốc đã sốn ngơi Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với cán cân thương mại dịch vụ liên tục thặng dư lớn và kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Đối với Việc Nam, tự do hóa thương mại tạo ra lợi ích đáng kể về khung pháp lý cải thiện và môi trường nâng đỡ dẫn đến lợi ích năng suất to lớn và dòng vốn vào gia tăng. Tuy nhiên khi dễ dàng tiếp cận thị trường nước ngoài và các nguồn lực quan trọng cần thiết để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hơn, những thách thức mà nền kinh tế ấy phải đối mặt khi tham gia “sân chơi kinh tế toàn cầu này” cũng tăng lên. GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Nhật Bản) đã đưa ra khái niệm “bẫy tự do hóa mậu dịch” để chỉ ra nguy cơ sau khi mở cửa thị
trường, tự do hóa mậu dịch, những nước đi sau sẽ khơng cịn có cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa28. Theo đó, trong khu vực tự do thương mại mà trình độ phát triển của các nước thành viên không đồng đều, những nước đi sau nếu khơng nỗ lực nhanh chóng tăng năng lực cạnh tranh những ngành cơng nghiệp có tiềm năng trước khi các hàng rào quan thuế và phi quan thuế bị bãi bỏ hoàn tồn thì hàng cơng nghiệp của các nước đi trước sẽ tràn vào các nước đi sau làm cho các nước này không cịn cơ hội chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp lên cao hơn, cơ cấu lợi thế so sánh hiện tại vì thế sẽ bị cố định. Đồng thời việc tự do hóa thương mại sẽ gia tăng áp lực lên biến động tỷ giá do các luồng thương mại và đầu tư vào nội địa. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất, nhập khẩu và sự cân bằng trong cán cân thanh toán của quốc gia.
Những phân tích về sự thay đổi cán cân thanh tốn của hai quốc gia sau tự do hóa thương mại ở chương trước cho thấy Trung Quốc đã biết tận dụng thành công những lợi thế từ việc mở cửa kinh tế đồng thời biết sử dụng lợi thế của mình để cạnh tranh trên sân chơi quốc tế, tránh được những tác động tiêu cực mà tự do kinh tế có thể gây ra. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế, vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn và thách thức cần giải quyết. Từ thực tế điều hành chính sách 2007 đã đặt ra thách thức đối với việc hoạch định chính sách cho Việt Nam khi tự do hóa thương mại. Việt Nam cần phải có một hệ thống chính sách điều chỉnh gồm cả các chính sách kiểm sốt trực tiếp và các biện pháp điều chỉnh gián tiếp. Việt Nam cần lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Tuy nhiên, để giảm áp lực đối với điều hành chính sách tỉ giá, chính sách tỉ giá cần phải hỗ trợ bằng các biện pháp kiểm soát trực tiếp.
Các nước trong q trình hội nhập có xu hướng giảm dần việc sử dụng các biện pháp điều chỉnh trực tiếp mang tính mệnh lệnh hành chính mà thay vào đó tăng dần sử dụng các biện pháp điều chỉnh gián tiếp thông qua cơ chế thị trường. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế, yêu cầu đặt ra hiện nay đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cần thay đổi cách thức điều hành tỷ giá hướng tới sự linh hoạt để tỷ giá có vai trị lớn hơn trong việc xác lập cân bằng thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán,
tạo ra sự chủ động trong việc ứng phó kịp thời với những biến động bất lợi của thị trường có thể ảnh hưởng tới tỷ giá. Ngân hàng Trung ương có thể áp dụng chính sách tiền tệ triệt tiêu để đối phó với luồng vốn đổ vào để kìm chế lạm phát. Chính sách tài khóa cũng có thể được sử dụng để đối phó với luồng vốn vào bằng cách giảm chi tiêu chính phủ, tăng thuế hay cả hai để hạn chế thâm hụt cán cân vãng lai.
Chính sách quản lý ngoại hối phải hướng vào kiếm soát vốn đặc biệt là vốn đầu tư gián tiếp và các khoản vay ngắn hạn để không làm tăng áp lực cho chính sách tỉ giá và chính sách tiền tệ. Để can thiệp hiệu quả, mức dự trữ quốc tế của Việt Nam cần phải bảo đảm ở mức hợp lí có đủ khả năng can thiệp khi cần thiết.
Khi các chính sách thương mại được hồn thiện theo hướng tự do hóa, dỡ bỏ dần các hạn chế theo trình tự cam kết, đặc biệt với WTO, Việt Nam cần hướng chính sách vào việc tăng năng suất lao động và cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu để hạn chế tác động của việc phá giá lên tiền đồng khi luồng vốn nước ngồi đổ vào. Chính phủ cần đưa đưa ra các mục tiêu rõ ràng là thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Để khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ cần mở rộng đối tượng chủ trì Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010. Bộ Thương mại, các bộ ngành, các hiệp hội cần phải hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường theo ngành hàng và theo các rào cản thương mại có thể gặp để trợ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI trong khu cơng nghiệp, khu chế xuất đang đóng góp tốt cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Việc thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp này xuất khẩu cần được thực hiện liên tục, rõ ràng, không ép buộc và có tính gắn kết chặt chẽ với các dịch vụ hỗ trợ phù hợp với các nguyên tắc và quy định của WTO.
Song song với những tác động tích cực, cơ hội của tự do hóa thương mại đến nền kinh tế cịn tồn tại một số thách thức. Việc xóa bỏ dần các rào cản thương mại để thị trường tự do cạnh tranh mà thiếu đi sự phối hợp điều tiết giữa chính phủ các quốc gia đã gây thiệt hại lớn cho các quốc gia đang và kém phát triển, bởi hàng hóa họ sản xuất ra khơng thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngồi, từ đó có thể gây ra tình trạng bất bình
đằng và gia tăng nguy cơ nghèo đói hơn với các quốc gia đó. Vì thế cần đẩy mạnh, cải thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn. Việc nới lỏng các quy định về đầu tư và thị trường vốn ở nhiều châu lục như Mỹ Latinh và Châu Á đang dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá, sự suy yếu của hệ thống ngân hàng. Cộng với đó, sự thâm nhập mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh, khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên đang khiến mơi trường bị hủy hoại, ở các quốc gia có năng lực quản trị quốc gia yếu thì nạn tham nhũng hồnh hành, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Tồn cầu hóa, tự do hóa thương mại đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ về kinh tế và văn hóa giữa những người có thể tận dụng lợi thế của nền kinh tế toàn cầu và những người khơng có đủ nguồn lực và kỹ năng để làm điều đó. Các chính trị gia theo chủ nghĩa bản địa bài ngoại (nativist) như Donald J. Trump đã chuyển sự bất mãn đi kèm thành sự thù địch với người ngoài: những người nhập cư Mexico hay Ba Lan, các nhà xuất khẩu Trung Quốc, hay các nhóm dân thiểu số.
Vì vậy, bên cạnh xu hướng tự do hóa thương mại hiện nay, các quốc gia cần phải tỉnh táo để nhìn nhận lại, khi mà các FTA càng về sau càng xóa bỏ được nhiều rào cản hơn trong thương mại giữa các nước, có thể mơi trường kinh dooanh ở khắp nơi trên thế giới sẽ thuận lợi, hài hòa hơn, thống nhất và ít bị cản trở hơn. Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần tuân thủ một vài nguyên tắc để định hướng lại chính sách ngoại thương cũng như tiến trình hội nhập, cân bằng giữa việc sử dụng cơng cụ tự do hóa với bảo hộ linh hoạt nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho nền kinh tế trong nước, hỗ trợ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa, tận dụng những ưu điểm của q trình tồn cầu hóa mang lại. Bảo hộ và được bảo hộ là nhu cầu muôn thuở của các quốc gia và các nền kinh tế trên thế giới. Mỗi quốc gia cũng cần chú ý việc tăng các rào cản lên các giao dịch xuyên biên giới nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước.
KẾT LUẬN
Qua những nghiên cứu trên, mục tiêu cân bằng cán cân thương mại để tạo lập tính bền vững cho cán cân thanh tốn cần được giải quyết một cách căn cơ theo hướng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế để cung ứng được các mặt hàng cơng nghiệp và chế biến có giá trị gia tăng cao. Mặt khác, sự biến động của dịng vốn nước ngồi do các cú sốc tác động bất lợi đên sự tài trợ của cán cân vốn, dẫn đến tính thiếu ổn định của cán cân thanh tốn. Vì vậy, giải pháp là bảo đảm môi trường đầu tư hấp dẫn, phát triển khả năng hấp thụ dòng vốn FDI, thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngồi, và về dài hạn là khuyến khích, thay thế bằng đầu tư nội địa. Đồng thời phải hạn chế tác động của dòng vốn FII đầy biến động, trong khi vẫn khai thác được lợi ích từ sự hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hố. Mục tiêu là để ổn định dòng vốn FII, hoặc tốt hơn là hướng dòng vốn này lưu chuyển ngược với chu kì kinh doanh nội địa. Các giải pháp bao gồm kiểm sốt chất lượng dịng vốn, khuyến khích sự chuyển dịch kì hạn, xây dựng hệ thống tài chính và thị trường vốn phát triển để tiếp nhận dòng vốn FII, duy trì kinh tế vĩ mơ ổn định để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư quốc tế.
Do thời gian và kinh nghiệm học tập cịn hạn chế, nhóm nghiên cứu xin cảm ơn sự giảng dạy, trang bị kiến thức của TS. Kim Hương Trang. Nhóm nghiên cứu mong nhận được sự đóng góp ý kiến về chun mơn của cơ giáo để tiểu luận ngày càng hồn thiện hơn. Nhóm nghiên cứu xin tiếp thu mọi ý kiến đóng góp và tiếp tục nghiên cứu để mở rộng đề tài, góp phần nhỏ bé của mình vào cơng cuộc xây dựng phát triển nền kinh tế nước nhà.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Penélope Pacheco-López. (2012). The Impact of Trade Liberalisation on Exports,
Imports, the Balance of Payments and Growth: the Case of Mexico. University of
Kent, Department of Economics. P. 22-25
2. Par Muhammad SOFJAN. (2016). Assessing the economic impact of free trade
agreement on Indonesia. Doctorate Thesis, Università de Bordeaux. P. 164
3. Patrick Enu., Emmanuel Dodzi k. Havi. & Edmond Hagan. (2012). The impact of
Foreign Trade on Economic Growth in Ghana (1980 – 2012). International
Journal of Academic Research in Economics and Sciences, Vol.2, No.5. P. 174 – 191.
4. Fergal O’Brien. (2017). China to overtake U.S. Economy by 2032 as Asian might
builds. Truy cập ngày 27/03/2017 từ
https://www.bloomberg.com/news/articles/2017-12-26/china-to-overtake-u-s- economy-by-2032-as-asian-might-builds
5. World Trade Organization. (2001). WTO successfully concludes negotiations on
China’s entry. Truy cập ngày 27/03/2017 từ
https://www.wto.org/english/news_e/pres01_e/pr243_e.htm
6. Wang Xiaotian. (2011). Imports get boost from cuts. Truy cập ngày 27/03/2018 từ http://www.chinadaily.com.cn/china/2011npc/2011-03/08/content_12131947.htm
7. John Whalley, Xian Xin, China’s FDI And Non-FDI Economies and The
Sustainability of Future High Chinese Growth. NBER Working Paper Series,
12249, May 2006, p.4 http://www.nber.org/papers/w12249
8. Walmsley, T., Hertel, T., and Ianchovichina, E. (2006). Assessing the Impact of
China’s WTO Accession on Investment. Pacific Economic Review, 11(3), P.315-
319
9. NBS (National Bureau of Statistics of the People's Republic of China) (2014),China Statistical Yearbook 2014, China Statistics Press, Beijing, 28 October. Available at http://www.stats.gov.cn/tjsj/ndsj/2014/indexeh.htm
10.ABS (Australian Bureau of Statistics) (2015), Balance of Payments and
International Investment Position, Australia, ABS Cat No 5302.0, June
11.Ken Davies. (2013). Is China buying the world?. Truy cập ngày 27/03/2018 từ http://chinaoutlook.com/is-china-buying-the-world/
12.Trading Economics. (2018). Vietnam Current Account. Truy cập ngày 21/03/2018 từ https://tradingeconomics.com/vietnam/current-account
13.Deborah Brautigam. (2011). Aid with Chinese Characteristics: Chinese Foreign
Aid and Development Finance Meet the OECD - DAC Aid Regime. Journal of
International Development. Wiley Online Library, P.23.
14.Davies (2010), Inward FDI in China and its policy context, Colombia FDI Profile. Truy cập ngày 28/03/2018 từ http://academiccommons.columbia.edu/catalog/ac %3A135192
15.Obstfeld, M. & K. Rogoff. (2000). Perspectives on OECD Economic Intergration:
Implications for U.S Current Account Adjustment. Federal Reserve Bank of
Kansas City
16.Nguyên Trọng Hoài. & Nguyễn Xuân Lâm (2012). Tác động của tiến trình gia
nhấp WTO đến nền kinh tế của Việt Nam. Báo Công nghệ Ngân hàng, số 80 tháng
11/2012
17.International Monetary Fund. (1993). Balance of payments manual (the fifth
edition), P.6
18.Trần Thị Thanh Thúy. (2013). Mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại, tăng
trưởng kinh tế và cán cân thương mại, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
19.Nguyễn Thị Hiền . (2011). Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh
toán quốc tế - lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Đại học
Ngoại thương.
20.Phạm Minh Anh . (2011). Hoàn thiện các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh
toán quốc tế của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đại học
21.TSKH. Võ Đại Lược. (2012). Tự do hóa thương mại và vấn đề hội nhập kinh tế
quốc tế và vấn đề an ninh.
22.Nguyễn Thị Hiền. (2011). Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán
quốc tế - lý luận thực tiễn tại Việt Nam
23.ThS. Nguyễn Thị Ái Linh, ThS. Hoàng Thị Kim. (2016). Tác động của tỷ giá đến
cán cân thương mại: Kinh nghiệm từ Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam. Tạp chí
Tài chính kỳ 2 tháng 3/2016.