Thu hút nhân tài từ mọi nơi trên thế giới

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với ngành sản xuất đồng hồ tại thụy sỹ (Trang 25 - 30)

Chính việc cho phép mọi cơng dân, vùng miền, các hình thái chính trị đa dạng, chủ sử dụng lao động, người lao động tham gia vào quá trình ra quyết định đã biến Thụy Sỹ thành nơi trú ẩn của sự ổn định, sáng tạo và thịnh vượng. Ngồi ra q trình hội nhập liên tục của các dân tộc từ khắp nơi trên thế giới đã đem lại nguồn động lực giúp Thụy Sỹ không ngừng đổi mới, trong khi vẫn giữ nguyên những nguyên tắc bất biến như lối tư duy và hành động cẩn trọng, hay thái độ bảo vệ thiểu số và tôn trọng suy nghĩ của thiểu số. Thụy Sỹ cũng thu hút khơng ít cá nhân không rõ quốc tịch, những người được tự do phát huy tài năng của họ trong môi trường trung lập của quốc gia này.

Những nhân vật có đóng góp quan trọng trong ngành sản xuất đồng hồ tại Thuỵ Sĩ đó là:

Hans Wilsdorf (1881 – 1960)

Hans Wilsdorf là thợ chế tạo đồng hồ người Đức. Thế nhưng, ông này đã sáng lập và điều hành doanh nghiệp và sau đã trở thành một trong các hãng đồng hồ giá trị nhất Thụy Sỹ - hàng Rolex.

Nicolas Hayek (1928 – 2010)

Nicolas Hayek là một doanh nhân người Li – băng, một tượng đài trong ngành chế tạo đồng hồ tại Thụy Sỹ. Ơng là người có cơng lớn trong việc vực dậy ngành sản xuất đồng hồ của Thụy Sỹ bằng việc sáng tạo ra sản phẩm Swatch.

Từ ngành sản xuất đồng hồ tại Thuỵ Sĩ, có thể thấy rằng việc thu hút nhân tài cho sự phát triển ngành cũng như phát triển kinh tế là một điều vơ cùng quan trọng. Chính nhờ sự đóng góp của tri thức là động lực thúc đẩy nền kinh tế vượt qua điểm dừng và tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Chính phủ các nước cần tạo được môi trường thuận tiện cùng những đãi ngộ phù hợp để tránh được tình trạng chảy máu chất xám cũng như thu hút được nguồn lực chất lượng cao từ nhiều nơi khác.

3.3 Các chiến lược sáng tạo, đột phá và phù hợp với từng thời điểm 3.3.1 Chiến lược tận dụng nguồn lao động giá rẻ

Ngay từ những ngày đầu sơ khai của ngành sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ, các chủ doanh nghiệp đã tận dụng nguồn năng lượng và lao động giá rẻ: nguồn lao động chất lượng cao của những người tị nạn trong phong trào Chống đạo Tin Lành ở Pháp, và nguồn lao động rẻ mạt của những người dân ở vùng núi cao sẵn sàng làm việc với mức lương thấp. Điều này khiến chi phí sản xuất thấp trong khi các thiết kế đồng hồ được chú trọng đặc biệt về kiểu dáng, chất lượng, khiến mỗi chiếc đồng hồ đều là một sản phẩm đặc biệt. Chính những lợi thế và đặc điểm đó, đồng hồ Thụy Sỹ đã gây ấn tượng mạnh và chiếm lĩnh phần lớn thị phần.

3.3.2 Chiến lược đầu tư vào công nghệ và các ý tưởng mới

Ngay từ những buổi đầu, ngành sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ luôn đi đầu trong việc đầu tư vào công nghệ và các ý tưởng mới. Khi bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các đối thủ từ Mỹ, các hãng đồng hồ Thụy Sỹ tiếp tục đầu tư vào công nghệ phát triển và trục lợi từ các đối thủ yếu ớt trên toàn cầu trong Thế chiến I và II. Thụy Sỹ đã cung cấp đồng hồ đeo tay và đồng hồ bấm giờ cho tất cả các bên tham chiến. Thụy Sỹ đã cung cấp các loại đồng hồ dễ xem giờ dành cho phi công chiến đấu, vốn được trang bị lớp bảo vệ từ tính, nhằm đảm bảo tính chính xác của chúng khơng bị ảnh hưởng do lực từ trường cực mạnh trên máy bay. Không chỉ vậy, bộ bạc đạn chống ma sát cỡ siêu nhỏ đầu tiên dành cho chi tiết máy bay đồng hồ đã được Eterna giới thiệu vào năm 1948, và kể từ đó, hạn đăng ký đối với bằng sáng chế đã được áp dụng cho mọi phát minh. Bước ngoặt công nghệ xảy đến khi bộ bán dẫn được phát minh vào năm 1950, và mở ra khả năng – ít nhất trên lý thuyết – thu nhỏ các linh kiện điện tử dưới kích thước một đồng hồ đeo tay. Việc các công nghệ mới được áp dụng vào việc sản xuất đồng hồ, nhu cầu về đồng hồ Thụy Sỹ tiếp tục được gia tăng.

3.3.3 Chiến lược tập trung vào phân khúc cao cấp: tôn vinh những chiếc đồng hồ cực sang trọng, với thiết kế tinh xảo theo phong cách truyền thống

Hình 3.1 Một phiên bản đồng hồ Rolex

Khi nền sản xuất đồng hồ của Thụy Sỹ được vực dậy sau thành công lớn của Swatch, các chủ doanh nghiệp Thụy Sỹ đã nhanh chóng nhận ra nhu cầu ngày càng lớn với những chiếc đồng hồ cỡ lớn – thiết kế càng phức tạp càng tốt từ phân khúc thị trường quan trọng: các doanh nhân mới giàu có và tham vọng. Những chiếc đồng hồ như thế sẽ là biểu tượng lý tưởng nhất để thể hiện vị thế của đắng cấp cá nhân. Ngay lập tức, các công ty đồng hồ của Thụy Sỹ đã nhanh chóng tiến hành các phi vụ M&A với các công ty sản xuất đồng hồ nổi tiếng khác. Năm 1999, Hayek đã mua lại Breguet, và biến hãng này thành thương hiệu sang trọng nhất trong danh mục của Tập đoàn Swatch. Một năm sau, Swatch tiếp tục chi 50 triệu franc Thụy Sỹ cho Blancpain, đồng thời chiếm gọn Glashutte Origin. Một thương hiệu xa xỉ có trụ sở tại Thụy Sỹ, Richemont cũng mua lại A. Lange & Sohne, IWC và Jaeger – LeCoultre. Việc M&A khiến cho các tập đoàn này càng làm tăng sức mạnh của marketing trong việc chắp cánh cho những thương hiệu đồng hồ lớn, đồng thời, khiến người tiêu dùng luôn nghĩ đến họ mỗi khi nghĩ đến đồng hồ xa xỉ. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp Thụy Sỹ rất chú trọng đến vấn đề bảo mật. Hầu hết các hãng đồng hồ Thụy Sỹ đều đi theo chiến lược hợp nhất theo chiều dọc trong khâu sản xuất cuối cùng, bằng cách tự chế tạo các

LỜI KẾT

Trước hết, tiểu luận đã trình bày khái quát lịch sử phát triển của ngành sản xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ. Ngồi ra, tiểu luận cũng trình bày những tác động của làn sóng tồn cầu hóa đối với ngành sản xuất đồng hồ tại quốc gia này. Tồn cầu hóa đã mang đến những ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực, tuy nhiên Thụy Sỹ đã có những đột phá nhằm cải thiện tình hình cũng như cải thiện vị trí đồng hồ quốc gia mình trên tồn thế giới. Cuối cùng, với mục đích đóng góp, xây dựng tiểu luận đã trình bày bài học rút ra trong quá trình tìm hiểu ngành sản xuất đồng hồ tại quốc gia này, có thể áp dụng để khơng làm mất dấu ấn sản phẩm trong thời kỳ hội nhập hóa, tồn cầu hóa.

Tổng kết lại, tuy với nghiên cứu còn khá sơ lược, đề tài cũng đưa ra được cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động sản xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ trong bối cảnh toàn cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Deloitte Switzerland, 2017, “The Deloitte Swiss Watch Industry Study 2016”.

2. Diccon Bewes, 2012, “Swiss Watching: Inside the Land of Milk and Money”,

Nicholas Brealey Publishing.

3. Federal of Swiss Watch Industry, 2016, “The Swiss and world watchmaking industry in 2015”.

4. Landes, David S, 2000, “Revolution in Time: Clocks and the Making of the Modern World”, Harvard University Press.

5. Pierre-Yves Donzé, 2011, “Brand Globalization and the Comeback of the Swiss Watch Industry on the World Market, 1980-2010”, Kyoto University.

6. R. Jaimes Breiding, 2013, “Swiss Made: The Untold Story Behind Switzerland’s Success”, NXB Lao động - Hà Nội.

7. Vincent, Clare, 2013, “European Clocks in the Seventeenth and Eighteenth Centuries.”, Heilbrunn Timeline of Art History. New York: The Metropolitan Museum

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với ngành sản xuất đồng hồ tại thụy sỹ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)