Thực trạng về căn bệnh Hà Lan bên trong Trung Quốc

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) căn bệnh hà lan, biểu hiện nhiễm căn bệnh hà lan của việt nam và bài học kinh nghiệm từ các nước khác (Trang 25)

II. BÀI HỌC VỀ VỐN FDI Ở TRUNG QUỐC:

a. Thực trạng về căn bệnh Hà Lan bên trong Trung Quốc

Ở Trung Quốc, “căn bệnh Hà Lan” bắt nguồn từ kim ngạch xuất khẩu khổng lồ về hàng hóa địi hỏi nhiều sức lao động cộng với nguồn vốn đầu tư dồi dào từ nước ngồi - là yếu tố khơng chỉ ảnh hưởng tới tỷ giá hối đối mà cịn tới quy trình ra quyết định của chính phủ. Trong khi đó, các định chế tài chính chưa đủ hồn thiện để phản ứng lại tình trạng này. Lượng ngoại tệ đổ vào dồn dập liên tục trong khi tỷ giá hối đoái vẫn được định giá quá thấp và cố định một cách tương đối cùng với những định chế tài chính yếu kém khơng chỉ khiến cho chính quyền trung ương mất khả năng kiềm chế sự bùng nổ đầu tư đang liên tục diễn ra mà bên cạnh đó, tình trạng này cịn khuyến khích những hành động tìm kiếm đặc lợi, tham nhũng và bất ổn ở nông thôn. Hơn nữa, với lượng dự trữ ngoại tệ trên một nghìn tỷ USD, chính phủ Trung Quốc cảm thấy khó khăn trong việc hạ nhiệt nền kinh tế. Hiện tại, các khoản đầu tư đã tương đương với 40% GDP.

FDI đổ vào thị trường Trung Quốc, khơng kể FDI rót vào lĩnh vực tài chính, đạt 74,8 tỷ USD năm 2007, tăng 13,6% so với năm 2006. Cuối năm 2008, do cuộc suy thối kinh tế tồn cầu mà nguồn vốn FDI thu hút được của các nước trên thế giới đều có xu hướng giảm mạnh nhưng lượng vốn này chảy vào Trung Quốc vẫn tăng tới 23,6% lên mức 92,4 tỷ USD. Với tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính lớn nhất trong vịng 80 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu trong năm 2009 lại tiếp tục giảm 38,7% so với năm

2008, xuống cịn 1.040 tỷ USD, trong đó Trung Quốc vẫn giữ ở vị trí thứ hai sau Mỹ với tổng lượng vốn FDI thu hút được là 90 tỷ USD (chỉ giảm 2.6%).

Năm 2010, đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Trung Quốc đã tăng một cách chóng mặt lên mức cao kỷ lục, theo thơng tin Bộ Thương mại Trung Quốc công bố so với năm 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc năm 2010 tăng 17,4% lên 105,7 tỷ USD.

Trung Quốc đang dần khẳng định vị trí của mình là một điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngồi. Nhưng cũng chính lượng vốn đầu tư nước ngồi q lớn đã gây ra những biến động không nhỏ tới nền kinh tế xã hội Trung Quốc như: lạm phát tăng cao, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, sự phát triển bất cân bằng giữa các vùng và khu vực, ô nhiễm môi trường trầm trọng...Trung Quốc đã có những chính sách gì để giải quyết vấn đề thu hút FDI vì sự phát triển bền vững nền kinh tế?

II. Cách xử lí căn bệnh Hà Lan của Trung Quốc về vốn FDI:

Trung Quốc đã thực hiện chủ trương hướng đến FDI sạch và hạn chế đến mức tối thiểu những dự án FDI có ảnh hưởng xấu. Cụ thể, Trung Quốc đã triển khai những chính sách sau để hiện thực hóa đường lối của mình:

- Chính phủ Trung Quốc ban hành các chính sách hợp lý để hồn thiện cơ cấu sản xuất ngang bằng giữa các ngành và khu vực trong nước với những chiến lược đầu tư cụ thể trong từng gia đoạn và những quy định hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI.

Trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc thành lập 4 đặc khu kinh tế, mở cửa 14 thành phố ven biển, đẩy mạnh thu hút vốn và kỹ thuật của nước ngoài với những ưu đãi về thuế, đất đai, lao động... Trong giai đoạn này, FDI

vào Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các ngành gia công, chế tạo, sử dụng nhiều lao động. Đồng thời tích cực hướng dẫn thương nhân nước ngồi đầu tư vào địa phương này bằng các biện pháp như: Ban hành “danh mục ngành sản xuất ưu thế của miền Trung và Miền tây kêu gọi thương nhân nước ngoài đầu tư”, gia tăng một cách thích đáng nguồn vốn tín dụng trong nước, các khoản vay chính phủ nước ngồi và các khoản vay ưu đãi của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm sử dụng chủ yếu vào xây dựng các cơng trình hạ tầng, cơng trình bảo vệ mơi trường trọng điểm, các dự án thân thiện mơi trường, ngành cơng nghiệp ít các bon; đối với những hạng mục trong danh mục khuyến khích đầu tư nước ngồi, nếu đầu tư vào miền trung và miền Tây Trung Quốc, sau khi hết thời hạn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thì tiếp tục được giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo.

Trong giai đoạn 1992 - 2000, chủ trương xây dựng thể chế kinh tế thị trường được đẩy mạnh, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tăng nhanh. Năm 1993, Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ). Phương thức "lợi dụng vốn ngoại" của Trung Quốc trong giai đoạn này là cùng góp vốn với cơng ty nước ngồi, khuyến khích doanh nghiệp FDI nghiên cứu và thực nghiệm tại Trung Quốc. Từ năm 1995, FDI của Trung Quốc tập trung vào nhóm ngành cơng nghiệp, xây dựng (chiếm khoảng 70%), trong đó ngành chế tạo chiếm tỷ trọng lớn…

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2001, chính sách thu hút FDI của Trung Quốc có sự điều chỉnh phù hợp với các quy định của WTO với việc từng bước mở cửa thu hút đầu tư FDI vào các ngành dịch vụ, bất động sản, tiền tệ…

Trong giai đoạn 2010 - 2020, Trung Quốc nêu rõ quan điểm thu hút FDI vào các ngành kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, nhân lực chất lượng cao. Trung Quốc cũng tiến hành sửa đổi bổ sung "Danh mục hướng dẫn ngành nghề đầu tư nước ngoài", đồng thời cho phép chính quyền địa phương được phê chuẩn dự án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD.

- Đồng thời chính phủ ban hành nhiều chính sách ưu đãi về khoản tín dụng như: Xí nghiệp đầu tư nước ngồi tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn sẽ được vay vốn của các ngân hàng tại Trung Quốc với thời hạn, lãi suất và phí vay về cơ bản áp dụng như các xí nghiệp của Trung Quốc; các khoản tiền vốn ngoại tệ của các đơn vị này có thể dùng để thế chấp vay vốn; cho phép xí nghiệp nước ngồi đầu tư dùng tài sản của họ ở hải ngoại để thế chấp vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở nước ngồi; các xí nghiệp nước ngồi ở Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn được xin phép phát hành cổ phiếu căn cứ theo nguyên tắc chủ động và thoả đáng.

- Chính phủ xây dựng hệ thống pháp luật khá chặt chẽ về các tiêu chuẩn môi trường, thủ tục pháp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài đã phần nào giúp quốc gia này ngày càng chắt lọc được những nguồn vốn FDI sạch đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Trong thời gian gần đây, do thấy được tác hại của các ngành khai thác mỏ bất hợp pháp đã hủy hoại đến môi trường nghiêm trọng, quốc gia này đã đưa ra các chính sách nhằm tăng cường giám sát, kiểm soát các ngành luyện kim và cắt giảm xuất khẩu khống sản, điển hình như cuộc đại suy thối tồn cầu vừa qua đã làm cho nhiều quốc gia điêu đứng do dòng vốn FDI giảm mạnh nhưng nước này đã mạnh dạn với kế hoạch chấn hưng kinh tế 486 tỉ USD gấp hơn hai lần EU, quyết định dùng 70% chương trình đầu tư cơng cộng vào cơ sở hạ tầng nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động… đã biến Trung Quốc trở thành cái máy hút FDI khổng lồ trên tồn thế giới trong giai đoạn thực sự khó khăn của nền kinh tế tồn cầu.

III. Đề xuất bài học cho Việt Nam:

Việt Nam cũng là một thị trường thu hút nguồn vốn FDI rất lớn, và giống với Trung Quốc nguồn vốn FDI của Việt Nam chủ yếu được phân bổ còn chưa hợp lý vào các ngành. Dựa trên bài học từ giải pháp của Trung Quốc xử lí căn bệnh Hà Lan về vốn FDI, dưới đây sẽ là 1 số giải pháp cụ thể cho Việt Nam:

Thứ nhất, Việt Nam cần học tập Trung Quốc ở việc sớm có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đất nước trong dài hạn. Việc thiếu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước một cách đồng bộ và dài hạn (khoảng 50 năm) trong thời gian gần đây đã được cấp, các ngành tổng kết báo cáo là một trong những nguyên nhân rất lớn gây khó khăn, cản trở trong phát triển nói chung, tạo ra những lãng phí trong sử dụng các nguồn, trong đó có cả nguồn vốn FDI. Việt Nam nên tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản phẩm được hưởng ưu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ, nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực cơng nghiệp hỗ trợ. Trong đó, đặc biệt ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ.

Thứ hai, Việt Nam cần có chiến lược thu hút và sử dụng FDI trong từng giai đoạn một cách đồng bộ, họp lý, gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ đó. Các chiến lược phát triển cụ thể là các bước đi cần thiết để đạt được

mục tiêu tổng thể mà kế hoạch dài hạn đã vạch ra. Chiến lược phát triển có thể được thiết kế trong khoảng thời gian 5, 10 hay 20 năm phù hợp với từng ngành, vùng. Hiện nay FDI chủ yếu là đầu tư vào các ngành thay thế nhập khẩu, thâm dụng lao động, chiến lược thu hút và sử dựng các nguồn vốn FDI nên theo hướng: • Nằm trong tổng thể nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

• Xác lập được danh mục ưu tiên sử dụng vốn FDI và dự án kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài theo ngành và vùng kinh tế trọng điểm với các khối lượng càn thiết, cụ thể.

• Đề xuất được định hương thu hút vốn từ các đối tác quốc tế, trong đó có xác định rõ đối tác chiến lược.

• Đưa ra được các chính sách và giải pháp ưu tiên và khuyến khích thu hút và sử dụng vốn tương đối ổn định trên nhiều giác độ như: miễn giảm thuế, ưu đãi giá thuê đất. và nêu rõ các biện pháp về quản lý và thực hiện trả nợ nước ngoài.

KẾT LUẬN

Như vậy, “căn bệnh Hà Lan” là tên gọi một loại nguy cơ kinh tế xảy ra khi xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên được đẩy mạnh dẫn tới làm suy giảm ngành công nghiệp chế tạo- một hiện tượng giảm cơng nghiệp hóa. Việc xuất khẩu một cách ồ ạt nguồn dầu mỏ nhằm mục đích thu ngoại tệ cùng với việc quản lý khơng hiệu các nguồn vốn nước ngoài như FD sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Do đó, nhận thức “ căn bệnh Hà Lan” một cách đầy đủ là nhiệm vụ cần thiết đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển- vốn có nền kinh tế dựa nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như viện trợ và đầu tư nước ngoài.

Việt Nam với những nguy cơ từ việc xuất khẩu dầu thô cũng như nguồn ngoại tệ từ FDI mặc dù cũng gây ra mối lo ngại. Nghiên cứu từ thực tế các quốc gia đã đối mặt và khắc phục “căn bệnh” này như kinh nghiệm từ Trung Quốc và Nigeria sẽ giúp ta đưa ra những bài học kinh nghiệm nhằm giúp Việt Nam có sự chuẩn bị đầy đủ để tránh “căn bệnh Hà Lan”. Tuy nhiên, yêu cầu cấp thiết hiện nay của Việt Nam chính là phải quản lý tốt cũng như xây dựng được chính sách khai thác và xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên hợp lý để đạt được song song cả hai nhiệm vụ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế bền vững một cách tốt nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Căn bệnh Hà Lan – Ts. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư

2. Ảnh hưởng của căn bệnh Hà Lan đối với nền kinh tế các nước đang phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam – Nguyễn Phúc Trường – 2012 3. Căn bệnh Hà Lan và những cảnh báo cho chính sách thương mại Việt Nam –

Trần Thị Thùy Ngân – 2010

4. Three Chinese economies: China, Hong Kong and Taiwai: challeges and opportunities - Sha Tin, N.T., Hong Kong : Chinese Univ. Press, 1996.

5. https://vi.wikipedia.org/wiki/Căn_bệnh_Hà_Lan 6. http://www.thesaigontimes.vn/93825/Co-bieu-hien-nhiem-Can-benh-Ha- Lan.html 7. http://reds.vn/index.php/tri-thuc/kinh-te-hoc/7766-can-benh-ha-lan 8. http://vneconomy.vn/thoi-su/kinh-te-viet-nam-vi-dau-nen-noi- 20130912095711760.htm 9. http://www.fetp.edu.vn/cache/MPP05-551-L24V-2013-05-17-17390858.pdf 10.http://luanvan.net.vn/luan-van/phan-tich-can-benh-ha-lan-6805/ 11.http://s3.amazonaws.com/zanran_storage/www.ne.su.se/ContentPages/ 720551634.pdf

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) căn bệnh hà lan, biểu hiện nhiễm căn bệnh hà lan của việt nam và bài học kinh nghiệm từ các nước khác (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)