2.12 .Vận chuyển hàng
4. Tăng cường bảo mật thông tin khách hàng
Hiện nay, tuy số lượng website thương mại điện tử ngày càng tăng nhưng vấn đề đảm bảo an tồn an ninh thơng tin, bảo mật website thương mại điện tử đều chưa được chú trọng đúng mức. Thực tế nhiều chủ doanh nghiệp chưa nhận thức được vấn đề an toàn bảo mật trong thương mại điện tử. Ngay cả các trang web điện tử lớn của thế giới cũng đã liên tục bị tấn công khiến tài khoản của khách hàng bị đánh cắp. Một ví dụ điển hình là việc bảo mật khách hàng ở eBay. Trang mua bán trực tuyến với hàng trăm triệu người dùng trên toàn cầu này bị lỗ hổng dữ liệu lớn làm ảnh hưởng đến 145 triệu thành viên đăng ký trên khắp thế giới, sau khi cơ sở dữ liệu của trang web này bị tấn công. Điều này đã khiến cho nhiều khách hàng đang dần cảm thấy lo lắng, mất niềm tin khi thực hiện các giao dịch thương mại điện tử.
Thực tế, vấn đề bảo mật website TMĐT thực sự là một vấn đề rất phức tạp và bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Quy trình bảo mật an tồn thơng tin khơng chỉ rất phức tạp mà còn cần phải được liên tục kiểm tra, giám sát. Bởi vậy, nó phải là tổng hịa các giải pháp của hạ tầng cơ sở bảo mật. Các doanh nghiệp TMĐT cần thực hiện các vấn đề như sau:
Xây dựng lực lượng nhân sự quản trị an ninh mạng: nhân sự cần được đào tạo chuyên sâu và liên tục nắm bắt được tình hình an ninh mạng trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Xây dựng chính sách bảo mật website thương mại điện tử rõ ràng đồng thời cần quan tâm đến tính riêng tư và an tồn xã hội, bảo đảm các vấn đề về thi hành pháp luật và lợi ích an ninh quốc gia; ban hành các luật chứng cứ đối với “hồ sơ điện tử”, tiêu chuẩn mật mã và chữ ký điện tử sử dụng trong TMĐT, giải quyết khiếu nại và tố cáo khi có sự tranh chấp liên quan đến sử dụng mật mã; tổ chức các cơ quan chứng nhận, cấp phép, quản lý và phân phối sản phẩm mật mã, phản ứng giải quyết sự cố, thanh tra và kiểm tra, vấn đề lưu trữ và phục hồi khoá, v.v.
Sử dụng dịch vụ của một bên thứ 3: Tại Việt Nam hiện nay, các công ty An ninh mạng chuyên nghiệp đang được chú trọng với đội ngũ chuyên nghiệp, với vai trò đánh giá an ninh mạng độc lập cho các doanh nghiệp. Những công ty này sẽ chịu trách nhiệm đánh giá tất cả các thành phần ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp thương mại điện tử, đảm bảo an ninh mạng và an toàn dữ liệu ở mức tối đa. Vì vậy, người dùng có thể an tâm vì tất cả các dữ liệu trao đổi trên website thương mại điện tử đều được bảo mật và an tồn theo tiêu chuẩn an ninh cơng nghệ quốc tế.
5. Đa dạng hóa phương thức thanh tốn
Xu thế hiện nay, việc kết thúc một q trình mua hàng khơng chỉ dừng lại ở việc khách hàng đến tận nơi trực tiếp xem xét, chọn lựa và rút ví thanh tốn mà bây giờ, chỉ cần một thiết bị di động thông minh có kết nối internet, bạn hồn tồn có thể có được món đồ u thích chỉ với một cú click chuột nhưng lại thực hiện được tất cả các khâu từ đặt hàng, mua hàng cho đến thanh toán.
Việc thanh toán cũng là một vấn đề rất quan trọng trong quy trình mua hàng, quyết định phần lớn sự thành công của một giao dịch mua bán trên TMĐT. Chính vì thế, việc cung cấp cho khách hàng càng nhiều phương thức thanh toán sẽ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn. Các phương thức thơng thường gồm có thanh tốn trực tuyến, chuyển khoản, thanh toán khi nhận hàng COD, gửi tiền qua bưu điện hoặc thậm chí là thanh tốn bằng điện thoại di động, QR code…
Một phương thức thanh tốn thơng dụng nhất hiện nay đó là thanh tốn khi nhận hàng hay cịn gọi là phương thức COD (Cash on delivery), cho phép người dùng đặt hàng và nhận hàng mà khơng cần phải thanh tốn trước. Sau khi hàng được mang đến tận tay người dùng để kiểm tra, nếu người mua hài lòng sẽ tiến hành thanh toán trực tiếp cho người giao hàng. Hình thức này được xem là hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện nay do thương mại điện tử chưa mang lại niềm tin tuyệt đối cho người dùng. Chính vì thế, các trang TMĐT nên tập trung vào việc phát triển phương thức thanh toán này để thu hút người mua hàng, đem lại hiệu quả hơn và đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Trên thực tế, tuy có nhiều hình thức thanh toán được sử dụng trong thương mại điện tử nhưng vấn đề về hệ thống thơng tin, bảo mật, cách thức thanh tốn vẫn chưa chiếm được lòng tin của khách hàng nên hoạt động kinh doanh trực tuyến vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Điều cấp thiết nhất hiện nay là có được những phương thức thanh tốn hữu hiệu nhất chiếm được lịng tin của khách hàng, chỉ có vậy thì thương mại điện tử Việt Nam mới có cơ hội mà phát triển được.
KẾT LUẬN
Mua sắm trực tuyến đang dần trở thành thói quen tiêu dùng và có xu hướng thay thế hình thức mua sắm truyền thống nhờ vào tính thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Hình thức này chủ yếu phổ biến giữa những người trẻ - những người có mức độ am hiểu về thương mại điện tử và mạng xã hội hơn những người trung niên và cao tuổi. Để có thể khai thác tối đa tiềm năng và những cơ hội mà thương mại điện tử đem lại, các nền tảng mua sắm trực tuyến cần có những đề xuất cải thiện, nâng cao trải nghiệm của khách hàng đồng thời đưa ra những biện pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin khách hàng, chất lượng và giá cả sản phẩm. Từ đó khơng chỉ mở rộng được quy mơ kinh doanh mà cịn có thể thu hút lượng lớn khách hàng và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu này là một khảo sát sơ bộ để thăm dò thái độ hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Từ mơ hình nghiên cứu hợp tuyển lý thuyết ban đầu, kết quả nghiên cứu áp dụng với bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam đã đề xuất được một mơ hình mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý định mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam liên quan đến lợi ích tiêu dùng cảm nhận và chuẩn chủ quan. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp cơ sở ra quyết định cho các DN kinh doanh trực tuyến. Kết quả nghiên cứu giúp những nhà kinh doanh trực tuyến có những cái nhìn cụ thể hơn đối với hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam; từ đó giúp họ có những quyết sách kinh doanh phù hợp đối với thị trường đầy tiềm năng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Lê Thế Giới và cộng sự (2006), Nghiên cứu Marketing lý thuyết và ứng dụng, NXB Thống Kê. [2] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê.
[3] Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học Marketing ứng dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
[4] Nguyễn Khánh Duy (2008), Thực hành mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm AMOS, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
[5] www.vnnic.net: Bộ Thông tin và Truyền thông: Trung tâm thống kê Internet tại Việt Nam. [6] http://www.mba-15.com/view_news.php?id=673: Managenent of Business Association. [7] www.vneconomy.vn: Thời báo kinh tế Việt Nam.
Tiếng Anh
[8] Afizah H., Erlane K. G. and Jamaliah S. (2009), “Does Consumers’ Demographic Profile Influence Online Shopping?: An Examination Using Fishbein’s Theory”,
[9] Canadian Social Science, Ajzen, I. (1985), “From intentions to actions: A theory of planned behavior.