CHƯƠNG I : CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU Ô TÔ TẠI VIỆT NAM
2. Ô tô thương hiệu Việt và các giải pháp tăng cường lợi thế cạnh tranh
2.2. Giải pháp tăng cường lợi thế cạnh tranh
Trong hội nhập vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), nhằm tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế những thách thức, theo nhiều chuyên gia kinh tế, chiến lược trọng tâm để phát triển ngành ô tô cần tập trung vào phát triển cơng nghiệp phụ trợ để có sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, giảm số doanh nghiệp trong công đoạn gia công lắp ráp, hướng đến cơ cấu sản xuất cân đối, thiên về doanh nghiệp hỗ trợ. Theo đó, phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ ô tô cần dựa trên một số tiêu chí như: Phù hợp với chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tơ gắn với các doanh nghiệp, tập đồn sản xuất sản phẩm chủ lực; gắn với lợi thế so sánh dài hạn; gắn với thị trường, đảm bảo lợi thế về quy mơ, đồng thời có các cơ sở chế tạo và lắp ráp trong nước có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu.
Cùng với đó, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành (cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp hỗ trợ), chú trọng thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời, có chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngồi thơng qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách phát triển ngành rõ ràng trong dài hạn để phát triển bền vững cho thị trường ô tô lắp ráp trong nước cũng như thị trường kinh doanh ô tơ nhập khẩu ngun chiếc. Ngồi ra, cần điều chỉnh dòng vốn thu hút FDI theo hướng thu hút có chọn lọc, thiên về chất lượng hơn số lượng, thu hút có điều kiện cả về kinh tế, xã hội và môi trường để tận dụng được lợi ích từ FDI mang lại như cơng nghệ hiện đại. Tăng cường chuyển giao hợp tác công nghệ với các đối tác trong khu vực để khắc phục những khâu yếu nhất của ngành công nghiệp ô tô, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong thời đại 4.0, việc phát triển những điểm mạnh về khoa học, tăng cường những tiện ích thơng minh, đầu tư sử dụng công nghệ cũng sẽ là một giải pháp để vươn lên và phát triển lâu dài. Đặc biệt, cần dần nâng cao tính đồng bộ, chất lượng của hạ tầng kỹ thuật giao thông.
Hệ thống giao thông như đường xá, cầu cống,… cần được xây mới, sửa chữa kịp thời đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, cũng như chú trọng đến các giải pháp khác để kích thích nhu cầu sử dụng ơ tô của người dân.
KẾT LUẬN
Thị trường ô tô ở Việt Nam đã, đang và sẽ có nhiều biến động. Bởi là đó là sự vận động, gia nhập thị trường của những tên tuổi mới, sự phát triển ngày càng mạnh của các hãng lớn. Bên cạnh đó là sự vững trãi nhằm tìm kiếm thị trường của các doanh nghiệp trong nước. Nhằm tạo cơ hội phát triển cũng như thâm nhập thị trường cho thương hiệu ô tô trong nước, Việt Nam đã đưa ra các chính sách nhập khẩu chặt chẽ, hợp lý. Tận dụng những cơ hội đó, thương hiệu Việt đã có những bước tiến quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng, để lại ấn tượng sâu sắc. Song bên cạnh đó, những thương hiệu Việt phải đương đầu với khơng ít những khó khăn, thách thức như vấn đề chất lượng, giá cả, mẫu mã,… Trong khi đó, người tiêu dùng tuy ban đầu rất ủng hộ phong trào “Người Việt tin dùng hàng Việt”, nhưng chỉ được thời gian đầu. Vì họ cần những sản phẩm chất lượng tốt mà giá cả hợp lý, vừa túi tiền. Những thương hiệu Việt cần phải hiểu tâm lý người tiêu dùng, biết họ muốn gì. Từ đó đáp ứng nhu cầu khách hàng thì mới có thể có chỗ đứng vững chắc trên thị trường ơ tô hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và cá hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động mua bán giá, gia công và quá cảnh hàng hố với nước ngồi.
2. Nghị định số 153/2017/NĐ-CP ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2018 – 2022.
3. Nghị định số 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ, bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
4. Nghị định số 122/2016/NĐ-CP quy định biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hoá và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
5. Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hoá và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
6. Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
7. Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA hướng dẫn việc nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ.
8. Thơng tư liên tịch số 25/2010/TTLT-BCT-BGTVT-BTC quy định việc nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi, loại mới (chưa qua sử dụng).
9. Bộ Công Thương, 2018. Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2017. Nhà xuất bản Công thương.
10. GS. TS. Bùi Xuân Lưu, PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải, 2009. Giáo trình Kinh tế
Ngoại thương. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
11. Thông tin trên Internet:
Bộ Cơng thương: www.moit.gov.vn Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn
Trung tâm WTO của VCCI : www.trungtamwto.vn Tổng cục hải quan: www.customs.gov.vn
Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Cơng Thương:
www.viennghiencuuthuongmai.com.vn
Tạp chí tài chính (Cơ quan thơng tin của Bộ Tài chính):
www.tapchitaichinh.vn