Tình hình thu hút vốn FDI

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở việt nam (Trang 30 - 78)

2.1 Khái quát tình hình FDI và doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

2.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI

2.1.1.1 . Tình hình tăng trưởng FDI

Trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp trong nước đối mặt với thách thức chưa bao giờ có từ khi đổi mới. Khối doanh nghiệp FDI với những đóng góp không nhỏ càng trở thành điểm sáng của nền kinh tế. Trong 9 năm kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, gia tăng mạnh mẽ cả về vốn thực hiện và vốn đăng ký.

Biểu đồ 2.1: Tình hình thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2004-2014

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015, Niên giám thống kê 2015

Từ biểu đồ 2.1, ta có thể thấy rằng trong suốt giai đoạn 2004 – 2009, vốn FDI thực hiện chỉ chiếm chưa đầy 50% số vốn FDI đăng ký, cá biệt trong năm 2008 – năm đỉnh cao của thu hút vốn FDI, vốn FDI thực hiện chỉ đạt trên 11 tỷ USD, bằng 1/7 so

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

vốn đăng ký

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

với số vốn đăng ký ban đầu là trên 70 tỷ USD. Theo số liệu của biểu đồ 2.1, vốn FDI vào Việt Nam thời kỳ 2004 – 2014 có thể phân thành hai giai đoạn chính:

- Giai đoạn tăng trưởng 2004 – 2008: Giai đoạn này luồng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh cả về vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện, đạt đỉnh cao vào năm 2008 với hơn 70 tỷ USD vốn đăng ký và trên 11 tỷ USD vốn thực hiện.

- Giai đoạn suy giảm 2009 – 2014: Do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã suy giảm mạnh trong các năm 2009 – 2014, giảm từ mức 70 tỷ USD vốn đăng ký năm 2008 x́ng cịn trên 20 tỷ USD vào năm 2009. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã phần nào ổn định ở mức trên 22 tỷ USD vốn đăng ký và trên 11 tỷ USD vốn thực hiện vào năm 2013 nhưng giảm x́ng mợt chút cịn 20 tỷ USD vớn đăng ký vào năm tiếp theo, 2014.

2.1.1.2 . Hình thức đầu tư FDI

Theo số liệu lũy kế đến tháng 10 năm 2014 của cục đầu tư nước ngoài, hiện nay các nhà đầu tư quốc tế đến từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam dưới 6 hình thức là 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng BOT, BT, BTO, hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần, công ty mẹ con. Trong đó, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài tiếp tục chiếm ưu thế cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư đăng ký, vượt trội hơn hẳn các hình thức đầu tư còn lại.

Đến nay, cả nước đã thu hút được 17.219 dự án FDI cịn hiệu lực với tổng vớn đầu tư đăng kí lên tới trên 244 tỷ USD. Dẫn đầu là các dự án FDI đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với 13.886 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 166,35 tỷ USD (chiếm 81% tổng số dự án và 68% tổng vốn đầu tư đăng ký cả nước).

Hình thức liên doanh đứng thứ hai, với 2.912 dự án và 59,8 tỷ USD đăng ký (chiếm 17% tổng số dự án và 25% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo đó là 4 hình thức đầu tư còn lại, lần lượt theo thứ tự là: hình thức hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT), xây dựng – chuyển giao (BT) có 12 dự án với 8,17 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 215 dự án với 5,13 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký. Hình thức công ty cổ phần có 193 dự án với 4,5 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký. Cuối cùng là hình thức công ty mẹ con chỉ có duy nhất 1 dự án với 98

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

triệu USD (Nguồn: www.mpi.org.com). Biểu đồ 2.2 sẽ cho thấy rõ hơn về các hình thức đầu tư chia theo cơ cấu FDI trong giai đoạn 10 năm trở lại đây.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư giai đoạn 2004-2014

Đơn vị: %

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Từ biểu đồ 2.2, ta thấy FDI vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hình thức công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Số dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài vào Việt Nam chiếm tới 79.3% tổng số dự án trong giai đoạn 2004-2014, và chiếm 68%% tổng vốn đăng ký. Hình thức liên doanh chiếm 25% tổng số dự án đầu tư trong khi hợp đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 2%. Hình thức công ty cổ phần chỉ chiếm 2%, rất nhỏ trong giai đoạn này.

Với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, quyền điều hành hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp (hoặc thuê người) quản lý toàn bộ và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án FDI, vì vậy tạo tâm lý thoải mái, tự chủ, không chịu sự ràng buộc cho nhà đầu tư. Có thể đây là ưu điểm lớn để hình thức này luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu vốn FDI của cả nước so với các hình thức đầu tư khác.

68% 25%

3% 2% 2%

100% vốn nước ngoài

Liên doanh

Hợp đồng BOT,BT,BTO Hợp đồng hợp tác KD Công ty cổ phần

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.1.1.3 . Đối tác đầu tư:

Trong năm 2014, đã có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Năm nay, với một loạt các dự án đầu tư của Samsung đã giúp Hàn Quốc vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 7,32 tỷ USD, chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hồng Kông đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 3 tỷ USD, chiếm 14,8 % tổng vốn đầu tư; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 2,79 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 2,05 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Tham khảo bảng 2.1 so sánh về các đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam.

Bảng 2.1 Mười đới tác nước ngồi có vớn FDI lớn nhất tại Việt Nam (lũy kế đến hết ngày 15/12/2014).

TT Đối tác đầu tư Số dự án Tống vốn đầu tư đã đăng ký (Triệu USD)

Vốn điều lệ (Triệu USD)

1 Hàn Quốc 4.110 37.233,55 10.543,97

2 Nhật Bản 2.477 36.891,18 11.876,94

3 Singapore 1.351 32.745,44 8.412,01

4 Đài Loan 2.368 28.401,43 11.900,79

5 British Virgin Islands 549 17.987,70 5.855,81

6 Hồng Kông 869 15.463,21 4.791,82

7 Hoa Kỳ 717 10.937,34 2.616,92

8 Malaysia 484 10.768,04 3.682,88

9 Trung Quốc 1.089 7.952,16 3.137,95

10 Thái Lan 374 6.691,99 2.951,96

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Từ bảng 2.1 có thể rút ra một số nhận xét. Các đối tác truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan vẫn là những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Ngoài các dự án đầu tư mới thì các nhà đầu tư cũng mở rộng sản xuất kinh doanh tại các địa phương khác (Thái Nguyên, Bắc Ninh...) chứ không chỉ tập trung vào những thành phố lớn như thủ đô Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.1.4 . Lĩnh vực đầu tư

So với những năm trước, chỉ hạn hẹp trong một số chuyên ngành tiêu biểu như công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ thì hiện nay lĩnh vực đầu tư đã mở rộng ra nhiều ngành nghề khác nhau trong đó có lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản được xem là lĩnh vực ra đời muộn nhưng cũng thu hút được rất nhiều nguồn đầu tư.

Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn FDI vào Việt Nam chia theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2003-2014

Đơn vị: %

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, 2014

Có thể thấy từ biểu đồ 2.3, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm trên 80% vốn đăng ký nhưng chỉ chiếm khoảng 2/3 số lượng dự án. Tiếp theo đó là lĩnh vực dịch vụ. Tỷ lệ số dự án cho lĩnh vực dịch vụ chiếm hơn một phần tư tổng số dự án trong khi tỷ

Công nghiệp và xây dựng 83,5% Nông nghiê ̣p 1,7% Dịch vụ 14,8%

Vốn đăng ký

Công nghiệp và xây dựng 69,3% Nông nghiê ̣p 3,9% Dịch vụ 26,8%

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

lệ số vốn đăng ký chỉ chiếm gần 15%. Tương tự như vây, với lĩnh vực nông nghiệp, vốn đăng ký chỉ chiếm gần 2% nhưng số dự án chiếm gần 4%. Có thể thấy, Việt Nam không quá phụ thuộc vào nguồn vốn FDI về lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp là ngành hoạt động chính của nước ta nên hầu như không có sự tiếp nhận FDI nào trong lĩnh vực nông nghiệp.

2.1.2. Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

2.1.2.1 . Số lượng doanh nghiệp

Theo số liệu của tổng cục thống kê, từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam tính đến 31/12/2014 là 9010 doanh nghiệp, gấp 2,1lần năm 2009, bình quân giai đoạn 2009-2014, mỗi năm tăng 16,4%. Trong đó, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 7516 doanh nghiệp (chiếm 83,4% toàn bộ doanh nghiệp FDI) gấp 2,2 lần năm 2009, bình quân giai đoạn 2009-2014 mỗi năm tăng 17,6%. Doanh nghiệp liên doanh là 1494 doanh nghiệp (chiếm 16,6% toàn bộ doanh nghiệp FDI ) gấp 1,7 lần so với năm 2009, bình quân giai đoạn 2009-2014 mỗi năm tăng 11,2%.

Số lượng doanh nghiệp FDI được phân chia theo ngành kinh tế. Năm 2014 số doanh nghiệp FDI thực tế đã tăng lên 9010 doanh nghiệp hoạt động ở hầu hết các ngành cấp 2 của nền kinh tế. Bảng 2.2 dưới đây thể hiện rõ số lượng doanh nghiệp FDI cũng như tốc độ phát triển của các doanh nghiệp giai đoạn 5 năm 2009-2014, bảng này chủ yếu nghiên cứu về hai loại hình doanh nghiệp chính là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.2: Số doanh nghiệp FDI hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 (giai đoạn2009-2014)

Thời điểm 31/12 năm

Doanh nghiệp FDI chia theo loại hình

Doanh nghiệp FDI chia theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính 100% vốn nước ngoài Liên doanh Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ Số doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp) 2009 3342 878 73 3144 1003 2010 4018 943 84 3689 1188 2011 4612 1014 98 4175 1353 2012 5414 1134 103 4624 1821 2013 5989 1259 105 4923 2220 2014 7516 1494 111 5756 3143 Tốc độ phát triển (%) 2009-2010 120,23 107,40 115,07 117,33 118,44 2010-2011 114,78 107,53 116,67 113,17 113,89 2011-2012 117,39 111,83 105,10 110,75 134,59 2012-2013 110,62 111,02 101,94 106,47 121,91 2013-2014 125,50 118,67 105,71 116,92 141,58

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư 2006-2014 - tổng cục thống kê niên giám 2006-2014, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một số nhận xét từ bảng 2.2: Số doanh nghiệp FDI hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoài luôn chiếm ưu thế và nó tăng dần đều trong giai đoạn 5 năm (2009- 2014), bùng nổ nhất là giai đoạn 2 năm gần đây: 2013-2014, số doanh nghiệp FDI theo hình thức này tăng từ 5989 đến 7516 doanh nghiệp.

Về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh thì công nghiệp chế biến và xây dựng là lĩnh vực phổ biến nhất, luôn chiếm ưu thế trong các loại hình đầu tư ở các doanh

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nghiệp FDI. Số doanh nghiệp này cũng tăng dần qua các năm từ 3144 doanh nghiệp đến 5756 doanh nghiệp.

2.1.2.2 . Quy mô doanh nghiệp và năng lực công nghệ

Không chỉ tăng trưởng nhanh về sớ lượng, các doanh nghiệp FDI cịn tăng trưởng nhanh về quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tại thời điểm cuối năm 2014 là trên 3,2 triệu người, gấp 8 lần trong năm 2004. Bình quân mỗi năm thu hút 216,5 nghìn lao động.

Tính đến cuối năm 2014, tổng số vốn của khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh là 3411 nghìn tỉ, gấp 14,2 lần năm 2004, bình quân giai đoạn 10 năm (2004-2014) tăng 18,1%. Năm 2014, doanh nghiệp FDI chiếm 45,4% tổng lợi nhuận và 30,5% tổng số nộp vào ngân sách Nhà nước của toàn bộ khu vực doanh nghiệp (Bảo Long 2014).

2.1.2.3 . Kim ngạch xuất nhập khẩu

Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng trong các năm gần đây (năm 2010 là 54,1%; năm 2011 là 56,9%; năm 2012 là 64%, năm 2013 là 66,9%). Và trong năm 2014, xuất khẩu của khu vực này đạt 101,59 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2013 và chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu, đạt mức cao nhất từ trước đến nay .

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4/2015 đạt 88,4 tỷ USD, tăng 13,9% (tương ứng tăng 10,82 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2014. Cụ thể, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4/2015 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 42,65 tỷ USD, tăng 9% (tương ứng tăng gần 3,54 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2014. Trong khi đó, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam tính đến hết ngày 15/4/2015 đạt gần 45,76 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Đáng chú ý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.3 Thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có vớn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) trong giai đoạn 2001-2013

Năm

Xuất khẩu Nhập khẩu

Trị giá

(Triệu USD) năm trước (%) So sánh với

Trị giá

(Triệu USD) năm trước (%) So sánh với

2001 3.672 - 4.985 - 2002 4.602 25,3 6.619 32,8 2003 6.340 37,8 8.815 33,2 2004 8.816 39,1 11.085 25,8 2005 11.180 26,8 13.640 23,1 2006 14.749 31,9 16.489 20,9 2007 19.288 30,8 21.715 31,7 2008 24.172 25,3 27.899 28,5 2009 24.178 0,02 26.067 -6,6 2010 34.129 41,2 36.968 41,8 2011 47.873 40,3 48.837 32,1 2012 64.040 33,8 59.941 22,7 2013 80.913 26,3 74.429 24,2

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam, custom.gov.vn.

Từ bảng 2.3 có thể rút ra một số nhận xét: Nhìn chung ở các doanh nghiệp FDI của Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn là nhập khẩu. Trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam liên tục tăng trong 10 năm qua, đáng lưu ý là giai đoạn năm 2011-2013 tăng mạnh nhất. Trị giá nhập khẩu cũng tăng lên nhưng đều hơn so với trị giá xuất khẩu. Giai đoạn 2012-2013 trị giá xuất khẩu tăng đột ngột từ 64.040 triệu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

USD đến 80.913 triệu USD, nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp FDI mở rộng quy mô sản xuất.

2.2. Thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

2.2.1. Tình hình khai báo lỗ của một số doanh nghiệp FDI

Nhanh chóng thu lợi nhuận là cái đích hướng tới của các nhà đầu tư nước ngoài khi bỏ vốn đầu tư vào một quốc gia khác. Đối với các nhà đầu tư trường vốn, kế hoạch

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở việt nam (Trang 30 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)