Nghĩa của việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) kinh nghiệm của trung quốc về giải quyết tranh chấp thƣơng mại hàng hóa trong WTO và bài học đối với việt nam (Trang 29 - 34)

1.4.1. Đối với Cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các chính quyền địa phương (Gregory Shaffer, 2006). Theo cách hoạt động của mình, thì Thành viên của WTO chính là các chính phủ chứ khơng phải các hiệp hội hay doanh nghiệp, và khi có tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia, Chính phủ mới là chủ thể tham gia các vụ kiện. Đồng thời, Cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trị hướng dẫn thi hành luật và đảm bảo thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO một cách hợp lý.

Thứ nhất, học hỏi kinh nghiệm giải quyết tranh chấp về thương mại hàng hóa trong WTO của Trung Quốc giúp Chính phủ Việt Nam chủ động trong các tranh chấp có thể xảy ra. Trung Quốc cũng là một nước đang phát triển, lịch sử phát triển

có nhiều điểm tương đồng với kinh nghiệm dày dặn 10 năm gia nhập, từng tham gia nhiều tranh chấp với tư cách nguyên đơn và bị đơn. Việc chủ động nghiên cứu trước các vấn đề Trung Quốc từng gặp phải sẽ tránh được cho Chính phủ tổn thất thời gian, cơng sức và tiền bạc vào những gì tương tự mà Trung Quốc phải trả giá thời gian qua. Đồng thời, rút kinh nghiệm từ nước bạn, từng lộ trình, kế hoạch rà sốt chính sách, quy định Luật pháp sẽ được vạch ra rõ ràng hơn, khiến các nước khác khó có cớ kiện Việt Nam hơn.

Thứ hai, kinh nghiệm trong các hoạt động ngoại giao từ Trung Quốc là hữu ích trong hồn cảnh Việt Nam hiện nay. Cách tiếp cận của Trung Quốc với các Thành

viên khác có phần mềm mỏng hơn, nhưng vẫn giữ được căn bản những nguyên tắc của quốc gia này khi trong suốt q trình tham vấn. Đây là điểm hay mà khơng phải nước nào cũng học tập và áp dụng được chỉ trong một thời gian ngắn. Sự khéo léo của Trung Quốc và khả năng cân nhắc lợi hại khi tháo bỏ một biện pháp vi phạm của chính nước này sẽ được phân tích kĩ ở chương 2.

Thứ ba, bài học từ các tranh chấp của Trung Quốc giúp các Cơ quan quản lý Nhà nước định hướng được chiến lược lâu dài về nhân lực, tài lực để theo đuổi các vụ kiện. Bối cảnh hiện nay, Việt Nam vẫn cịn kinh nghiệm ít ỏi trên trường quốc tế,

hiện sở hữu một đội ngũ chuyên gia chưa đảm bảo tốt được cả hai yếu tố gồm ngoại ngữ và chun mơn. Tài chính cho q trình dàn trải mỗi giai đoạn trong tranh chấp cũng lại là trở ngại khác. Bên cạnh đó, vai trị chủ đạo định hướng phát triển dài hạn

lại thuộc về các nhà quản lý, nên việc học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc là tối cần thiết.

1.4.2. Đối với các hiệp hội ngành hàng

Hiệp hội ngành hàng là nơi tập hợp các doanh nghiệp trong một ngành nhất định nhằm thúc đẩy lợi ích chung và hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên (Bộ Công Thương Việt Nam, 2012). Nghiên cứu áp dụng các bài học kinh nghiệm của Trung Quốc vì vậy khơng chỉ có ý nghĩa ở tầm vĩ mơ, mà cịn hữu ích với chính các Hiệp hội ngành hàng tại Việt Nam.

Thứ nhất, Hiệp hội doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng của mình trong các tranh chấp khi nghiên cứu và học hỏi từ trường hợp của Trung Quốc. Khi tham

gia vào WTO, các doanh nghiệp sẽ khơng cịn được hỗ trợ, ưu đãi từ phía Nhà nước như trước đó, mà phải dựa vào các hiệp hội ngành hàng là chỗ dựa tin cậy cho họ trong quá trình tìm đối tác, xúc tiến các quan hệ thương mại. Đồng thời, khi có tranh chấp xảy ra, các Hiệp hội ngành hàng không chỉ là đại diện hợp pháp cho các doanh nghiệp cùng ngành trong các vụ kiện, mà cịn có thể là đại diện sở hữu của thương hiệu sản phẩm quốc gia (Đào Ngọc Tiến, 2005, tr.51).

Thứ hai, các hiệp hội doanh nghiệp sẽ học được cách phát huy vai trò, là cầu nối quan trọng giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khơng thể đứng một

mình chống chọi, theo đuổi các vụ kiện mà cần có sự hậu thuẫn từ phía hiệp hội, khơng chỉ trong q trình tìm kiếm chứng cứ, văn bản, lý lẽ, mà cả trong giai đoạn chấp hành các quy định của Pháp luật. Vụ kiện đầu tiên của nước ta về biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam là một minh chứng rõ ràng cho điều này.

1.4.3. Đối với các doanh nghiệp

Doanh nghiệp là đối tượng trực tiếp tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng như các nước Thành viên. Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong nhiều trường hợp là bài học không chỉ trong phạm vi WTO, mà còn sử dụng cho các tranh chấp thương mại quốc tế khác, nơi mà sự tham gia trực tiếp của các doanh nghiệp mang dấu ấn đậm nét hơn.

sản xuất, phân phối sản phẩm đối với từng doanh nghiệp. Thiết nghĩ, trong quá

trình vận hành, các doanh nghiệp thức thời không chỉ chú trọng đến sản xuất, phân phối sản phẩm đơn thuần, mà đã chủ động cập nhật các thay đổi trong chính sách, các kiến thức, và kinh nghiệm từ các vụ kiện, tranh chấp về thương mại hàng hóa trước đây. Nếu các doanh nghiệp chỉ chú tâm sản xuất, tiêu thụ, mà không biết học hỏi kinh nghiệm, quan sát cách điều hành chính sách, và phản ứng của các doanh nghiệp đi trước, chắc hẳn họ sẽ gặp ít nhiều khó khăn để theo kịp các diễn tiến phức tạp của thương trường thế giới hiện nay.

Thứ hai, bài học kinh nghiệm về Trung Quốc trong WTO có thể được các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả trong các tranh chấp thương mại quốc tế khác ngoài phạm vi của WTO. Có thể lấy các vụ việc doanh nghiệp Việt Nam bị cho là bán phá giá hàng hoá vào thị trường một số nước phát triển như Mỹ, EU làm ví dụ. Hoặc trường hợp Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá hoặc các vụ việc doanh nghiệp Việt Nam bị cho là vi phạm các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn về vệ sinh an tồn thực phẩm, ni trồng thuỷ sản... khi xuất khẩu thủy sản vào Mỹ thời gian qua chính là các tranh chấp điển hình của thời WTO. Đa phần các cuộc điều tra về chống bán phá giá dẫn tới các điều tra trong tranh chấp thương mại được đưa ra trước WTO, và vai trò của các doanh nghiệp chiếm tỉ trọng xuất nhập khẩu lớn là rất quan trọng trong quá trình điều tra. Vì vậy, học hỏi kinh nghiệm Trung Quốc đối phó với những tình huống tương tự sẽ có ý nghĩa lớn với các doanh nghiệp nước nhà.

1.4.4. Đối với các nhà nghiên cứu

Thứ nhất, quá trình nghiên cứu tranh chấp thương mại hàng hóa của Trung Quốc sẽ thỏa mãn được nhiều mục đích khác nhau của các nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu luật có thể hướng đến nhiều mục đích khác nhau: để xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật thực định; để tìm ra các giải pháp áp dụng hay thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả hơn; để phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho doanh nghiệp,…(Chad P. Bown, 2010). Một trong số những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tranh chấp thương mại hàng hóa là do chính sách của Chính phủ các nước có sự vi phạm căn bản đối với các quy định và thỏa thuận trong WTO. Tuy nhiên, vẫn có một số nước, điển hình như Trung Quốc và Việt Nam, vì những hạn chế trong cách hiểu và lập luận các điều khoản mà áp dụng sai, hoặc tệ

hơn là bị “khép” vào những tội khá phổ biến như bán phá giá, áp thuế nhập khẩu cao,… mà chưa tìm ra cách phản ứng lại. Hoạt động của các chuyên gia luật sẽ hiệu quả hơn nhờ các nghiên cứu thực tiễn trường hợp của Trung Quốc.

Thứ hai, sự chuyên nghiệp trong tư vấn từ các đội ngũ chuyên gia nghiên cứu luật sẽ có rất nhiều hữu ích đối với tương lai Việt Nam. Một mặt, họ sẽ cung cấp

cho cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ ngành những tham vấn cần thiết để xem xét, thay đổi và điều chỉnh luật pháp tương thích. Mặt khác, họ có thể được thuê bởi các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để tích cực tìm ra các chứng cứ, lý lẽ trong mỗi tranh chấp. Bên cạnh đó, những nhà nghiên cứu này có điều kiện được đầu tư chuyên sâu cho các vụ tranh chấp trước đây của Trung Quốc, những nét tương đồng giữa hai quốc gia, họ sẽ rút ra được bài học “xương máu” qua mỗi tình huống cụ thể, tránh được tranh chấp tương tự sẽ xảy đến với Việt Nam, hoặc có thể biết được đâu là điều kiện tốt để chúng ta có thể bắt đầu đưa một tranh chấp ra khởi kiện chính thức tại WTO.

Tóm lại, chương 1 đã khái quát được những nền căn bản về WTO, quá trình gia

nhập của Trung Quốc và sự hình thành của cơ chế giải quyết tranh chấp mới của Tổ chức này. Các quy định của WTO về tranh chấp thương mại quốc tế và về hàng hóa nói chung đã được làm rõ, thơng qua tóm tắt về những cam kết của Trung Quốc và Việt Nam đối với WTO về thương mại hàng hóa. Việc nghiên cứu chi tiết những kinh nghiệm của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO là một bài học giá trị, không chỉ riêng với Thành viên của WTO - các Chính phủ, mà cịn đặc biệt có ý nghĩa đối với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu. Qua đó có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, đồng thời biến Việt Nam thành một môi trường lành mạnh để đầu tư và kinh doanh thuận lợi. Công bằng, hiệu quả, nhanh chóng là những kết quả cuối cùng của mỗi nước đều muốn đạt được đối với các tranh chấp diễn ra. Dựa trên những cơ sở tổng quan vừa trình bày trong chương 1, tác giả thơng qua chương 2 sẽ đi sâu vào nghiên cứu và phân tích chi tiết tình hình giải quyết tranh chấp về thương mại hàng hóa trong WTO của Trung Quốc, đi đến những bình luận, nhận xét cụ thể, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời gian tới.

CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) kinh nghiệm của trung quốc về giải quyết tranh chấp thƣơng mại hàng hóa trong WTO và bài học đối với việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)