Tác động tới Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chiến tranh thương mại mỹ trung (Trang 29 - 35)

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra gay gắt từng ngày. Là quốc gia có mối quan hệ thương mại chặt chẽ với cả hai cường quốc trên, Việt Nam đang chịu tác động hai mặt là tiêu cực và tích cực từ cuộc chiến tranh thương mại trên.

- Về mặt tiêu cực:

thế giới của NCIF, chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã hiện hữu và bắt đầu tác động đến Việt Nam từ năm 2018 và lên đến đỉnh điểm vào năm 2020-2021. Theo đó, năm 2018, chiến tranh thương mại của 2 cường quốc làm giảm 0,03% GDP của Việt Nam; đến năm 2019 tăng lên 0,09%; đến năm 2020-2021 là 0,12% và đến năm 2022 tác động 0,11%.Theo tính tốn, quy mơ của nền kinh tế Việt Nam vào năm 2017 là 5 triệu tỷ đồng. Nếu tăng trưởng trung bình 6,5% trong 5 năm kể từ 2018, năm 2022, quy mô của nền kinh tế sẽ đạt khoảng 6,85 triệu tỷ đồng.

Biểu đồ 3.1 Ước tính GDP của Việt Nam ảnh hưởng bởi xung đột thương mại Mỹ Trung (Đơn vị: Tỷ Đồng)

(Nguồn: NICF, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Như vậy, theo tính tốn của NCIF, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ làm giảm GDP Việt Nam năm 2018 khoảng 1.600 tỷ đồng, năm 2019 sẽ là 5.105 tỷ đồng. Đỉnh điểm trong năm 2020 và 2021, GDP sẽ bị tác động là cao nhất, lần lượt là 7.250 tỷ đồng và 7.720 tỷ đồng. Đến năm 2022, tác động của chiến tranh thương mại sẽ giảm nhiệt khi là 0,11%, tương đương khoảng 7.740 tỷ đồng.

Thứ hai là sự yếu đi của hệ thống thương mại toàn cầu. Việt Nam đã phải

mất nhiều năm vất vả để điều chỉnh cấu trúc kinh tế, nhất là khi gia nhập WTO. Dù quá trình đó đã mang lại thành quả tốt, những quyết định của ông Trump lại đang đi ngược lại tinh thần của WTO và thử thách hệ thống của định chế thương mại quốc tế này. Thương mại nội khối ASEAN đang tăng trưởng dù chiến tranh thương mại leo thang và ảnh hưởng tới những lĩnh vực quan trọng. Là một nước thiên về xuất

khẩu đồng nghĩa Việt Nam phụ thuộc mạnh hơn vào FDI; điều này đặc biệt nhạy cảm với thị trường toàn cầu đang nhiều biến động.

Các loại thuế mới áp cũng ảnh hưởng rõ rệt tới thương mại xuyên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam có thể sẽ tăng, nhưng các cơng ty Trung Quốc cũng nhiều khả năng sẽ tăng cường xuất khẩu vào Việt Nam, khiến cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc càng trở nên chênh lệch và điều này có thể làm tình hình tệ hơn.Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ở mức đáng lo ngại. Năm 2015 con số này ở mức 33 tỷ USD và tới năm 2017 vẫn ở mức 22,7 tỷ USD. Trung Quốc có thể sẽ sử dụng địn bẩy kinh tế để gây áp lực lên Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề này phức tạp hơn nhiều. Khi Trung Quốc đang trong chiến tranh thương mại với Mỹ, áp lực từ việc trừng phạt kinh tế có thể làm tổn hại cả hai bên.

Thứ ba,ảnh hưởng đến hàng hoá xuất nhập khẩu.Với việc nhập khẩu nhiều

hàng hóa từ Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt sẽ khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của ngành sản xuất nội địa. Hàng Trung Quốc thường có sức cạnh tranh cao hơn nhờ giá thành và sự đa dạng. Hơn nữa, tranh chấp làm tăng cao những quy định giữa Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc về vấn đề nguồn gốc sản phẩm. Trung Quốc và Việt Nam hiện có 7 khu thương mại xuyên biên giới, một phần trong chiến lược Vành đai và con đường của Trung Quốc. Giới chức Trung Quốc từng nhận định những tranh chấp kinh tế có thể thúc đẩy sự phát triển của những khu thương mại này, tuy nhiên họ cũng cho rằng hàng hóa Trung Quốc sản xuất tại đây có thể mang nhãn xuất xứ từ Việt Nam và từ đó tránh được các loại thuế vào Mỹ.

- Về mặt tích cực:

Khi Mĩ tìm cách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc, hàng hóa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường Mĩ hơn. Như vậy, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mĩ những sản phẩm tiềm năng của mình như: dệt may, đồ gỗ, hải sản, hàng điện tử và linh kiện máy tính…Chiến tranh thương mại có thể khiến tăng tốc q trình giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc khi mà chi phí nhân cơng và các ưu đãi về thuế đang dần biến mất.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp Mỹ ngày càng gặp khó khi kinh doanh tại Trung Quốc, rất có thể họ sẽ chuyển hướng sang Việt Nam để giải quyết vấn đề. Hơn nữa, nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ giảm một cách tất yếu, và điều này đồng nghĩa sẽ có khoảng trống cần được lấp. Việt Nam hồn tồn có thể lấp vào chỗ trống đó. Các chuyên gia tại Deutsche Bank Hong Kong dự đoán xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ sẽ tăng khoảng 1,7%. Thêm nữa, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đang duy trì ở mức cao. Số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy từ tháng 1/2018 tới 6/2018, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang ở mức 7.08%. Đây là đà tăng trưởng có nền móng vốn đã rất tốt từ năm 2017, mức cao nhất từ năm 2010.

3.2.2 Bài học cho Việt Nam

- Nắm vững những luật chơi trong quan hệ thương mại, cần nắm rõ bản chất và quy luật phát triển của cạnh tranh kinh tế nói chung và thực trạng tranh chấp thương mại Mỹ- Trung nói riêng. Thực tế các nền kinh tế lớn chủ trương tự do hóa bao nhiêu thì càng bảo hộ bấy nhiêu. Điển hình là Mỹ. Vì thế, để tiếp tục kiếm lợi trên thị trường Mỹ , chúng ta phải tìm hiểu những quy định pháp lí mà Mĩ thường sử dụng để bảo hộ sản xuất trong nước như đạo luật 301, luật chống bán phá giá, quy tắc xuất xứ…

- Có cách xử lý linh hoạt và khéo léo trong quan hệ thương mại với các nước phát triển. Quan hệ thương mại Mỹ-Trung và những chính sách của 2 nước cho thấy những chính sách mà 1 nước phát triển thường áp dụng với 1 nước đang phát triển và cách ứng xử của nước đang phát triển phải như thế nào khi mình yếu hơn. Trung Quốc đã và đang áp dụng những chính sách thương mại rất linh hoạt mềm dẻo và ln có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với thực tiễn chứ không cứng nhắc giáo điều, nhún nhường đúng mức, đúng thời điểm nhưng khi cần thiết vẫn có thể làm căng với Mỹ, khơng ngại va chạm song cố gắng làm dịu mâu thuẫn để tránh thiệt hại về phía mình. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần trải nghiệm nhiều hơn trên trường quốc tế để từ đó trưởng thành và có những cách hành xử khôn khéo hơn trong quan hệ làm ăn với các đối tác lớn.

- Tạo ra sự ràng buộc chặt chẽ với lợi ích kinh tế với các nước đang phát triển. Một trong những nguyên nhân khiến Mỹ không mạnh tay với Trung Quốc đó

là do những lợi ích kinh tế của các công ty Mỹ gắn với Trung Quốc. Trung Quốc đã rất khôn khéo mở rộng thị trường của mình cho đầu tư từ các cơng ty xun quốc gia của Mỹ. Vì thế các chính sách thương mại của chính quyền Mĩ khơng thể đi ngược lại với những lợi ích cơ bản của các tập đồn xun quốc gia, nếu khơng họ sẽ không thể nhận được sự ủng hộ tài chính to lớn trong những lần tranh cử tiếp theo. Qua kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam cần cố gắng tăng cường thu hút đầu tư của Mỹ bằng cách tạo 1 mơi trường đầu tư thơng thống và chất lượng (hệ thống luật pháp, cơ sở hạ tầng…)

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trung Quốc gặp khơng ít sóng gió tại thị trường Mỹ nhưng do Trung Quốc đã đa dạng hóa thị trường nên khi thị trường Mỹ gặp trục trặc, Trung Quốc vẫn có những điểm đến khác cho hàng xuất khẩu như vùng Châu Á Thái Bình Dương, các nền kinh tế lân cận. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam cần tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, không chỉ hướng tới các nước phát triển như Mỹ, , Nhật Bản mà còn coi trọng các thị trường các nước đang phát triển và thị trường khác như Châu Phi, Đông Âu, Châu Á, Châu Mỹ la tinh.

- Chủ động, tích cực và đồn kết hơn trong các vụ kiện. Ví dụ về việc hai doanh nghiệp sản xuất túi nhựa của VN bị Mỹ chọn làm bị đơn trong vụ kiện bán phá giá ở WTO, do ngại tốn kém và va chạm đã bỏ cuộc khiến cho sản phẩm túi nhựa từ VN bị áp thuế 60% vô lý => các doanh nghiệp cần nắm bắt thơng tin, đồn kết hơn trong các vụ kiện như thế này. Khơng chỉ có thế, nên bỏ qua tâm lý thị trường khơng sinh lợi nhuận hay không quan trọng mà xác định bỏ cuộc hay thua cuộc trong các vụ kiện

KẾT LUẬN

Cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia Mỹ và Trung Quốc là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của toàn thế giới. Bản chất sâu xa của cuộc chiến không chỉ nằm ở thương mại mà nó cịn là cuộc chiến giành quyền lực trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, cơng nghệ, … Tuy nhiên, chiến tranh thương mại chưa bao giờ là giải pháp, nó khơng có lợi cho ai. Trải qua gần 6 tháng cuộc chiến nổ ra, nó đã làm cho nền kinh tế của 2 nước cũng như các quốc gia có liên quan chịu khơng ít những tổn thất khi Mỹ và Trung Quốc liên tục áp những biện pháp trừng phạt lên nhau. Cụ thể là thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Đứng trước tình hình đó, hai quốc gia đã có những biện pháp giải quyết có lợi nhất cho quốc gia của mình. Về phía Trung Quốc, tập trung vào các vấn đề về sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá,… Về phía Mỹ, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước.

Nhìn về lâu dài, quan hệ kinh tế Mỹ - Trung có tiềm năng phát triển rất lớn. Mỹ là nước phát triển có thị trường lớn nhất thế giới, Trung Quốc là nước đang phát triển có thị trường đầy tiềm năng. Do vậy, những biến động trong phát triển kinh tế của mỗi nước chắc chắn sẽ tác động khơng nhỏ đến nước kia. Chính phủ hai nước cần có những bước đi tích cực và xây dựng thúc đẩy quan hệ kinh tế - mậu dịch giữa hai nước phát triển lành mạnh.

Từ việc phân tích thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc và chính sách của hai nước, ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế và đã là thành viên của WTO.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chiến tranh thương mại mỹ trung (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)