Chỉ số HHI ngành dệt may Việt Nam từ 2016-2018

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo THỊ TRƢỜNG dệt MAY VIỆT NAM (Trang 25 - 35)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Từ việc tính tốn chỉ số CR4 và HHI, ta có thể thấy rằng mức rào cảo gia nhập ngành dệt may tại Việt Nam là không cao do chỉ số HHI và CR4 thể hiện mức độ thị trường là là quá thấp. Chỉ số HHI của các năm đều không vượt quá 0.1 và chỉ số CR4 cho 4 cơng ty có thị phần nhiều nhất cũng không vượt quá 50% tổng thị phần trong ngành. 0.094 0.095 0.090 0.000 0.050 0.100 0.150 0.200 0.250 0.300 0.350 0.400 0.450 0.500 2018 2017 2016

Chƣơng 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Nói chung, ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Với điểm mạnh là nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ, các công ty dệt may Việt Nam có thể sản xuất các sản phẩm dệt may chất lượng cao. 90% các thiết bị trong ngành may mặc được hiện đại hóa, đáp ứng các yêu cầu của các nhà nhập khẩu dệt may nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp dệt may được tổ chức tốt và có quy mơ lớn, có kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu, có thể tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý và xã hội. Hơn nữa các cơng ty này cịn có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định với rất nhiều nhà nhập khẩu và bán lẻ trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam có vị trí địa lý gần với các nguồn nguyên liệu (vải, phụ kiện chính cho ngành) trên thế giới.

Song song bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam cũng gặp phải khơng ít khó khăn. Ngành cơng nghiệp phụ trợ cho ngành còn yếu, 70% nguyên liệu phục vụ cho ngành được nhập khẩu từ nước ngồi, dẫn đến việc cơng việc sản xuất còn thụ động, hạn chế khả năng phản ứng nhanh chóng. Quản lý sản xuất và cơng nghệ vẫn cịn yếu, năng suất lao động còn thấp, và các sản phẩm không đa dạng. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) với các nguồn vốn đầu tư thấp và hạn chế khả năng về đổi mới công nghệ và thiết bị. Khả năng đào tạo nguồn nhân lực quản lý trung và cao cấp, thiết kế thời trang vẫn cịn thấp. Cơng tác marketing và xúc tiến thương mại vẫn cịn hạn chế. Cơng tác thiết kế thời trang, xây dựng và phát triển thương hiệu không được chú trọng. Mặc dù đã kí kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) hay quan hệ đối ngoại với bạn bè trên thế giới tốt đẹp hơn nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn gặp phải nhiều rào cả thương mại và rào

Nam cũng không thể tránh khỏi sự tranh đấu gay gắt từ các đối thủ quốc tế, đặc biệt là từ các nhà cung cấp hàng dệt may lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.

2. Khuyến nghị một số giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam

Từ những thuận lợi cũng như thách thức, khó khăn nêu trên mà ngành dệt may Việt Nam còn gặp phải, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp dưới đây đêt đưa ngành công nghiệp này phát triển bền vững hơn.

2.1. Đổi mới công nghệ

Tuy ngành dệt may là ngành thâm dụng lao động hơn nhưng trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, nếu cứ “bám” vào lợi thế nhân cơng giá rẻ thì khơng thể so bì được với các thị trường lớn được. Hơn nữa, chỉ có cơng nghệ mới đưa ngành công nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Do vậy, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là nhân tố đóng vai trị quyết định đối với sự phát triển của ngành dệt may. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần mạnh dạn đổi mới quy trình cơng nghệ, kết hợp đúng mức các trình độ cơng nghệ hiện có, đầu tư mua sắm thiết bị dệt may đồng bộ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, loại bỏ dần các thiết bị công nghệ lạc hậu, không phù hợp.

Trong xu thế hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trên thế giới đang chuyển đến sản xuất tại Việt Nam nhiều hơn do vậy ta cần chú ý để tiếp nhận tốt sự chuyển dịch này. Chúng ta cần tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới nhằm ổn định khách hàng và từng bước tham gia vào các chuỗi liên kết của họ. Sự liên kết này còn nằm trong chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cùng hệ thống các nhà tiêu thụ sản phẩm. Hướng phát triển của ngành cần được chun mơn hóa và hợp tác hóa nên do vậy cần đầu tư ngay vào công nghệ mới để tạo bước nhảy vọt về chất lượng và mang lại giá trị gia tăng.

Không chỉ chú trọng đầu tư vào máy móc, trang thiết bị sản xuất, chúng ta cũng nên ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và thanh khoản các hợp đồng gia cơng, triển khai quản lý rủi ro luồng hàng hóa, tăng cường cơng tác chống bn lậu, gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp… giúp các doanh nghiệp may có thể tối ưu hóa sản xuất, cắt giảm chi phí… Doanh nghiệp có thể quản lý thơng tin sản phẩm, quản lý nhà cung cấp, quản lý đơn vị sản xuất, quản lý các đơn vị gia

công và thầu phụ, quản lý nhà tiêu thụ và phân phối lẻ, quản lý thương hiệu một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

Đối với các dự án các nhà đầu tư trong nước, cần phải cân nhắc kỹ càng trong việc lựa chọn cơng nghệ. Tập đồn Dệt May Việt Nam cần tư vấn, hỗ trợ về thông tin các nguồn cung cấp công nghệ, các thế hệ công nghệ giúp các nhà đầu tư tránh được việc nhập khẩu các công nghệ đã lạc hậu, công nghệ thải hồi của các nước, nhất là các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Trung Quốc,...

2.2. Thân thiện với môi trường

Để trở thành một ngành kinh tế mạnh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, trong những năm tới, ngành dệt may cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn như tăng cường triển khai thực hiện hỗ trợ tư vấn về giải pháp sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp nhành dệt may thông qua các Trung tâm Khuyến cơng.

Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dệt may sử dụng các cơng nghệ, quy trình sản xuất sạch, từng bước thực hiện nghiệm các giải pháp quản lý môi trường. Đối với các công ty, đơn vị sản xuất, đặc biệt là các đơn vị tư nhân, liên doanh, hoặc 100% vốn nước ngoài thuộc lĩnh vực nhuộm, cần áp dụng các chế tài quản lý định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu dệt nhuộm, kiểm soát nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, nhất là các chất trơ và thuốc nhuộm.

Bên cạnh đó, ngành dệt may cần xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển của ngành và các quy định pháp luật về môi trường; tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp dệt may có nguy cơ gây ơ nhiễm. Đồng thời, cần khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000.

2.3. Trở thành nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn khách hàng

Equipment Manufacturer). Tuy nhiên, trở thành nhà cung ứng đạt chuẩn OEM vẫn đang còn nhiều vấn đề lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng hơn nữa so với các nước Đơng Á. Bởi vì có một thực trạng mà ta vẫn thấy ở các doanh nghiệp dệt may ở VN đó là: Một số doanh nghiệp khi gia công, thời gian đầu sản phẩm đạt yêu cầu, lấy được sự tin cậy từ khách hàng. Nhưng những đơn hàng sau, sau khi được xuất khẩu sang thị trường nước ngồi thì hàng loạt các lơ hàng bị trả lại do không đạt yêu cầu mà họ đặt ra. Như vậy, vừa mất thời gian, vừa tốn kém, vừa mất uy tín mà trong chuỗi cung ứng tồn cầu, nếu bị mất uy tín một lần thì sẽ mất vị trí và rất khó lấy lại vị trí đó.

Mục tiêu mà Dệt may cần phấn đấu không chỉ dừng lại ở trở thành nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn khách hàng OEM mà cần phải sản xuất dưới dạng sản xuất thiết kế gốc (ODM – Original Design Manufacturer) hay là sản xuất nhãn hiệu gốc (OBM – Own Brand Manufacturer). Bởi vì hình thức OEM là cơng ty cung cấp sản xuất sản phẩm theo thiết kế đặc biệt của người mua và sản phẩm được bán dưới nhãn hiệu của người mua, công ty cung cấp hầu như rất ít quyền lực trong việc phân phối. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, để tiến lên bước này thì trước tiên các doanh nghiệp phải trở thành nhà cung ứng đạt chuẩn khách hàng. Muốn như vậy các doanh nghiệp cần:

- Xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam với chất lượng, thời trang, thân

thiện với môi trường.

- Tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao trình độ cho người lao động.

- Quán triệt tới các công nhân về chất lượng của sản phẩm. Mỗi lô hàng xuất

đi cần phải kiểm tra cẩn thận, kỹ lưỡng hơn.

- Doanh nghiệp dệt may cần đẩy nhanh quá trình xây dựng tiêu chuẩn SA

8000 để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là đối với thị trường Hoa Kỳ.

- Uy tín của doanh nghiệp với khách hàng phải đặt lên hàng đầu…

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên phát triển các sản phầm phù hợp với thị hiếu của khách hàng, đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thiết kế. Để ngành dệt may Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới có tầm hơn, đủ mạnh để có vị thế hợp tác ngang bằng nhằm xuất khẩu thuận lợi hơn thì chúng ta phải đầu tư vào khâu thiết kế sản phẩm, tạo thương hiệu riêng biệt cho dệt may Việt Nam. Muốn phát triển được lĩnh vực

này một cách hiệu quả, các doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu các thiết kế sản phẩm mới mang những nét đặc trưng riêng, sản xuất các sản phẩm có sự khác biệt hóa cao, có tính độc đáo, hiện đại và đẳng cấp. Như vậy sẽ tạo được giá trị gia tăng cho hàng dệt may cao hơn. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần biết nắm bắt xu hướng thời trang của thế giới, thị hiếu của khách hàng để tạo ra những sản phầm phù hợp, làm hài lịng khách hàng. Các cơng ty cũng có thể cử người ra nước ngoài học tập, nghiên cứu, tiếp cận với xu hướng thời trang tại các trung tâm thời trang nổi tiếng như Paris (Pháp), New York (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản).

Tuy nhiên, để đào tạo được những nhà thiết kế giỏi, chuyên nghiệp không phải là chuyện một sớm một chiều. Vì thế, trước mắt, các doanh nghiệp cần tăng cường ký kết các thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực dệt may, mời các chuyên gia thiết kế nước ngoài sang hợp tác, giúp đỡ VN trong khâu thiết kế và cả đào tạo.

2.4. Phát triển nguyên phụ liệu

Với thực tế 90% vải để sản xuất là nhập khẩu từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, 80% sợi để sản xuất là nhập khẩu từ Mỹ, Tây Phi, Ấn Độ như đã nêu trên, Việt Nam cần phải có những thay đổi để tự mình sản xuất ra sản phẩm dệt may mang thương hiệu nước ta. Ngành dệt may phải quy vùng nguyên liệu, đặc biệt là trồng bông.

Nhiều biện pháp đã được thực thi nhằm giải quyết vấn đề thiếu nguồn nguyên phụ liệu của ngành công nghiệp này như:

 Tháng 3 năm 2008: Chiến lược phát triển của chính phủ Việt Nam nhằm khuyến

khích sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng (value-added products), nhấn mạnh sử dụng

bông trồng trong nước, xúc tiến sản xuất vải dệt chất lượng cao bằng cách nâng cao cơng

đoạn nhuộm và hồn tất, và tập trung vào đào tạo nhân lực quản lý và thiết kế.

 Năm 2009: Chương trình phát triển cây bơng: mục đích tăng gấp 3 lần sản lượng

bông đến năm 2020, bao gồm cung cấp hạt giống bơng miễn phí tới các tỉnh và Vinatex

cũng sẽ đầu tư sản xuất bơng.

 Năm 2010, Tập đồn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ hạn chế đầu tư dàn trải mà tập trung vào khâu tạo giá trị gia tăng cao cho ngành sản xuất cốt lõi dệt may....

Đồng thời chúng ta phải cải thiện chất lượng nguyên phụ liệu, đa dạng các loại vải, khâu thiết kế mà ta vẫn thường nói tới, là rất quan trọng. Nhưng ở đây là thiết kế vải, chứ không phải thiết kế thời trang cho may, như chúng ta thường nhắc tới. Nhiều nước cũng đã thành công khi đi theo hướng này, mà điển hình là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… và gần đây là Thái Lan. Ngoài việc thiết kế ra các loại vải đáp ứng các mẫu thời trang mới, các quốc gia này còn tiên phong trong việc sáng tạo ra các loại vải thân thiện với môi trường (vải chống bụi, diệt khuẩn), vải khốc ngồi nano để giữ ấm, vải có tính hút ẩm cao và mang mùi hương tự nhiên… và nhiều loại vải kỹ thuật khác… Hướng đi này đã giúp cho các quốc gia nói trên cạnh tranh được với các quốc gia khác trên thị trường quốc tế. Đây có thể là một hướng phát triển cho ngành Dệt, nhằm nâng cao hiệu quả cho ngành May xuất khẩu.

2.5. Xây dựng mạng lưới phân phối

Để có thể triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp may Việt Nam cần phải liên kết với nhau về nhân lực và tài chính, với trung tâm là Hiệp hội Dệt – May Việt Nam. Mục tiêu trước mắt là tham gia các hội chợ thương mại quốc tế để giới thiệu các thương hiệu doanh nghiệp có tiếng, như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè… với các mẫu mã chất lượng cao đã từng gia công cho khách nước ngồi, nhằm tìm kiếm các nhà bn trực tiếp mà khơng cần qua khâu mơi giới. Cịn các khâu phân phối khác, thì tiếp cận dần dần.

Khuyến khích các cơng ty lớn thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà nhập khẩu

và bán lẻ nước ngoài, tăng thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm bằng cách sử dụng công nghệ thời trang, chú trọng tới thị trường nội địa và cải thiện đời sống của công nhân.

Xây dựng các tổ chức marketing và hệ thống nước,khu vực và các hãng với các tổ chức quốc tế cống hiến cho sự phát triển tiêu chuẩn, tích cực hỗ trợ ngành, nghiên cứu và phát triển , và có thực tiễn tốt. Hỗ trợ tham gia các triển lãm, hội chợ thương mại quốc tế để tăng khả năng tiếp cận với các người mua tiềm năng.

Tìm kiếm và tận dụng những cơ hội để làm việc trực tiếp với các khách hàng cuối cùng; xây dựng thương hiệu mạnh riêng cho ngành dệt may Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.

Và hơn nữa, chính phủ cần đẩy mạnh chiến dịch Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, tin dùng hàng nội địa, ngành Dệt may cần khai thác triệt để nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào trong nước hơn nữa để phát triển hơn ngành dệt may tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Ngành dệt may đang tăng trưởng mạnh mẽ hằng năm nhờ những cơ hội mà doanh nghiệp Việt Nam có được như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và các lợi ích khi tham gia hàng loạt hiệp định FTA như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc, CTPPP, EVFTA...nên hàng hóa của ngành dệt may được dỡ bỏ hàng rào thuế quan vào các thị trường lớn và tiềm năng. Tham gia vào các hiệp định, nhiều cơ hội đầu tư của các nước vào VN ở các mảng mà trong nước đang thiếu hụt như phụ liệu, dệt, nhuộm, sợi cũng được mở ra. Các nhà đầu tư châu Âu, Mỹ, Hàn

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo THỊ TRƢỜNG dệt MAY VIỆT NAM (Trang 25 - 35)