.Mô tả số liệu thống kê

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường việt nam (Trang 33)

Nhận xét:

NIR (%): Lãi suất danh nghĩa theo thống kê từ năm 1999 đến nay, đạt giá trị

lớn nhất khoảng 12% vào năm 2011, điều này có thể giải thích do xu hướng điều hành chặt chẽ về tiền tệ của Ngân hàng nhà nước năm 2011, giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất điều hành, gây áp lực gia tăng lên lãi suất VND trên thị trường, vượt mức trần lãi suất, do các tổ chức tín dụng khó khăn về thanh khoản cố ý “lách” quy định về trần lãi suất của NHNN.

BD (%GDP) : Thâm hụt ngân sách luôn là một vấn đề nan giải, khi Việt Nam

luôn trong tình trạng thâm hụt ngân sách liên tục trong 15 năm trở lại đây với tỷ lệ thâm hụt ngân sách (%GDP) luôn ở mức trên dưới 5%, mức thâm hụt này thuộc vào diện cao nhất so với các nước trong khu vực.

IN (%): Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và khu vực, diễn biến tỷ lệ lạm

phát ở Việt Nam vô cùng phức tạp, và Việt Nam cũng được coi là một trong số những quốc gia có mức lạm phát cao, năm 2008 mức lạm phát tăng kỷ lục 23.12%. Với tác động từ cuộc khủng khoảng tài chính tồn cầu năm 2008, khiến giá cả của một số mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dầu thơ, phân bón, sắt, thép…tăng cao, tạo ra sức ép làm tăng mặt bằng giá trong nước; luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn còn chưa cao.

Ma trận tương quan giữa các biến độc lập.

Dựa vào ma trận trên ta có thể biết được mối quan hệ tuyến tính đồng biến hay nghịch biến và mức độ ảnh hưởng riêng biệt của từng biến độc lập tới biến phụ thuộc:

 Hệ số tương quan giữa biến BD và biến phụ thuộc NIR là 0.0812. Vì hệ số tương quan mang dấu dương nên giữa biến BD và biến NIR có mối quan hệ thuận chiều, độ lớn là 0.0812 cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến này ở mức thấp.

 Hệ số tương quan giữa biến IN và biến phụ thuộc NIR là 0.7403. Vì hệ số tương quan mang dấu dương nên giữa biến IN và biến NIR có mối quan hệ thuận chiều, độ lớn là 0.7403 cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến này ở mức tương đối cao.

3.1.1.2.Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê

Ước lượng mơ hình vecm đã xây dựng để kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất thị trường việt nam.

 Cách tiến hành như sau:

Statistics  Multivariate time series  Vector error – correction model (VECM)

Tại ô “Number of cointegrating equations (rank)” điền : 1 – Chính là 1 mơ hình quan hệ đồng liên kết đã chứng minh ở BƯỚC 3

Tại ô “Maximum lag to be included in underlying VAR model” điền 2 – Chính là Lag Selection đã chứng minh ở BƯỚC 2.

Tại ô “Variable” lần lượt điền các biến phụ thuộc và biến độc lập của mơ hình nghiên cứu: NIR BD IN

Phân tích kết quả chạy mơ hình

“Tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất thị trường Việt Nam” trong dài hạn:

 Kiểm định liệu có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc:

_ce1 hay chính là γ-tốc độ hiệu chỉnh

sai số P > |Z|

-0.7247275 0.019 < 0.05 = 5%

Xét cặp giả thiết:

{ H0:Tồn tại tác động dài hạn giữa các biếnđộc lập và biến phụthuộc

¿H1:Không tồntại tác động dàihạn giữa các biếnđộc lậpvà biến phụ thuộc

Thừa nhận H0 khi { ¿ce1<0

có ý nghĩathống kê hay giá(P>|Z|)<5 %

Vậy ta thừa nhận H0  Tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến của mơ

hình.

 Tiến hành chạy mơ hình VECM đã xây dựng ở trên bằng chương trình Stata, ta được mơ hình thể hiện mối quan hệ của tác động thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường Việt Nam trong dài hạn như sau:

ECTt−1=NIRt−1−1.391641.BDt−1−1.3624838.¿t−1+2.826898

NIR=1.391641.BD +1.3624838.IN −2.826898 −ECTt−1

Ta nhận thấy các hệ số hồi quy đều có có ý nghĩa thống kê vì giá trị P > |Z| đêu nhỏ hơn 5%, hay ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy thỏa mãn 95%.

 Đúng như dự đoán về chiều biến thiên giữa các biến, trong dài hạn, BD có mối quan hệ thuận chiều với NIR, hay thâm hụt ngân sách tỉ lệ thuận với lãi suất thị trường Việt Nam, cụ thể hơn, trong dài hạn, khi BD-thâm hụt ngân sách tăng thêm 1% GDP thì lãi suất thị trường Việt Nam tăng thêm 1.391641 %.

 Trong dài hạn, IN có mối quan hệ thuận chiều với NIR, hay lạm phát tỉ lệ thuận với lãi suất thị trường Việt Nam, cụ thể hơn, trong dài hạn, khi IN- lạm phát tăng thêm 1% thì lãi suất thị trường Việt Nam tăng thêm 1.3624838%

“Tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất thị trường Việt Nam” trong ngắn hạn:

 Kiểm định liệu có tồn tại mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc:

Xét cặp giả thiết:

{H0:Không tồntại tác động ngắn trong hạn giữa biếnđộc lập và biến phụ thuộc

¿H1:Tồn tại tác động trong ngắn hạn giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Điều kiện để bác bỏ H0 : giá trị (Prob > chi2) < 5%=0.05

Vậy ta thấy với giá trị (Prob > chi2) lần lượt là 0.0239; 0.0487 < 5%  Đủ cơ sở để bác bỏ H0  Tồn tại mối quan hệ trong dài hạn của dBD và dIN đến dNIR  Kết quả hồi quy mối quan hệ giữa lãi suất thị trường Việt Nam với các biến trong ngắn hạn:

Hệ số trong ngắn hạn Ý nghĩa thống kê < 5%

_ce1 -0.7247275 0.019

D_NIR(-1) 0.2096759 0.563

D_IN(-1) -0.2311469 0.024

D_BD(-1) -1.158698 0.049

Bảng 2.1.1.2 Giá trị các hệ số hồi quy trong phân tích tác động ngắn hạn

ECTt−1=NIRt−1−1.391641.BDt−1−1.3624838.¿t−1+2.826898

∆ NIRt = −0.0583242+0.2096759. ∆ NIRt−1−1.158698.∆ BDt−1

−0.2311469.¿t−1 −0.7247275. ECTt−1

 Từ kết quả ước lượng trên ta có thể đưa ra kết luận:

 Tại độ trễ 1 kỳ ( 1 năm sau đó) , các biến thâm hụt ngân sách và lạm phát có tác động đến lãi suất thị trường Việt Nam.

 Hệ số γ là tốc độ hiệu chỉnh sai số trong mơ hình VECM, có giá trị là -0.7247275, có ý nghĩa thống kê lên đến 95%. Điều này cho thấy, khi một chính sách nào đó được thực hiện làm thay đổi trong ngắn hạn các biến BD-thâm hụt ngân sách hay IN-lạm phát, khiến cho NIR-lãi suất thị trường lệch khỏi đường cân bằng trong dài hạn, thì ngay tại kỳ tiếp theo ( ở đây là 1 năm sau đó), những tác động này sẽ có xu hướng trở

về vị trị cân bằng với mức độ điều chỉnh về lại đường cân bằng trong dài hạn là 72.47275%.

3.1.2. Kiểm định và khắc phục khuyết tật của mơ hình nghiên cứu.

3.1.2.1. Kiểm định tự tương quan phần dư của mơ hình

Xét cặp giả thuyết {H0:Khơng có hiệntượngtự tương quan H1:Có hiện tượngtự tương quan

Điều kiện để bác bỏ H0: giá trị (Prob > chi2) < 5% ,

Ta thấy (Prob > chi2) = 0.80203 > 0.05  Hay khơng có đủ cơ sở để bác bỏ H0,

đồng nghĩa với việc thừa nhận H0  Khơng có tự tương quan trong mơ hình hồi

quy với mức ý nghĩa thống kê 5%, điều này phù hợp với mong muốn về kiểm định mơ hình hồi quy.

3.1.2.2. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu

Xét cặp giả thuyết { H0:Nhiễu tuântheo quy luật phân phốichuẩn H1:Nhiễu không tuân theoquy luật phân phối chuẩn

Ta thấy giá trị (Prob > chi2) của ALL = 0.16224 > 5%. Hay không đủ điều kiện để bác bỏ H0, đồng nghĩa với việc thừa nhận H0  Xét về tổng thể tồn mơ hình

có nhiễu tn theo quy luận phân phối chuẩn, điều này phù hợp với mong muốn về kiểm định mơ hình hồi quy.

3.1.2.3.Kiểm định tính ổn định của các ước lượng VEC

Xét cặp giả thuyết { H0:Các ước lượng của mơ hìnhđảm bảo tính ổn định H1:Các ước lượngcủa mơhình khơng đảmbảo tính ổn định

Thừa nhận H0 nếu đáp ứng 2 điều kiện

{Số lượngmô đun đơn vị=Số biến trong mơ hình−Các giátrị mơđun cịn lại phải nhỏ hơnSố quan hệ đồng liên kết1

Xét trong bài ta thấy, mơ hình nghiên cứu gồm 3 biến, và tồn tại 1 quan hệ đồng liên kết  số lượng mô đun đơn vị = 3-1 = 2

Các giá trị mơđun cịn lại đều thỏa mãn điều kiện nhỏ hơn 1

 Đủ điều kiện để thừa nhận H0 , hay các ước lượng của mơ hình VEC đảm

4. CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP

4.1. Kết luận về những ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường.

Như đã trình bày tồn bộ q trình đi từ phân tích cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan trong và ngoài nước, xem xét đến hạn chế của các nghiên cứu cùng đề tài đi trước, nhóm đã thiết lập, và xây dựng một mơ hình nghiên cứu sử dụng một trong những phương pháp nghiên cứu kinh tế lượng hiện đại nhất hiện nay, ứng dụng mơ hình VECM, mơ hình vector hiệu chỉnh sai số. Nhờ sự hỗ trợ của cơng cụ nghiên cứu định lượng Stata, nhóm đã có những kết luận rõ ràng về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất thị trường Việt Nam trong dài hạn và ngắn hạn:

Trong dài hạn:

 BD có mối quan hệ thuận chiều với NIR, hay thâm hụt ngân sách tỉ lệ thuận với lãi suất thị trường Việt Nam, cụ thể hơn, trong dài hạn, khi BD- thâm hụt ngân sách tăng thêm 1% GDP thì lãi suất thị trường Việt Nam tăng thêm 1.391641 %.

 IN có mối quan hệ thuận chiều với NIR, hay lạm phát tỉ lệ thuận với lãi suất thị trường Việt Nam, cụ thể hơn, trong dài hạn, khi IN-lạm phát tăng thêm 1% thì lãi suất thị trường Việt Nam tăng thêm 1.3624838% .

Trong ngắn hạn:

 Tại độ trễ 1 kỳ ( 1 năm sau đó) , thâm hụt ngân sách và lạm phát có tác động đến lãi suất thị trường Việt Nam.

 Tác động của thâm hụt ngân sách và lạm phát trong ngắn hạn khiến lãi suất thị trường lệch khỏi đường cân bằng trong dài hạn, nhưng chỉ khoảng 1 năm sau đó, những tác động này sẽ có xu hướng trở về vị trị cân bằng với mức độ điều chỉnh là 72.47275%.

4.2. Kiến nghị giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách và cân bằng ngân sách ở Việt Nam.

Với kết quả đáng tin cậy của mơ hình VECM phân tích “Tác động của thâm hụt

ngân sách đến lãi suất thị trường Việt Nam”, qua đó cho thấy thâm hụt ngân

sách kéo theo một loại các hệ quả tác động lên nền kinh tế Việt Nam ở tầm vi mô và vĩ mô, trong dài hạn gây bất ổn nền kinh tế. Việt Nam trong 15 năm trở lại đây luôn trong tình trạng thâm hụt ngân sách liên tục với tỷ lệ thâm hụt ngân sách luôn ở mức trên dưới 5%GDP, mức thâm hụt này thuộc vào diện cao nhất so với các nước trong cùng khu vực. Có thể nói thâm hụt ngân sách vẫn đang là vấn đề nan giải của nền kinh tế Việt Nam và cho đến hiện nay, tìm ra một hướng giải quyết cụ thể quản lý thâm hụt ngân sách và kiểm soát tác động tiêu cực của nó ln là một thách thức vơ cùng lớn đối với chính phủ và hệ thống quản lý của các tổ chức nhà nước. Việc xử lý vấn đề này đòi hỏi Việt Nam phải khéo léo bởi nó khơng chỉ tác động đến nền kinh tế, đời sống nhân dân mà còn tác động đến sự phát triển lâu dài của quốc gia. Trên cơ sở đó, nhóm đã tham khảo và đưa ra một vài kiến nghị giải pháp nhằm kiểm soát thâm hụt ngân sách ở Việt Nam và tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế:

4.2.1. Tập trung phát triển thị trường tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ.

Một vấn đề nổi lên hiện nay trong điều hành kinh tế vĩ mô đang làm đau đầu các cơ quan quản lý, đó là thâm hụt ngân sách. Dưới góc độ của chính sách tiền tệ, thì đây là một áp lực lớn đối với sự ổn định lâu dài của chính sách tiền tệ. Nếu một chính sách tài khố kém bền vững về lâu dài sẽ tác động lên mục tiêu chính sách tiền tệ.

Kỳ vọng thâm hụt ngân sách lớn và liên tục, cộng với nhu cầu nợ lớn của Chính phủ có thể giảm lịng tin vào nền kinh tế và gây rủi ro đến sự ổn định của thị trường tài chính. Một khi thiếu niềm tin vào sự bền vững tài chính có thể trở thành yếu tố tiềm ẩn gây ra bất ổn cho các thị trường trái phiếu, ngoại hối và thậm chí làm sụp đổ cơ chế tiền tệ.

Để hỗ trợ nguồn bù đắp cho thâm hụt ngân sách, cũng như tạo công cụ cho điều hành chính sách tiền tệ, Ngân Hàng Nhà Nước đã cùng phối hợp với Bộ Tài chính, phát triển thị trường tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ.

Các ngân hàng thương mại sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi để mua tín phiếu kho bạc và sử dụng như một cơng cụ đảm bảo thanh khoản cho mình. Trong điều kiện nới lỏng chính sách tiền tệ, Ngân Hàng Nhà Nước cũng có thể mua tín phiếu để nắm giữ làm cơng cụ can thiệp thị trường khi cần thiết. Bên cạnh đó, Ngân Hàng Nhà Nước cũng mua trái phiếu Chính phủ để vừa đầu tư dài hạn, vừa sử dụng như là công cụ tham gia nghiệp vụ thị trường mở (OMO) để điều tiết thanh khoản.

Tuy nhiên, việc các ngân hàng thương mại đầu tư vào trái phiếu Chính phủ phải có những giới hạn nhất định để đảm bảo vừa kiểm soát được lạm phát, vừa đảm bảo việc mở rộng đầu tư khu vực sản xuất phi Chính phủ. Chính vì vậy, trong quy định về tỷ lệ an toàn với hoạt động các tổ chức tín dụng, Ngân Hàng Nhà Nước ln quy định một tỷ lệ đầu tư trái phiếu Chính phủ cho các ngân hàng thương mại.

4.2.2. Vận dụng phù hợp, điều hành chính sách kinh tế

Thực hiện nhất qn chính sách tài khóa, chủ động quản lý nhu cầu chi tiêu trước mắt và trong dài hạn theo định hướng đảm bảo kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mơ tình hình kinh tế xã hội.

Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong những năm qua là do chính sách tài khóa khơng được thực hiện nhất quán. Chính phủ Việt Nam chưa thật sự quản lý chặt chẽ về chi đầu tư phát triển quá lớn mà mang lại hiệu quả thấp. Do vậy để thật sự phát huy hiệu quả của chính sách tài khóa đối với mục tiêu đặt ra:

 Nên thực hiện nhất quán chính sách tài khóa theo quan điểm định hướng đảm bảo kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mơ của chính phủ nhằm tạo điều kiện tiền đề cho tăng trưởng bền vững.

 Có chiến lược đầu tư cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn để có cơ chế chuẩn bị nguồn lực một cách chủ động nhằm tránh hiện tượng điều chỉnh chính sách

khơng đồng bộ với mục tiêu kiểm sốt lạm phát, ổn định tình hình KTXH và đáp ứng mục tiêu tăng trưởng.

 Chỉ nên ban hành và thực hiện chính sách mới khi thực sự đã xem xét kỹ các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.

 Xác định rõ mức độ lạm phát mục tiêu vừa phải và ổn định nhằm tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi.

4.2.3. Tối ưu hóa tiết kiệm chi tiêu cơng

Xem xét lại việc giảm dần thâm hụt NSNN là một trong những ưu tiên trong điều hành chính sách tài khóa thời gian tới, qua đó từng bước mở rộng “ khơng gian tài khóa’ góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ trong dài hạn.

Sự gia tăng về THNS dự báo sẽ đặt công tác quản lý, điều hành ngân sách trong những năm tới một số khó khăn nhất định do “ khơng gian chính sách tài khóa“ bị thu hẹp. Theo đó, điều kiện chính phủ có thể phản ứng lại với các tác động tiêu cực từ bên ngoài sẽ rất hạn chế.

Việc huy động vốn của chính phủ sẽ trở nên khó khăn hơn nếu như mức dư nợ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)