Loại hình kho của các cơng ty trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hệ thống logistics của hà nội thực trạng và đề xuất giải pháp (Trang 39)

Đơn vị tính: %

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Nhìn vào kết quả điều tra, ta thấy cơ sở vật chất tại kho bãi của các doanh nghiệp được điều tra cịn thơ sơ, cơng nghệ lạc hậu, doanh nghiệp chủ yếu chỉ sở hữu kho thông thường mà chưa trang bị được cho mình những loại kho hiện đại chứa hố chất, hàng tươi sống hay kho lạnh, … Phần lớn các công ty chưa tận dụng và khai thác được dịch vụ giá trị gia tăng cho hệ thống kho bãi của mình.

Việc chưa khai thác được giá trị gia tăng cho hệ thống kho bãi là một trong những hạn chế lớn nhất gây cản trở cho sự phát triển hệ thống kho của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, hệ thống kho bãi ở Hà Nội cịn nhỏ, quy mơ rời rạc, manh mún, chất lượng chưa cao, chưa được quy hoạch một cách hợp lý. Thành phố cũng chưa xây dựng được các trung tâm logistics tầm cỡ trong khu vực để kết nối các hình thức vận tải và các loại phương tiện vận tải, khiến cho hệ thống kho bãi cịn rải rác, khơng tập trung. Kết cấu hạ tầng giao thơng đơ thị cịn yếu kém, khơng thuận tiện, chưa được thiết kế

0 20 40 60 80 100

Kho tài liệu Kho hàng giá trị cao Kho động/ thực vật sống Kho lạnh Kho hàng tươi sống Kho hố chất Kho thơng thường

phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống kho bãi. Những vấn đề đó dẫn tới tình trạng khó khăn khi vận chuyển hàng hố trong phạm vi nội thành. Ngoài ra, các vấn đề khác như chi phí hoạt động của hệ thống kho bãi trên địa bàn cịn cao, cơng nghệ sử dụng tại kho bãi còn lạc hậu, … cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, các doanh nghiệp tham gia khảo sát đã đánh giá khó khăn, hạn chế về kho bãi của mình như sau:

Hình 2.6: Đánh giá khó khăn, hạn chế về kho bãi của công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đơn vị tính: %

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Các doanh nghiệp đánh giá khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng và kinh doanh kho bãi là chưa tận dụng và khai thác được dịch vụ giá trị gia tăng của kho, với tỷ lệ đạt mức 76% trên tổng số doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề này. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông không thuận tiện là nguyên nhân lớn cản trở sự phát triển và hoàn thiện hệ thống kho bãi, cụ thể là gần 60% công ty đánh giá vấn đề này gây ra khó khăn cho hoạt động của mình. Với tỷ lệ 56%, các doanh nghiệp thực hiện khảo sát đánh giá rằng công nghệ thông tin lạc hậu làm hạn chế và giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, hơn 40% trên tổng số doanh nghiệp cho rằng chi phí để vận hành hệ thống kho bãi trên địa bàn thành phố còn cao, gây ra hạn chế cho việc duy trì và phát triển hệ thống. Hơn thế nữa,

0 20 40 60 80 Giao thông không thuận tiện

Chi phí cao Chưa khai thác được giá trị giá trị gia tăng Khơng áp dụng CNTT Khác

có trên 70% các doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn một yếu tố gây khó khăn cho kho bãi của mình. Qua đó, ta thấy rằng, thủ đơ Hà Nội cần phải hoạch định các chiến lược, dự án đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kho bãi, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để hệ thống logistics trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển.

2.2.1.6. Hệ thống công nghệ thông tin

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến vào hệ thống logistics là một giải pháp hiệu quả để thiết lập hệ thống phân phối và hỗ trợ các hoạt động diễn ra trên địa bàn thành phố. Khơng những vậy, nó cịn giúp các doanh nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics giảm chi phí và tác động tiêu cực tới mơi trường. Hệ thống logistics hồn chỉnh và tương thích với các quy trình của thương mại điện tử sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng trong thời đại cơng nghệ hiện nay. Do đó, những công cụ hiện đại và thương mại điện tử ngày càng được sử dụng và phát triển rộng rãi.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn Hà Nội ngày một ứng dụng nhiều công nghệ thơng tin vào hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Các cơng ty sử dụng hệ thống thông tin hiện đại trong quản lý điều hành và xử lý công việc; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics áp dụng phần mềm theo dõi, kiểm sốt q trình vận chuyển hàng hóa, nhờ đó nắm được thơng tin hàng hố để bảo đảm tiến độ, lịch trình và thời gian vận chuyển cho khách hàng. Bên cạnh đó, mạng lưới viễn thơng của thành phố Hà Nội ngày một phát triển do sự tăng mạnh của thị trường thơng tin di động, Internet có dây và khơng dây, giúp các doanh nghiệp dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Khảo sát của tác giả đối với 50 doanh nghiệp đã làm rõ thêm được mức độ sử dụng công nghệ thông tin căn bản và hiện đại trong hoạt động kinh doanh của các công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, với điểm 1 là luôn luôn sử dụng, điểm 2 là thường xuyên sử dụng, điểm 3 là thỉnh thoảng sử dụng, điểm 4 là chưa bao giờ dùng, và thu được kết quả như sau:

Hình 2.7: Mức độ sử dụng cơng nghệ thơng tin căn bản trong hoạt động kinh doanh của các công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đơn vị tín : đ ểm

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Theo khảo sát, các doanh nghiệp có tần suất sử dụng nhiều nhất các công cụ truyền thống như điện thoại/ tin nhắn SMS với mức 1,69 điểm, và thư điện tử/ Fax với 1,74 điểm. Hai cơng cụ cịn lại là website và mạng nội bộ/ ngoại bộ được sử dụng ít hơn với mức lần lượt là 2,03 và 1,97 điểm.

Tuy nhiên, trên địa bàn thủ đô hiện nay, việc ứng dụng các công cụ hiện đại nói chung cịn chưa được chú trọng. Những công nghệ thông tin tiên tiến chưa được đưa vào sử dụng nhiều trong bộ máy doanh nghiệp, cũng như áp dụng vào các dịch vụ mà công ty cung cấp. Hơn thế nữa, mức độ phổ cập những cơng cụ hiện đại này tới các doanh nghiệp cịn chưa cao, dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp sử dụng cũng như cung ứng dịch vụ khơng nắm rõ được các tiện ích hiện đang có trên thị trường. Khảo sát của tác giả đối với 50 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội về mức độ sử dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động kinh doanh thu được kết quả như sau:

1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 2.2

Điện thoại/ tin nhắn SMS Thư điện tử / Fax Website Mạng nội bộ/ ngoại bộ 1,69 1,74 2,03 1,97

Hình 2.8: Mức độ sử dụng cơng nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động kinh doanh của các công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đơn vị tín : đ ểm

Nguồn: khảo sát của tác giả

Qua khảo sát này, ta thấy, trong 50 doanh nghiệp, công nghệ được sử dụng nhiều nhất là mã số, mã vạch với mức điểm là 2,15, ứng với mức điểm thấp nhất trong các công cụ. Tần suất sử dụng lần lượt giảm dần đối với công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử EDI (2,15 điểm), hệ thống quản trị doanh nghiệp tích hợp ERP (3,01 điểm), cơng nghệ nhận dạng bằng sóng radio RFID (3,28 điểm) và các công cụ khác (3,37 điểm).

Tuy các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội liên tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng vào hoạt động kinh doanh của mình, nhưng họ chưa thực sự khai thác và tận dụng được tất cả các tính năng và lợi ích thương mại điện tử mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Mức độ tham gia sử dụng và phổ cập công nghệ thông tin cũng rất khác nhau giữa các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp lớn, sự ưu tiên dành cho công nghệ thông tin so với các khoản đầu tư khác còn chưa được chú trọng. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn nhân lực và vốn hạn hẹp là những nguyên nhân chính gây trở ngại cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thậm chí cịn chưa biết đến các cơng nghệ hiện đại đang có trên thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn cịn lo lắng, dè dặt về độ an tồn của thương mại điện tử, cũng như chi phí bỏ ra để áp dụng chúng. Những vấn đề trên được minh chứng rõ ràng trong kết quả khảo sát của tác giả về lý do chưa áp dụng công nghệ thông tin hiện đại của 50 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội:

2,91 2,15 3,28 3,01 3,37 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Trao đổi dữ liệu điện tử EDI Mã số, mã vạch RFID (Công nghệ nhận dạng bằng

sóng radio)

ERP (Hệ thống quản trị doanh nghiệp tích hợp)

Hình 2.9: Lý do chƣa áp dụng công nghệ thông tin hiện đại

Đơn vị tính: %

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Theo kết quả khảo sát, lý do lớn nhất khiến nhiều doanh nghiệp trong tổng số 50 doanh nghiệp được điều tra chưa áp dụng công nghệ hiện đại vào việc thực hiện hoạt động logistics là do khơng có nguồn nhân lực thích hợp, với tỷ lệ cho nguyên nhân này là 36%. Có thể thấy nguồn nhân lực là yếu tố có tác động lớn đến việc lựa chọn và quyết định ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Bên cạnh đó, một số lượng khơng nhỏ các cơng ty cho rằng chi phí áp dụng như mua phần mềm cơng nghệ hay bồi dưỡng nhân lực, … cịn cao, chiếm 28% tổng số các doanh nghiệp thực hiện khảo sát. Hệ thống khơng tương thích cũng là một trong những lý do ngăn cản các công ty sử dụng công nghệ tiên tiến do phần lớn doanh nghiệp hoạt động dựa trên bộ máy truyền thống đã lạc hậu, kỹ năng quản lý chưa hiệu quả và thiếu tính hệ thống, sự đầu tư phát triển lực lượng lao động cịn hạn chế. Hơn thế nữa, có gần 50% tổng số doanh nghiệp chọn nhiều hơn một lý do trở thành rào cản cho việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc thực hiện dịch vụ logistics.

Trên thực tế, ta có thể thấy hầu hết website của các doanh nghiệp chỉ đơn thuần dùng để giới thiệu, quảng bá về hình ảnh, sản phẩm và dịch vụ của công ty, mà chưa tận dụng hết được các tiện ích mà chúng đem lại và chưa đầu tư vào sự tương tác vốn rất cần thiết đối với khách hàng như áp dụng các công cụ theo dõi đơn hàng, chứng từ hay theo dõi lịch trình của phương tiện vận tải, ...

28%

24% 36%

12%

Chi phí cao Hệ thống khơng tương thích

Đối với các doanh nghiệp logistics, dù hệ thống khai hải quan điện tử ra đời từ năm 2010, nhưng số lượng doanh nghiệp áp dụng còn thấp, chủ yếu là phương pháp giấy tờ thủ cơng. Máy móc, cơng nghệ chưa được sử dụng nhiều trong việc bốc dỡ hàng hóa, mà đa phần là sức người lao động, với các phương tiện vận tải cũ kỹ, lỗi thời. Những công nghệ mới trong quản trị kho như phần mềm quản trị kho hay mã vạch chưa được áp dụng phổ biến, hoạt động lưu kho chỉ được tiến hành theo phương thức cũ đã lạc hậu.

Những hạn chế nêu trên là một số nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp trong nước khó có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngồi. Vì vậy, để có thể nâng tầm cho hệ thống logistics của Việt Nam cũng như hệ thống logistics của thành phố Hà Nội, ta cần xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại với cơ sở dữ liệu mạnh, góp phần hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.

2.2.2. Thực trạng hệ thống chính sách và pháp luật về dịch vụ logistics của Hà Nội

Là một trong bốn nhân tố quan trọng của hệ thống logistics, các chính sách và pháp luật về logistics có ảnh hưởng một cách rõ rệt tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp luật về dịch vụ logistics tại Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ một số công ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế liên quan đến hoạt động logistics như Công ước về Hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế (CISG – Cơng ước Viên năm 1980), Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2010), các Công ước quốc tế về vận đơn, các Hiệp định về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, và các hiệp định quốc tế của WTO như Hiệp định về xuất xứ hàng hoá, Hiệp định trị giá Hải quan, …, hay các cam kết quốc tế trong các Hiệp định song phương và khu vực, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ logistics.

Xem xét hệ thống pháp luật trong nước, trước năm 2005, việc kinh doanh dịch vụ logistics chưa được quy định trong luật pháp Việt Nam. Sau khi Luật Thương mại Việt Nam 2005 ra đời và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2006, dịch vụ logistics được thể chế tại Mục 4, từ Điều 233 đến Điều 240, trong đó đề cập tới khái niệm, điều kiện kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, quyền và nghĩa vụ của khách hàng, các trường hợp miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hóa của khách hàng.

Bên cạnh Luật Thương mại 2005, Chính phủ cịn ban hành Nghị định 140/2007/NĐ-CP vào ngày 05/9/2007, trong đó hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Nghị định được chi tiết hóa so với Luật Thương mại, phối hợp chặt chẽ và hài hồ với các chính sách, quy định và tập quán quốc tế. Các quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng được đưa ra trong Nghị định. Theo đó, họ phải tuân thủ những quy định về việc hạn chế mở cửa thị trường hoặc hạn chế đãi ngộ quốc gia theo các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế.

Ngoài các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp dịch vụ logistics như trên, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến hoạt động logistics, hay những quy phạm pháp luật về giao thông vận tải, hải quan, cảng biển, …Cụ thể là:

Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2017, quy định về hoạt động hàng hải đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam;

Luật Giao thơng đường bộ năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01/7/2009, quy định quy tắc giao thông đường bộ, các điều kiện đảm bảo an tồn giao thơng đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và hàng nguy hiểm. Tuy nhiên, luật chưa quy định về trách nhiệm dân sự và giới hạn trách nhiệm dân sự của người vận tải đường bộ;

Luật Đường sắt 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 có các quy định liên quan đến hoạt động logistics như hợp đồng vận tải hàng hóa, vận tải quốc tế, giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, giải quyết tranh chấp, thời hạn khiếu nại, thời hiệu khởi kiện, miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, ...;

Luật Giao thơng đường thủy nội địa 2004 có hiệu lực từ ngày 01/01/2005, được

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hệ thống logistics của hà nội thực trạng và đề xuất giải pháp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)