NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Lịch sử thế giới Tài liệu luyện thi đại học (Trang 43 - 44)

Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lịch sử dân tộc đã trải qua những bước thăng trầm nhiều hi sinh gian khổ song cuối cùng đã giành những thắng lợi vẻ vang.

Nguyên nhân thắng lợi

- Nhân dân ta đoàn kết, giàu lòng yêu nước, chiến đấu dũng cảm, lao động cần cù. - Đảng - Hồ Chí Minh lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng suốt độc lập, tự chủ.

Bài học kinh nghiệm

- Nắm vững ngọn cờ độc lập và chủ nghĩa xã hội - Sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân - Không ngừng củng cố khối đoàn kết.

- Kết hợp sức mạng dân tộc với sức mạnh thời đại. - Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định.

Luyện thi môn lịch sử thế nào cho tốt - luyện thi đại học Cần ôn tập như thế nào? Cần ôn tập như thế nào?

Hiểu biết, khám phá và sáng tạo là phong cách học lịch sử. Khi ôn tập môn lịch sử, các bạn phải luôn tự đặt và trả lời ba loại câu hỏi cơ bản:

“… như thế nào?” (trình bày, nêu, khái quát, tóm tắt) “Tại sao?” (giải thích)

“Phân tích” (vừa trình bày, vừa giải thích, chứng minh, so sánh, đánh giá, phê phán)

Học sinh cần nói lại, hoặc viết ra giấy nội dung trả lời, không nên chỉ hình dung đại khái trong đầu. Khi viết, không được sử dụng tài liệu. Sau khi viết cần so sánh với các tài liệu để bổ sung những chỗ sai sót. Nếu sai sót nhiều thi cần học lại và viết lại.

Điều đáng chú ý là học sinh không bắt buộc phải trình bày mọi vấn đề lịch sử một cách máy móc, giống từng câu, từng chữ như SGK, mà có thể thay đổi câu chữ và bố cục, miễn là đảm bảo đúng nội dung. Mặt khác, có thể trình bày cả những kiến thức không có trong SGK.

Mấy điểm cần lưu ý về kĩ năng làm bài

1- Phân tích câu hỏi trong đề thi

Phải đọc hết và hiểu chính xác từng chữ trong câu hỏi. Trong đề thi, một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là “thừa”. Đọc kĩ câu hỏi để xác định thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi (trình bày, so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá…)

2- Phân bố thời gian cho hợp lí.

Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời gian, mỗi điểm khoảng 15 phút là phù hợp. 3- Lập dàn ý

Hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính và trình tự của các ý. Sau đó hãy “mở bài”, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về “mở bài”. Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào, và nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn. Sau khi viết hết nội dung, khắc sẽ biết kết luận. Đừng nghĩ trước kết luận, và cũng chỉ nên kết luận thật ngắn gọn.

Về hình thức, không phải ai cũng viết được chữ đẹp, câu hay, nhưng hãy cố gắng viết cho rõ ràng, đúng câu, đúng chính tả, đừng dùng từ sáo rỗng, dài dòng, đừng viết tắt. Hãy luôn nhớ: Đúng, đủ, rõ

ràng, thế là đã tốt; lời văn giản dị, thế đã là hay.

Những lỗi cần tránh

1- Lạc đề, thừa hoặc thiếu kiến thức cơ bản.

Đây là lỗi khá phổ biến. Ví dụ, khi trả lời câu hỏi: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 20 của thế kỷ XX, đã có những trường hợp sai như sau: (1)Trình bày lại hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920 (lạc đề, sai kiến thức cơ bản, vì không xác định đúng thờì gian; (2) chỉ trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp và Liên Xô từ năm 1920 đến năm 1924 (sót kiến thức cơ bản, thiếu các sự kiện trong những năm 1924-1929); (3) Trình bày cả những sự không cần thiết từ năm 1917 đến năm 1919 (thừa).

Cũng có khi đề thi yêu cầu “giải thích” hoặc “phân tích”, nhưng bài làm chỉ “trình bày”.

Để khắc phục tình trạng trên, cần đọc kĩ đề thi, xác định rõ yêu cầu của đề và chuẩn bị dàn ý sơ lược trước khi viết bài.

2- Lẫn lộn sự kiện giữa các thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau.

Có thí sinh viết: “Một trong những điều kiện bùng nổ của phong trào cách mạng Việt Nam năm 1930 là có sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch” (Lúc đó chưa có Chính phủ, Hồ Chí Minh chưa làm chủ tịch). Hoặc là: “Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đưa Cách mạng Tháng Tám đến thành công”. “Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam” (năm 1951 Đảng mới có tên này).

Nguyên nhân chính là thiếu sự tỉnh táo, hoặc mất bình tĩnh, không suy xét trước khi viết. Cũng có khi do thói quen chủ quan, dẫn tới sai một cách vô thức.

3- Mặc định cái sau phải hoàn thiện hơn cái trước.

Có thí sinh viết: Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã “phát triển và hoàn chỉnh” so với Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Hội nghị thành lập Đảng thông qua (đúng ra phải viết là “có hạn chế”). Nguyên nhân của lỗi này là chưa hiểu bài.

4- Ngoài ra, trong các bài làm, thí sinh thường hay mắc lỗi diễn đạt, viết sai chính tả, sai ngữ pháp. Nguyên nhân chính là do thiếu sự rèn luyện trong quá trình học.

Một phần của tài liệu Lịch sử thế giới Tài liệu luyện thi đại học (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w