Những chính sách của Chính phủ Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hƣởng của bất bình đẳng thu nhập lên tăng trƣởng kinh tế ở hàn quốc (Trang 46 - 51)

3.1.1 Giai đoạn 1961 – 1987: Chế độ độc tài chuyên chế và “Tăng trưởng trước, phân phối sau” phân phối sau”

Sau 35 năm cai trị thực dân khắc nghiệt của Nhật Bản, Hàn Quốc là một trong các nước nghèo nhất thế giới, bị đói nghèo nghiêm trọng. Do đó, phát triển kinh tế là mối quan tâm ưu tiên hàng đầu trong những năm 1960, 1970 và 1980. Các chế độ độc tài chuyên chế của Hàn Quốc, Park Jung-hee (1961-1979) và Chun Doo-hwan (1980- 1988), nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế và cơng nghiệp hóa trên cơ sở các chiến lược tăng trưởng do nhà nước lãnh đạo để giải phóng nghèo đói cho người dân.

 Chính sách kinh tế

Chính phủ áp dụng chiến lược hướng ngoại, ban hành các chính sách xuất khẩu mới để kích thích đầu tư nước ngồi vào Hàn Quốc, xây dựng những tập đoàn kinh tế - tài chính lớn (Chaebol) làm địn bẩy cho nền kinh tế; cải cách hệ thống ngân hàng và chấn chỉnh bộ máy quản lý thuế.

Để có nguồn vốn, chính phủ đã đi vay nợ và nhận viện trợ chủ yếu từ Mỹ. Từ năm 1964 đến 1969, nhận viện trợ khoảng 5 tỷ USD nhờ việc chính phủ cử lính sang Việt Nam đánh thuê cho Mỹ, và cho Hàn Quốc vay tới 4,4 tỉ USD. Trong giai đoạn 1962- 1969 chiếm 75,2%; trong giai đoạn 1967-1971 chiếm 33,9% và năm 1979 chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Cùng với hình thức vay nợ, chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách thu hút vốn thơng qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi. Ngay từ những năm 1960, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện những cải cách về luật pháp có liên quan đến việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến năm 1966, Hàn Quốc đã ban hành luật thu hút vốn đầu tư. Năm 1967, để khuyến khích ngân hàng

nước ngồi đầu tư vào Hàn Quốc, chính phủ đã cho phép thành lập ngân hàng ngoại hối và ngân hàng xuất nhập khẩu, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận được với nguồn vốn dễ dàng hơn. Bên canh đó, chính phủ cũng cho phép khu vực tư nhân tham gia hút vốn đâu tư nước ngoài. Với những doanh nghiệp có tiềm năng hay những dự án liên kết được dự báo có hiệu quả cao nhưng thiếu vốn sẽ được nhà nước hỗ trợ vốn để đảm bảo khả năng thực hiện.

 Thu hẹp khoảng cách khu vực

Khoảng cách khu vực ngày càng lớn có thể là khơng thể tránh khỏi trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên nó có thể cản trở tăng trưởng kinh tế khơng chỉ vì phân bổ nguồn lực và đầu tư khơng hiệu quả mà cịn vì bất ổn khu vực. Do đó, chính phủ đưa ra các biện pháp chính sách để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành phố đô thị và cộng đồng nông thôn. Phong trào Saemaeul Undong (còn gọi là Phong trào cộng đồng cư dân mới) của Chính phủ tập trung vào phát triển nông thôn Hàn Quốc bằng việc động viên người dân lao động cơng ích, sau đó tiến hành cải tạo, xây dựng lại toàn bộ những cơ sở hạ tầng đã bị chiến tranh tàn phá mà không cần phải được trả lương. Mục tiêu chính của Saemaul Undong là tạo thu nhập, môi trường sống và cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn cơ bản. Phong trào đã mang lại thành công trong phát triển nông thôn và giúp cộng đồng nông thôn tạo ra không chỉ thu nhập từ nông nghiệp mà cả thu nhập phi nơng nghiệp, từ đó góp phần phân phối thu nhập tương đối công bằng giữa thành thị và nơng thơn khu vực.

 Chính sách giáo dục

Với chính sách thúc đẩy xuất khẩu, cơng nghiệp hóa đất nước, chính phủ cho rằng giáo dục đóng một vai trị quan trọng trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ một quốc gia nghèo sang một quốc gia công nghiệp hàng đầu bằng cách thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực và thay đổi cơng nghệ. Chính Phủ đã bạn hành luật tuyên bố giáo dục tiểu học bắt buộc, phân cấp các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, tập trung vào việc nuôi dưỡng nguồn nhân lực và giáo dục đã cung cấp nguồn nhân lực đầy đủ cho phát triển

khuyến khích sinh viên trẻ làm việc trong các nhà máy vào ban ngày và đi học vào buổi tối. Chính phủ cũng tăng cường giáo dục cho người dân ở nông thôn qua phong trào Saemaul Udong, số tiền tài trợ lên đến 203,2 tỉ won vào năm 1979.

3.1.2 Giai đoạn 1988 đến nay: Chính phủ dân chủ và sự cân bằng giữa tăng trưởng và phân phối thu nhập và phân phối thu nhập

Ở giai đoạn này, Hàn Quốc đã lựa chọn mơ hình kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong phân phối thu nhập. Mục tiêu của chính sách là phát triển một hệ thống phúc lợi xã hôi với trọng tâm là đảm bảo mức sống tối thiểu, điều kiện chăm sóc tối thiểu cho trẻ em, hỗ trợ người già, người khuyết tật; tạo nên một xã hội phát triển cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng giữa các vùng miền, tầng lớp xã hội hướng tới phát triển bền vững.

 Già hóa dân số

Để thúc đẩy việc làm cho người cao tuổi, năm 2003 chính phủ đã mở rộng danh sách các ngành nghề trong Đạo luật khuyến khích việc làm dành cho người cao tuổi, từ 70 tăng lên 160 ngành nghề, khuyến khích các cơng ty tăng tuổi nghỉ hưu bắt buộc; hỗ trợ việc làm lại cho những người lớn tuổi bỏ việc khơng tự nguyện vì nghỉ hưu bắt buộc. Chính phủ cũng đã sửa đổi luật về tăng tuổi nghỉ hưu để kéo dài độ tuổi này lên 60 tuổi so với 58 tuổi vào năm 2013.

Chính phủ cung cấp trợ cấp lương cho các công ty đảm bảo việc làm cho đến tuổi nghỉ hưu, tăng tuổi nghỉ hưu hoặc cung cấp các chương trình giới thiệu việc làm cho người về hưu. Chính phủ cũng cung cấp các khoản trợ cấp cho các công ty cho phép người lao động ở lại công ty vượt quá tuổi nghỉ hưu bắt buộc. Ngồi ra, chính phủ đã đưa ra một đạo luật vào năm 2010 để cấm phân biệt tuổi tác trong tuyển dụng và việc làm.

Bên cạnh đó, đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng về tỷ lệ nghèo ở tuổi già, chính phủ Hàn Quốc đã giới thiệu chương trình hưu trí cơ bản cho người già (BOAP) vào

ích hàng tháng lên tới 84 kW (nghìn won Hàn Quốc, tương đương với 1 đô la Mỹ) cho người độc thân và 139 kW cho các cặp vợ chồng.

 Chính sách khuyến khích sinh con

Hàn Quốc hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng tỉ lệ sinh giảm nghiêm trọng do tỉ lệ kết hôn ngày càng giảm và chi phí cơ hội cho việc sinh con, lo lắng về chi phí gánh nặng kinh tế. Vì vậy, để tăng tỉ lệ sinh, chính phủ đã thiết lập và thực hiện các chính sách khuyến khích sinh con như:

 Với những phụ nữ mang thai sẽ được trợ cấp chi phí điều trị và dịch vụ tư vấn, để giúp đỡ gánh nặng kinh tế và khó khăn tâm lý của phụ nữ.

 Thành lập quỹ tín dụng sinh con quốc gia cung cấp lợi ích cho các hộ gia đình có 2 con trở lên với các biện pháp hỗ trợ như giảm chi phí giáo dục, gánh nặng thuế.

 Bố mẹ được nghỉ phép lên đến 1 năm để ở nhà trông và giáo dục con dưới 8 tuổi. Trong thời gian nghỉ phép họ được nhận được trợ cấp nghỉ phép và 40% tiền lương từ công việc đang làm.

 Để giảm gánh nặng cho các gia đình đơn thân, số tiền hỗ trợ nuôi con được tăng lên 200.000 won cho các gia đình có thu nhập thấp và 35000 won cho thanh thiếu niên, và hỗ trợ cho trẻ em dưới 18 tuổi.

 Chính sách giáo dục

Với những vùng mà đa số các gia đình có thu nhập thấp, chính phủ đã thực hiện 1 kế hoạch tổng thể: ưu tiên đầu tư về giáo dục để hỗ trợ họ. Theo kế hoạch này, Chính phủ Hàn Quốc sẽ cung cấp cho học sinh ở các vùng này các chương trình định hướng và trị liệu tâm lý, cung cấp các bữa ăn tại trường, giáo dục về sức khỏe, chương trình đào tạo sau giờ học, chương trình mẫu giáo cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Đối với các sinh viên đại học, một khoản vay sinh viên được hoàn trả bằng thu nhập của họ trong tương lai được bắt đầu vào tháng 1 năm 2010. Khoản vay này sẽ chi trả học phí hằng năm kèm theo 2 triệu won tiền sinh hoạt phí. Lãi vay sẽ thấp hơn lãi thị trường. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ trả lãi và gốc theo từng đợt trải dài tối đa 25 năm sau khi thu nhập hàng năm của họ đạt 16 triệu won.

Bên cạnh đó,chính phủ cũng phát triển cơng tác giáo dục dạy nghề. Chương trình đào tạo nghề (VET) được tổ chức ở một số trường cấp 3 và trường cao đẳng. Nó cũng bao gồm các chương trình dạy nghề cho người thành niên, ví dụ như chương trình đào tạo cho người đi làm, người thất nghiệp và cả những người không tham gia thị trường lao động.

 Chính sách lao động

Năm 1986, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật tiền lương tối thiểu, cho phép nhà nước tham gia vào q trình xác định lương giữa nhà quản lí và người lao động, buộc người sử dụng lao động trả lương không thấp hơn mức tối thiểu đã quy định. Mức lương tối thiểu được xác định bởi Hội đồng lương tối thiểu dựa trên chi phí sinh hoạt trung bình của cơng nhân và năng suất lao động.

Chính phủ đã ban hành một đạo luật để bảo vệ những người lao động không thường xuyên khỏi sự phân biệt đối xử. Chính phủ cũng đã mở rộng chính sách thị trường lao động cho người lao động không thường xuyên để cải thiện việc làm của họ bằng cách đào tạo nghề. Ngoài ra, kể từ tháng 7 năm 2007, người lao động theo hợp đồng có kì hạn sẽ được chuyển đổi thành nhân viên chính thức sau hai năm làm việc.

Năm 2008, chính phủ đã giới thiệu một gói biện pháp tồn diện được gọi là Dịch vụ Việc làm Thanh niên (YES) nhằm tìm cách cải thiện cơ hội thị trường lao động cho thanh niên. Năm 2011, nó đã trở thành một phần của chương trình Gói dịch vụ việc làm (ESPP), một chương trình hỗ trợ việc làm rộng hơn nhắm đến những người có thu nhập thấp, thanh niên ít học và người tìm việc lâu dài.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hƣởng của bất bình đẳng thu nhập lên tăng trƣởng kinh tế ở hàn quốc (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)