XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG SCM

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG hệ THỐNG QUẢN lý CHUỖI CUNG ỨNG (SCM) của CÔNG TY cổ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

Nâng cao mối quan hệ với nhà cung cấp.

Với những nhà cung cấp có quan hệ hợp tác lâu dài, Acecook cần có những cam kết đặc biệt khơng chỉ nhằm thắt chặt mối quan hệ, sự tin tưởng lẫn nhau trong q trình hoạt động mà cịn tiết kiệm được chi phí, nhân lực trong việc tổ chức lại đấu thầu. Với những nhà cung cấp mới, trước khi ký kết hợp đồng, Acecook cần nghiên cứu kỹ về hồ sơ, nguồn gốc công ty, tư cách pháp nhân, doanh số bán, thị trường đang hoạt động và xem xét mức độ phù hợp, độ cần thiết với loại hàng mà doanh nghiệp có ý định đặt mua.

Tăng cường kiểm sốt chất lượng đầu vào, có cơng bố các doanh nghiệp đối tác cung cấp các nguyên liệu.

Đây là điều mà Acecook chưa cơng bố trên website, dù Acecook đã có chương trình tham quan nhà máy sản xuất, một hoạt động tạo được rất nhiều niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng mì ăn liền họ sử dụng, nhưng nếu được hiểu rõ về nguyên liệu đầu vào được nhập từ đâu thì chuỗi cung ứng đã hình thành rõ ràng hơn trong tâm trí khách hàng.

Chủ động tìm hiểu, thu thập thơng tin, số liệu dự báo để có thể nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu ln thay đổi của thị trường.

Để đáp ứng thị trường, Acecook nên phát triển đa dạng sản phẩm mì ăn liền, đặc biệt là phát triển lên phân khúc cao cấp nhằm củng cố và gia tăng thị phần vững mạnh trên thị trường. Acecook Việt Nam hồn tồn có thể làm được điều này với cơng nghệ hiện đại và đội ngũ R&D dày dặn kinh nghiệm.

Mỗi một sản phẩm đều là tâm huyết của Acecook Việt Nam với hương vị đặc trưng kết tinh từ sự sáng tạo về công thức chế biến và nguồn nguyên liệu tại địa phương. Tuy nhiên, trước tình hình cạnh tranh khốc liệt trong thị trường mì gói hiện nay, đối mặt với sự gia nhập của các thương hiệu mì gói nổi bật trong và ngồi nước như dịng sản phẩm mì Koreno của Hàn Quốc, Omachi tại Việt Nam,…thì việc nỗ lực đổi mới, đa dạng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ giúp Acecook tạo được lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp.

Nâng cao hoạt động đánh giá chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng của Acecook luôn cần được thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động. Acecook cần hiểu rõ và nắm được các mặt mạnh, điểm yếu còn tồn tại của doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa môi trường vĩ mô và vi mơ để tìm ra những giải pháp, đưa ra những cải tiến, đổi mới phù hợp với sự thay đổi của thị trường cũng như nhu cầu người tiêu dùng.

Tăng cường áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động đánh giá để tối ưu, đạt được hiệu quả tốt nhất, tăng cường dữ liệu cho hoạt động dự báo, lên kế hoạch của các nhà lãnh đạo. Từ đó, dần hồn thiện chuỗi cung ứng nhằm đạt hiệu suất cao trong lao động, nâng cao giá trị của Acecook với chi phí hoạt động tốt nhất có thể.

KẾT LUẬN

Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động cần sự phối hợp từ nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà sản xuất, các đơn vị vận chuyển, trung tâm phân phối, điểm bán đến người tiêu dùng một cách nhịp nhàng và liên tục với 3 dịng vật chất, thơng tin và tài chính sao cho đáp ứng nhu cầu khách hàng cao nhất với chi phí thấp nhất. Chuỗi cung ứng đã góp phần rất lớn trong thành cơng của Acecook Việt Nam nói riêng và ngành mì ăn liền nói chung.

Trước thị trường đầy biến động và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng cần được chú trọng, đầu tư, đánh giá thường xuyên để có những giải pháp kịp thời nâng cao hiệu quả chuỗi, điều này không chỉ thuộc về doanh nghiệp trung tâm mà là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “ Tạp chí khoa học Trường Đại học Mở TP.HCM số 6(3) 20211”-Th.S Nguyễn Bích Liên-Th.S Vũ Quốc Thơng

2. Bài giảng “Hệ thống thông tin quản lý” – ThS. Lê Thị Ngọc Diệp – Khoa QTKD1-HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

3. “Tài liệu học tập Hệ thống thông tin quản lý”- Chủ biên ThS. Vũ Văn Giang-Khoa QTKD- Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Cơng Nghiệp- Hà Nội 2019

4. Giáo trình “Hệ thống thơng tin quản lý” – Vũ Xuân Nam

5. Carl Marnewick and Lessing Labuschagne (2005), “A conceptual model for enterprise resource planning (ERP), Information Management & Computer Security”, vol.13 No. 2

6. Carlos Ferran, Ricardo Salim, “Enterprise resource planning for Global Economiies”, Informatin science reference, IGI Global, 2008

7. James A O’Brien, George M.Marakas(2011),“ Management Information System”

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG hệ THỐNG QUẢN lý CHUỖI CUNG ỨNG (SCM) của CÔNG TY cổ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)