Chương I Tổng quan về công ty TNHH CocaCola Việt Nam
2. Hạn chế và nguyên nhân
- Chưa có sự liên kết và rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi
Đó là tình trạng chung của nhiều chuỗi cung ứng logistics và Coca-Cola Việt Nam cũng mắc phải tình trạng này. Họ chưa thống nhất được thông tin giữa các yếu tố trong chuỗi cung ứng với nhau và chưa thật sự liên kết một cách chặt chẽ dẫn đến những bất đồng quan điểm, lợi ích. Điển hình là vụ việc Coca-Cola Việt Nam kiện các đại lý của mình năm 2005.
Coca-Cola thu hút các đại lý độc quyền bằng những chính sách ưu đãi hấp dẫn, tạo sự gắn bó giữa cơng ty và đại lý: Các đại lý không được bán các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, bù lại Coca-Cola sẽ trả cho các đại lý tiền chiết khấu độc quyền 1.000 đồng/ két. Nhưng trong q trình giao nhận hàng, việc ghi hóa đơn rất sơ sài. Các đại lý hầu như khơng có một giấy tờ nào có giá trị pháp lý để ràng buộc. Ngược lại, công ty căn cứ vào giấy xác nhận công nợ kiện theo thủ dân sự. Vụ việc này đã gây ra khơng ít tổn hại cho Coca-Cola Việt Nam và làm mất đi hình tượng của Coca-Cola trong lịng những người tiêu dùng.
- Phát triển và quản lý nhân sự chưa thật sự mang lại hiệu quả tối ưu
Cuộc chiến giữa Coca-Cola và Pepsi là một ví dụ minh chứng rõ ràng cho nhận định trên. Trên thị trường tiêu thụ tồn cầu thì lượng tiêu thụ của Coca-Cola bao giờ cũng nhỉnh hơn Pepsi nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Tại sao lại như vậy? Trên “sân chơi” toàn cầu, Coca-Cola chiếm thế “thượng phong” so với Pepsi nhờ chiến lược tiếp thị và
quảng cáo của họ. Riêng thị trường Việt Nam, Pepsi khơng những có được một hệ thống phân phối tốt trên toàn xứ Việt Nam (nhờ tới trước) mà họ cịn có được những nhà quản lý và điều hành giỏi có thể ví như những “tướng qn”. Họ là những người Việt không những am hiểu “công nghệ tiếp thị” mà đồng thời họ cũng rất am hiểu tâm lý của người Việt - điều này rất quan trọng. Nhờ vậy, Pepsi luôn đẩy lui bất cứ đợt “phản công” giành giật thị trường nào của Coca-Cola. Đây là điều mà Coca-Cola vẫn còn thiếu và yếu.
- Các khâu vận chuyển kho bãi, bảo quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất chưa có sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng.
Do chưa thực hiện tốt công tác vận chuyển và kho bãi đã dẫn tới một số sản phẩm của Coca-Cola bị khách hàng phàn nàn chưa hết hạn sử dụng nhưng đã bị hỏng. Có thể nguyên nhân do vỏ chai bị hở trong q trình vận chuyển. Cơng tác giám sát sản xuất không tốt dẫn tới lỗi trong các sản phẩm như xuất hiện pin trong nước Coca-Cola.
Điều này cho thấy sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với với các nhà phân phối, các đại lý của mình mới để xảy ra hiện tượng đáng tiếc sản phẩm đến tay người tiêu dùng mang những lỗi không thể chối cãi được.
- Chưa hiệu quả trong quản trị nhà cung cấp.
Năm 2005 Coca-Cola Việt Nam đã bị lên án vì sử dụng ngun liệu q hạn sử dụng. Điều đó cho thấy rằng ý thức trách nhiệm của nhà cung cấp nguyên vật liệu chưa tốt, ý thức về quản lý luồng hàng dự trữ (cụ thể là nguyên vật liệu sản xuất Coca-Cola) còn thiếu và yếu. Đồng thời cũng cho thấy sự yếu kém trong công tác chuyển tải, nắm bắt thơng tin của các thành viên trong mắt xích, giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên vật liệu.
- Chuỗi logistics thiếu thống nhất và chưa linh hoạt.
Thực tế trong quá trình phân phối sản phẩm thì xảy ra hiện tượng là khách hàng được nhân viên bán hàng của Coca Cola đã cung cấp thông tin về sản phẩm, thời gian giao hàng nhưng khách hàng vẫn phải nhận hàng muộn hơn hoặc là khi nhận thì lại có những thơng tin từ nhân viên giao hàng khơng đúng với trước đó như số lượng sản phẩm, giá cả,
... Bên cạnh đó, một số khách hàng có những yêu cầu riêng về sản phẩm nhưng chưa được đáp ứng. Điều đó cho thấy là chưa có sự thống nhất giữa các bộ phận và thiếu linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng dẫn đến làm giảm mức dịch vụ và mất sự tin dùng của khách hàng.