III. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam và sự hoàn chỉnh đưỡng lối cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân
1 Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam(2008), tập 3, NXB Chính trị Quốc gia.
trước mắt là tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn tồn, bảo vệ hịa bình thế giới. Đẻ hồn thành nhiệm vụ đó, Đảng phải đề ra những chính sách và biện pháp tích cực tăng cường lực lượng vũ trang, củng cố các đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh thi đua ái quốc, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường đồn kết quốc tế; đẩy mạnh cơng tác xây dựng Đảng Lao động Việt Nam thành “một Đảng to lớn, mạnh mẽ, chẳc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để” để lãnh đạo đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
3.1.2. Nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam
– Chính cương Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bí thư Trường Chinh chỉ đạo soạn thảo và được Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 2 năm 1951) thảo luận và thơng qua.
+Về tính chất xã hội: Xã hội Việt Nam có ba tính chất: dân chủ nhân dân một phần
thuộc địa nửa phong kiến. Ba tính chất đó đấu tranh lẫn nhau, tuy nhiên cuộc đấu tranh chủ yếu lúc này là đấu tranh giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa. Mâu thuẫn đó được giải quyết trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam.
+Về đối tượng cách mạng: có 2 đối tượng. Đối tượng thứ nhất và cũng là đối tượng
chính, là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể là thực dân Pháp và sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Đối tượng thứ hai là chủ nghĩa phong kiến, cụ thể là tàn dư phong kiến phản động.
+Về Nhiệm vụ cách mạng: Một là, đánh đuổi bọn đế quốc, thực dân xâm lược, giành
lại độc lập, thống nhất thực sự cho dân tộc. Hai là, xóa bỏ tàn dư phong kiến và nửa phong kiến, xóa bỏ địa chủ, làm cho người cày có ruộng. Ba là, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề cho xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội. Ba nhiệm vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên nhiệm vụ chính trước mắt chính là hồn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
+Về Động lực của cách mạng Việt Nam: Được xác định gồm có bốn giai cấp: giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc, ngồi ra cịn có những thân sĩ (thân hào, địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Trong đó lấy nền tảng là giai cấp cơng, giai cấp nơng và lao động trí óc, giai cấp cơng nhân đóng vai trị là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
+Về Sắp xếp loại hình cách mạng: Đảng ta căn cứ vào 3 loại hình cách mạng của
Lênin (cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng tư sản kiểu mới và cách mạng vô sản) gọi cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. Đồng chí Trường Chinh giải thích: Gọi là cách mạng dân tộc vì nó đánh đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc. Gọi là cách mạng dân chủ vì nó đánh đổ giai cấp phong kiến giành lại ruộng đất cho nơng dân. Gọi là cách mạng nhân dân vì nó do nhân dân tiến hành cuộc cách mạng ấy. Đây là sự bổ sung và phát triển lý luận cách mạng của Đảng ta vào học thuyết Mác-Lênin mà công lao to lớn thuộc về đồng chí Trường Chinh.
+Về Triển vọng phát triển của cách mạng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhất
định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình lâu dài và trải qua ba giai đoạn chính:
-Giai đoạn thứ nhất có nhiệm vụ chủ yếu là hồn thành giải phóng dân tộc.
-Giai đoạn thứ hai: xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.
-Giai đoạn thứ ba: xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.
-Ba giai đoạn ấy khơng tách rời nhau, mà có mối liên hệ mật thiết, xen kẽ với nhau.
+Về Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của Đảng: thông qua điều lệ mới gồm 13 chương
và 71 điều thể hiện rõ: Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả
các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam Chính sách của Đảng: có 15 chính sách lớn nhằm tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi và đặt cơ sở kiến thiết quốc gia, thực hiện chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam, làm tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội.
+Về Quan hệ quốc tế: Việt Nam đứng về phe hồ bình và dân chủ, phải tranh thủ sự
giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới, của Trung Quốc, Liên Xô.
3.2. Sự bổ sung, hoàn chỉnh của Đảng so với Cương lĩnh và Luận cương chính trị
- Trước tiên ta sẽ tìm ra những thiếu sót của Cương lĩnh và Luận cương nhằm xác định những bổ sung của Đảng trong Chính cương mà đã hoàn chỉnh đường lối cách mạnh Dân tộc Dân chủ Nhân dân.
Những thiếu sót, hạn chế của Cương lĩnh và Luận cương chính trị
- Với Cương lĩnh chính trị, đó là nội dung vẫn cịn một vài vấn đề về sau khơng hồn toàn phù hợp với thực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác nhau.
- Với Luận cương chính trị:
+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
+ Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quốc và phong kiến.
Nhằm bổ sung, hoàn thiện đường lối cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân, Đảng đã phân tích những thiếu sót, hạn chế của Cương lĩnh và Luận cương chính trị, từ đó cho ra đời Chính cương Đảng Lao động Việt Nam
-Khác với Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn dài, Luận cương chính trị là dự án về một cương lĩnh chính trị nhằm bổ sung vài điểm cho Cương
lĩnh. Song để hoàn thiện và hạn chế các điểm yếu của hai văn kiện trên, Chính cương được ra đời là đường lối chính trị chủ yếu của chính đảng trong một thời kỳ nhất định.
Những bổ sung của Chính cương