Biểu đồ 3.8: Mối quan hệ giữa WTP và nghề nghiệp của người được hỏi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đo lường mức độ sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện chất lượng nước lưu vực sông nhuệ đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam) (Trang 42 - 60)

Lỗi tiêu chuẩn 34366.58988

Trung vị 58500 Mode 0 Độ lệch tiêu chuẩn 68733.17976 Phương sai 4724250000 Nhỏ nhất 0 Lớn nhất 5000 Tổng 273000 Tổng số đối tượng 113 ( Nguồn:tác giả tổng hợp)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá trị trung bình mà người dân ven lưu vực sông Nhuệ - Đáy phải chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước sông là 3.200 đồng/tháng. Tổng số tiền mà người được hỏi sẵn lòng chi trả là 273.000 đồng/tháng. Trong 146 đôí tượng được hỏi về mức lựa chọn sự sẵn lòng chi trả thì chỉ có 113 đối tượng đồng ý chi trả ở các mức WTP nhỏ nhất là 2.000 đồng/tháng là 78 người; 3.000 đồng/tháng là 29 người và đồng ý với mức 5.000 đồng là 6 người. Những người đồng ý sẵn lòng chi trả với mức WTP 5.000 đồng/tháng đa số là những người có thu nhập > 7triệu đồng/tháng và đều có trình độ trung cấp; cao đẳng; đại hoc. Có tới 20-30% người được điều tra không sẵn lòng chi trả với mức WTP = 0 đồng/tháng. Nguyên nhân của việc họ không sẵn lòng chi trả là do:

+ Đối tượng được hỏi đều là những người nông dân sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản; đánh bắt thủy cầm; nuôi thủy cầm nhưng do nước sông bị ô nhiễm nặng nề họ đã đã phải vất vả chuyển nghề thu nhập chỉ khoảng từ 2-5 triêu đồng/tháng chiếm 50%.

Với mức thu nhập này họ chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu của họ nên không thể sẵn lòng chi trả cho một dịch vụ nào khác. Đồng thời, trình độ văn hóa của đối tượng điều tra chủ yếu là học hết cấp I; cấp II nên trình độ nhận thức về việc cải tạo chất lượng nước sông còn rất hạn chế nên sự sẵn lòng chi trả còn không nhiều.

+ Hiện tại, họ đã sử dụng nước máy cho mục đích sinh hoạt và ăn uống với mức giá mà họ phải trả còn thấp chỉ với 5.700 đồng/m3 nên họ không ý thức được tầm quan trọng của việc dùng nước và nước sạch đó lấy từ đâu. Chính vì vậy, sự sẵn lòng chi trả của họ là không lớn.

+ Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên sử dụng mức sẵn lòng chi trả WTP còn rất mới mẻ ở Việt Nam mà cụ thể là ít được nhắc tới qua các phương tiện thông tin đại chúng như (đài; tivi;..) nên đối với người dân ít không biết về với công cụ này. Đây cũng là hạn chế cho việc người dân không sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước sông.

3.5. Phân tích một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy(đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam)

3.5.1. Ảnh hưởng của trình độ học vấn

Biến trình độ học vấn có thể ảnh hưởng nhất định tới WTP. Mức chi trả theo trình độ học vấn của người trả lời phỏng vấn được thể hiện qua biểu đồ 3.7 dưới đây.

Biểu đồ 3.7: Mối quan hệ giữa WTP vàtrình độ học vấn

(Tổng hợp từ kết quả thống kê; tính toán 146 hộ gia đình)

Kết quả biểu đồ 3.7cho thấy trình độ học vấn có quan hệ tỷ lệ thuận với mức WTP.Ởmức giá 2000 nghìn đồng thì tỷ lệ học cấp I; cấp II; cấp III sẵn lòngchi trả của hộ gia đình cao hơn so với đối tượng đươc hỏi là học trung cấp; cao đẳng (47.4% so với 43.69%). Với mức giá 3000nghìn đồng thì các hộ được hỏi sẵn lòng chi trả đa số đều là các đối tượng có trình độ trung cấp; cao đẳng chiếm 55,2%và một phần đại học chiếm 44,8%. Ở mức giá 0 nghìn đồng thì đa số là tỷ lệ không đi học chiếm 63,6% và một phần tỷ lệ cấp I; cấp II không sẵn lòng chi trả chiếm 36,4%. Đối với mức giá là 5000 nghìn đồng thì tỷ lệ sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình được hỏi đều là những

người có trình độ đại học chiếm 100% nhưng khi được hỏi với mức giá 6000nghìn đồng cho sự sẵn lòng chi trả của họ cho việc cải thiện chất lượng nước sông thì không có hộ gia đình nào đồng ý với mức giá đó. Qua đây, ta thấy được rằng ý thức bảo vệ môi trường; mong muốn có môi trương xanh, sạch đẹp của người dân có trình độ cao hơn là cao hơn.

3.5.2. Ảnh hưởng của nghề nghiệp

Biến nghề nghiệp được khẳng định có vai trò quan trọng trong quyết định mức WTP. Trong nghiên cứu này , tôi đề cập nghề nghiệp của người được phỏng vấn bao gồm nông dân; công nhân; nghỉ hưu; lao động phổ thông; không đi làm/không có việc làm. Mức giá sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy theo nghề nghiệp của người trả lời được trình bày qua biểu đồ 3.8 dưới đây:

Biểu đồ 3.8: Mối quan hệ giữa WTP và nghề nghiệp của người được hỏi

(Tổng hợp từ kết quả thống kê; tính toán 146 hộ gia đình)

Biểu đồ 3.8 cho thấy mức sẵn lòng chi trả (WTP) phụ thuộc vào nghề nghiệp cụ thể. Cụ thể, với 11 người không có việc làm/không đi làm thì tỷ lệ sẵn lòng chi trả là 0VNĐ nhiều hơn so với những người dân lao động phổ thông và hưu trí. Nhìn hình ta thấy đối tượng làm nông dân họ sẵn lòng chi trả là 2000VNĐ là 59 người trong tống số 89 người nông dân được hỏi; tỷ lệ cao hơn việc họ không sẵn lòng chi trả(0 VNĐ) là 19 người trong tổng số 89 người nông dân được hỏi; có 11 hộ nông dân sẵn sàng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước sông là 3000VNĐ. Đối với 14 người được hỏi là công nhân thì có tới 7 người đồng ý sẵn sàng chi trả là 2000VNĐ; 4 người sẵn lòng chi trả với mức giá 3000VNĐ; có 3 người họ sẵn lòng chi trả với số tiền 5000VNĐ để cải thiện chất lượng nước sông. Đối với 8 người được hỏi là nghỉ hưu thì có với mức giá chi trả là 2000VNĐ; 3000VNĐ; 5000VNĐ họ sẵn lòng chi trả lần lượt là 2 người; 2 người; 2 người. Khi được hỏi với sự sẵn lòng chi trả với mức 6000VNĐ thì tất cả 146 người được hỏi đều không đồng ý vì họ nói không có đủ khả năng chi trả thêm. Như vậy, ta có thể thấy những người có nghề nghiệp ổn định như công nhân, nghỉ hưu thì sự sẵn lòng chi trả tốt hơn.

Biến thu nhập được xác định là có ảnh hưởng lớn nhất tới mức giá WTP. Với các điều kiện khác không đổi, khi tăng thu nhập thêm 1triệu đồng thì mức WTP có thể tăng thêm 1000 – 2000 nghìn đồng. Mức giá sẵn lòng chi trả theo thu nhập cho cải thiện cải thiện chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) được trình bày thông qua biểu đồ 3.9 dưới đây:

Biểu đồ 3.9: Mối quan hệ giữa WTP và thu nhập của người trả lời

(Tổng hợp từ kết quả thống kê; tính toán 146 hộ gia đình)

Qua biểu đồ 3.9 có thể thấy thu nhập càng tăng thì mức WTP càng tăng. Các mức giá trừ mức 0 đồng thì tất cả các đối tượng trả lời phỏng vấn có thu nhập 0- 2 triệu đồng/ tháng chiếm tỷ lệ cao nhất(100%). Với mức thu nhập từ 2- 5 triệu đồng /tháng số người được hỏi sẵn lòng chi trả với 2 mức 2000nghìn đồng và 3000nghìn đồng chiếm tỷ lệ 76,5% và 62,1 % cao hơn hẳn số mức sẵn sàng chi trả với mức giá 5000nghìn đồng chiếm 17%. Nhìn vào đồ thị ta thấy đối tượng được hỏi với mức thu nhập của họ từ 5-7 triệu đồng/tháng thì tỷ lệ sẵn lòng chi trả với mức giá 5000nghìn đồng chiếm 83% có tỷ lệ cao hơn mức giá 2000nghìn đồng và 3000nghìn đồng(9% và 13,8 %). Số người có thu nhập trên 7000triệu đồng/tháng họ sẵn lòng chi trả với mức giá 3000 nghìn đồng chiếm 10,3%. Như vậy, chứng tỏ rằng khi nhập tăng thì nhu cầu về chất lượng môi trường của con người cũng cao hơn so với khi có mức thu nhập thấp. Vì vây, người có thu nhập cao sẽ có xu hướng sẵn lòng chi trả cao hơn cho các hàng hóa dịch vụ môi trường.

3.5.4. Ảnh hưởng của nhu cầu các hộ nuôi trồng thủy sản; đánh bắt thủy sản; nuôi thủy cầm

Biến nhu cầu các hộ nuôi trồng thủy sản; đánh bắt thủy sản; nuôi thủy cầm trên sông có quan hệ chặt chẽ với WTP. Các hộ gia đình được hỏi ven lưu vực sông Nhuệ - Đáy sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước sông thông qua việc hộ nuôi trồng thủy sản; đánh bắt thủy sản; nuôi thủy cầm được thể hiện qua biểu đồ 3.10 sau đây:

Biểu đồ 3.10: Mối quan hệ giữa WTP và nhu cầu các hộ nuôi trồng thủy sản; đánh bắt thủy sản và nuôi thủy cầm.

(Tổng hợp từ kết quả thống kê; tính toán 146 hộ gia đình)

Nhìn vào đồ thị 3.10 ta thấy tỷ lệ mức sẵn lòng chi trả đối với các đối tượng được hỏi rất khả quan. Họ sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước sông với các mức giá 2000 nghìn đồng; 3000 nghìn đồng; 5000nghìn đồng bởi họ là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của việc không nuôi trồng thủy sản. Không những thế họ cũng là nhưng người nuôi thủy cầm và đánh bắt thủy sản nên họ hiểu được việc cần thiết của việc cải thiện chất lượng nước sông mà họ đang sống.

3.5.5. Ảnh hưởng của nhận thức và sức khỏe

Biến nhận thức và sức khỏe mà cụ thể là các bệnh liên quan tới chất lượng nước lưu vực sông cũng ảnh hưởng tới WTP được thể hiện qua biểu đồ 3.11 như sau:

Biểu đồ 3.11: Mối quan hệ giữa WTP và các bệnh của người dân liên quan tới chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy

(Tổng hợp từ kết quả thống kê; tính toán 146 hộ gia đình)

Nhìn vào biểu đồ 3.11 ta thấy đối tượng được hỏi về các bệnh về da và đường ruột liên quan tới chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy thì họ sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước sông. Cụ thể, các bệnh liên quan về da (lang ben, ngứa, mụn,..) người dân được hỏi sẵn sang chi trả với mức 3000VNĐ và 5000VNĐ nhiều nhất chiếm 65,5% và 66,7%; các bệnh về đường ruột số người sẵn lòng chi trả với mức 2000VNĐ chiếm 37,2%. Trong tổng số 35 người được hỏi không mắc bệnh gì thì 69,7% không sẵn lòng chi trả; chỉ có 11,5% sẵn lòng trả 2000VNĐ; 6,9% sẵn lòng chi trả 3000VNĐ và 16,7% sẵn lòng chi trả 5000VNĐ.

3.6. Đề xuất giải pháp

3.6.1. Nhóm giải pháp kỹ thuật

- Xử lý ngay các nguồn gây ô nhiễm nước lưu vực sông: tập trung thực hiện ngay xử lý nước thải công nghiệp, làng nghề, sinh hoạt.

- Đẩy mạnh hoạt động, nghiên cứu, quan trắc và công tác ĐTM: Thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng nước hệ thống lưu vực sông Nhuệ - Đáy để cập nhật thường xuyên và có hệ thống diễn biến chất lượng môi trường nước, kịp thời phát hiện các

chiều hướng diễn biến xấu, xác định nguyên nhân, đề xuất các biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời.

- Thực hiện công tác ĐTM định kỳ, thường xuyên để theo dõi chất lượng nước cũng như mức độ tác động của các chất ô nhiễm tới môi trường, từ đó có những biện pháp khắc phục và cải thiện.

- Lập đề án xây dựng các trạm quan trắc tự động chất lượng nước: 3 trạm trên lưu

vực sông Nhuệ - Đáy (tương ứng với thượng lưu, trung lưu và hạ lưu của lưu vực sông).

- Thường xuyên thông báo cho cộng đồng về tình trạng ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực.

- Thực hiện công khai hóa các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, tạo áp lực xã hội mạnh mẽ đối với các cơ sở này.

- Tiến hành nghiên cứu các phương án bổ xung nguồn nước cho lưu vực sông Nhuệ- Đáy.Nghiên cứu xây dựng các hồ chứa nước vừa và nhỏ ở thượng lưu để bổ xung nước cho hạ lưu và mùa khô.

- Xem xét lại quy định vận hành các hồ, cống, trạm bơm để tăng tối đa nguồn nước trong mùa khô nhằm pha loãng nồng độ các chất ô nhiễm.

- Tiến hành các dự án quy hoạch lưu vực sông một cách hệ thống cụ thể, chi tiết sao cho hài hòa và phù hợp với đặc thù tự nhiên và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh tế của từng lưu vực (thượng lưu, trung lưu, hạ lưu) và từng tỉnh trong lưu vực sông.

3.6.2. Nhóm giải pháp kinh tế

- Áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm và người hưởng lợi phải trả tiền:  Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền phải đảm bảo những yêu cầu sau: Số tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tính chất và mức độ gây tác động xấu đến môi trường; tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích, đến hành vi của các doanh nghiệp.

+ Đối với các doanh nghiệp áp dụng thu phí nước thải theo nghị định 67 /2003/NĐ- CP của chính phủ ban hành quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; chế độ thu, nộp, quản lí và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Còn thông tư

125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn thi hành nghị định 67. trong đó quy định rõ đối tượng phải chịu phí bảo vệ môi trường với nước thải và cách tính phí.

+ Và sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

 Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền(BPP) nhằm mục đích phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường cần được bảo trợ bởi những người muốn thay đổi hoặc những người không phải trả giá cho việc gây ô nhiễm. Số tiền thu được sẽ thu theo nguyên tắc:

+ các cá nhân ven lưu vực sông Nhuệ - Đáy muốn bảo vệ môi trường và những cá nhân không phải chi trả trả cho việc gây ô nhiễm nhưng khi môi trường được cải thiện họ là những người được hưởng lợi cần đóng góp. Đây cũng là một hình thức theo công cụ sự sẵn lòng chi trả .

+ Ở đây, các cán bộ môi trường sẽ thu theo từng xã và nộp về sở tài nguyên môi trường góp phần cho kinh phí cải tạo môi trường của nhà nước.

- Áp dụng các công cụ kinh tế (thuế, phí môi trường, ký qũy,….) đồng thời tăng các mức xử phạt đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt hàng ngày của người dân 5 tỉnh trong lưu vực sông để khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân có hành động bảo vệ môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng và hạn chế các tác động không có lợi tới môi trường.

- Phạt nặng với các doanh nghiệp cố tình gây ô nhiễm, không tuân thủ quy định của nhà nước. Hạn chế phát triển một số ngành nghề trong các khu vực đã bị ô nhiễm nghiêmtrọng.

- Tăng nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông, trước hết là từ nguồn 1% ngân sách hàng năm cho sự nghiệp bảo vệ môi trường; hoàn chỉnh cơ chế đầu tư, đa dạng hóa nguồn tài chính.

Áp dụng đối với việc thu phí bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên với mức sẵn lòng chi trả của người dân ven lưu vực sông Nhuệ- Đáy như sau:

Trên đây là bước đầu nghiên cứu giá trị môi trường của việc cải tạo sông bằng bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc sự sẵn lòng chi trả của người dân. Do đó bằng phương pháp này sẽ rất phù hợp để đi sâu nghiên cứu giá trị môi trường của việc cải tạo sông lưu vực sông Nhuệ - Đáy(đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) nói riêng và cả lưu vực sông Nhuệ - Đáy nói chung. Từ đó có thể để ra một mức phí thích hợp để có thu nhập giúp cho ngân sách hoàn trả vốn vay để cải tạo chất lượng nước sông .Qua tính toán nói trên có thể đề xuất mức phí cho mỗi mức cải tạo sông như sau : WTP = 3.200 (đồng/ hộ/tháng).Mà WTP điều tra thường chỉ bằng 60%- 80% WTP thực tế họ muốn trả.

Vậy với phí thu được chúng ta nên sử dụng vào những việc gì ? và ai là người quản lý ?

Với mức giá WTP mà người được phỏng vấn sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng lưu vực sông Nhuệ - Đáy( đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) thì người được phỏng vấn cũng thắc mắc với người điều tra là mức phí sau khi thu xong ai là người quản lý và quản lý như thế nào ? ra sao? Đây là câu hỏi mà người điều tra bắt gặp khi đi thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đo lường mức độ sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện chất lượng nước lưu vực sông nhuệ đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam) (Trang 42 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w