Những định hướng hoạt động của Ngành Y tế năm 2016 1.Các chỉ tiêu cần đạt

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết Ngành Y tế (Trang 25 - 28)

1.Các chỉ tiêu cần đạt

(Phụ lục đính kèm)

2. Về các lĩnh vực chuyên môn

2.1. Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền

- Triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh,trong đó tập trung các chuyên đề có liên quan đến An toàn người bệnh, kéo giảm các trường hợp tai biến y khoa trongkhám chữa bệnh.Tăng cường việc cũng cố và quản lý phác đồ điều trị và kê đơn tại các đơn vị KCB. Đặc biệt lưu ý bảo đảm đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác điều trị; hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm cận lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật cao gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh. Tăng cường hoạt động quân dân y trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

- Thực hiện việc đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh; phát triển một số lĩnh vực y học chất lượng cao, y học mũi nhọn phù hợp với điều kiện và khả năng của Ngành y tế thành phố.

- Thực hiện Đề án giảm tải bệnh viện, cụ thể:

+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng để sớm đưa vào sử dụng Dự án Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, BV Ung bướu cơ sở 2 theo tiêu chuẩn quốc tế.

+ Phối hợp với UBND các Quận huyện để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng các bệnh viện tuyến quận huyện.

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ bệnh viện của y tế cơ sở, tiếp tục triển khai mở rộng việc chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên về tuyến dưới để nâng cao chất lượng điều trị, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

+ Tiến hành thường xuyên, liên tục việc cải cách thủ tục hành chính trong KCB; Bố trí ngân sách đầu tư nâng cấp khu vực khám bệnh, tăng thêm bàn khám, buồng khám, máy

26

móc, trang thiết bị để giảm thời gian khám, thời gian lấy kết quả xét nghiệm, chiếu, chụp của người bệnh, cải tạo, mở rộng, tăng thêm số giường bệnh để giảm nằm ghép.

- Tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, giám sát thực hiện, triển khai sâu, rộng Thông tư 07/2014/TT-BYT về quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động của đường dây nóng; Tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời những tấm gương tốt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

2.2. Cơng tác y tế dự phịng, phịng, chống HIV/AIDS, An toàn thực phẩm

- Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường cơng tác phịng chống dịch bệnh chủ động: chủ động giám sát dịch tể để phát hiện, phịng chống sớm, khơng để các dịch bệnh lớn xảy ra, tăng cường công tác tiêm chủng mở rộng để duy trì tỷ lệ tiêm chủng đạt hiệu quả cao; Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình sức khỏe của thành phố, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Triển khai công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khỏe cho người cao tuổi. Chủ động phịng chống các bệnh khơng lây nhiễm, các bệnh do lối sống có hại cho sức khoẻ, phịng chống tai nạn thương tích.

- Phối hợp tốt với chính quyền các cấp, các ngành, đồn thể quần chúng tại địa phương, thực hiện tốt việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra công tác quản lý môi trường y tế, sức khỏe mơi

trường, triển khai có hiệu quả Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân;

giám sát môi trường y tế, mơi trường lao động.

- Củng cố hồn thiện hệ thống Y tế dự phịng, trong đó chú trọng việc phát triển Trung tâm y tế dự phòng Thành phố ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực

- Tập trung công tác kiểm tra, giám sát tình hình an tồn vệ sinh thực phẫm ; duy trì tỷ lệ tiêm chủng >90%; Thực hiện mục tiêu 3 giảm trong phòng, chống HIV/AIDS, mở rộng điều trị Methadone và các hình thức cai nghiện có hiệu quả.

2.3. Về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình

- Tăng cường các hoạt động, các mơ hình để nâng cao sức khỏe của bà mẹ, trẻ em, duy trì thành quả về thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ đối với 03 mục tiêu 1, 4 và 5, đặc biệt chú trọng vào 3 chỉ tiêu (1) Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, (2) Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và (3) Tỷ lệ tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống.

- Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Tăng cường đầu tư giường bệnh và nâng cao chất lượng hoạt động khoa sản nhi, triển khai mở rộng đào tạo nâng cao năng lực hồi sức cấp cứu sản khoa, sơ sinh cho các bệnh viện quận huyện

- Thực hiện linh hoạt các giải pháp nhằm bảo đảm mức sinh thấp, hợp lý và giảm mất cân

bằng giới tính khi sinh xuống. Củng cố tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ. Đảm bảo hậu cần và cung cấp dich vụ KHHGĐ, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh.

27

2.4. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho người dân, thay đổi nhận thức và hành vi để góp phần nâng cao sức khỏe.

- Tuyên truyền đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao y đức, chuyên môn, nghiệp vụ, học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. - Thực hiện tốt Chỉ thị 07/CT-BYT về công tác truyền thông, yêu cầu mỗi đơn vị, địa phương phải có người phát ngơn nhằm chủ động cung cấp thông tin kịp thời, đúng thời điểm, chính xác, công khai, minh bạch, phản ứng nhanh và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thơng tấn, báo chí nhằm tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và thu hút sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan truyền thơng đối với hoạt động của ngành.

3. Đổi mới cơ chế tài chính, giá dịch vụ y tế

- Tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho các bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế nhằm sớm thực hiện được lộ trình BHYT tồn dân.

- Khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết 93 của Chính phủ, huy động các nguồn vốn đầu tư, liên doanh, liên kết phát triển y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao; phát triển y tế ngồi cơng lập, tạo điều kiện khuyến khích phát triển các bệnh viện tư nhân.

4. Về phát triển nguồn nhân lực y tế

- Tiếp tục hoàn thành các mục tiêu cụ thể đã được đề ra tại Chương trình nhánh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020.

- Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, nhân lực trẻ có chất lượng cao, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ sự phát triển của thành phố.

6. Về công tác dược

- Đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ cơng tác dự phịng và điều trị, triển khai các biện pháp hữu hiệu để bình ổn giá thuốc. Tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng thuốc. Đẩy mạnh triển khai các giải pháp để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, từng bước giảm việc lạm dụng thuốc trong điều trị ở các cơ sở y tế công và tư.

- Đẩy mạnh phát triển Đông dược và dược liệu. Tăng cường quản lý nguồn gốc và chất lượng đông dược và dược liệu tại các cơ sở sản xuất và cung ứng. Đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt dùng thuốc Việt".

- Thực hiện tốt việc đấu thầu tập trung mua thuốc và vật tư tiêu hao theo quy định góp phần bình ổn giá thuốc trên thị trường. Triển khai thực hiện Thông tư 36 sửa đổi, Thông tư 11 về

28

đấu thầu thuốc đảm bảo cả hai yếu tố chất lượng và giáthuốc và vật tư tiêu hao. Tiếp tục giữ vững thị trường dược phẩm được ổn định, phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế.

7. Thanh tra, kiểm tra

- Tập trung vào thanh tra công tác quản lý nhà nước về ATTP, cơ sở hành nghề y ngồi cơng lập, thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, xã hội hóa cơng tác y tế, lĩnh vực dược, đấu thầu thuốc, giá thuốc và sử dụng thuốc, việc thực hiện chế độ thu, chi tài chính và phịng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

8. Cải cách thủ tục hành chánh

- Tăng cường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chánh.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động khám, chữa bệnh và công tác quản lý. Nơi nhận: - Như trên; - Ban Giám Đốc Sở; - Lưu VP, KHTH. NND– O(05b)

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết Ngành Y tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)