ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA THỜI KỲ 2011-

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA (Trang 29 - 34)

THỜI KỲ 2011-2015

Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2011 - 2015

1. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển

Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5-8%/năm và tạo bước đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tổng vốn đầu tư toàn xã hội phải đạt khoảng 300 tỷ USD (chiếm tối thiểu 41,5% GDP), trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 70% và nguồn vốn nước ngoài chiếm khoảng 30%.

Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và vốn ODA vẫn tiếp tục đóng vai trị quan trọng.

2. Nhu cầu huy động vốn ODA

Để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, trong 5 năm 2011 - 2015 cần thực hiện được khoảng 14-16 tỷ USD vốn ODA. Để thực hiện được nguồn vốn ODA nêu trên, cần phải có vốn ODA cam kết khoảng 30 - 32 tỷ USD.

IV. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA THỜI KỲ 2011-2015 THỜI KỲ 2011-2015

Về quan hệ hợp tác phát triển

Khi Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp (MIC), tính chất, quy mơ và các điều kiện cung cấp ODA cho Việt Nam sẽ có những thay đổi nhất định. Một số nhiều nhà tài trợ sẽ có những điều chỉnh chính sách trong quan hệ hợp tác phát triển với Việt Nam. Các khoản viện trợ khơng hồn lại sẽ tập trung nhiều hợp vào hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực,...đồng thời xuất hiện thêm nhiều kênh tín dụng mới kém ưu đãi hơn,…Ngồi ra, phương thức cung cấp viện trợ cũng có những thay đổi nhất định như áp dụng nhiều hơn phương pháp tiếp cận theo chương trình, ngành, hỗ trợ ngân sách chung và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu,...

Trong bối cảnh trên, chính sách thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam phải có những điều chỉnh phù hợp, chú trọng nhiều hơn nữa đến hiệu quả sử dụng viện trợ, với mục tiêu tối đa hóa sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam để phát triển hạ tầng kinh tế và xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015 và tạo tiền cho Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

IV. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA THỜI KỲ 2011-2015 THỜI KỲ 2011-2015

Về lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA

ODA cần tập trung cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội

quy mô lớn, đồng bộ và hiện đại như phát triển các đường cao tốc; xây

dựng cảng biển; sân bay quốc tế; các cơng trình thủy lợi; các nhà máy điện; các trường đại học; khu công nghệ cao; các bệnh viện khu vực hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế; cơ sở hạ tầng đô thị lớn; hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt các chương trình về xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển thể chế và tăng cường năng lực con người. Ngoài ra, ODA cũng cần ưu tiên sử dung cho cả lĩnh vực sản xuất có khả năng hồn trả cao các loại vốn vay ODA kém ưu đãi để tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

IV. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA THỜI KỲ 2011-2015 THỜI KỲ 2011-2015

Về đối tượng sử dụng vốn ODA

ODA cần mở rộng đối tượng tiếp cận, không phân biệt thành phần kinh tế,

theo hướng sử dụng ODA như là “vốn mồi” để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển các dự án hạ tầng kinh tế và xã hội đòi hỏi vốn lớn và thời gian thu hồi vốn dài theo mơ hình hợp tác giữa nhà nước và khu vực tư nhân (PPP).

PHẦN III

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(39 trang)