1. Báo Hà Nội mới, ngày 7-6-2012, tr.2.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC
NƯỚC
Sau chiến thắng Việt Bắc (Thu Đông năm 1947), theo sáng kiến của Bác Hồ, ngày 27-3-1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc, nhằm động viên mọi lực lượng phục vụ cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc của dân tộc ta.
Tiếp đó, nhân kỷ niệm 1000 ngày toàn quốc kháng chiến, ngày 11-6-1948, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi, chính thức phát động cuộc vận động thi đua ái quốc. Lời kêu gọi của Bác được đăng trên báo Cứu quốc, ngày 24-6-1948 và
đã đến với mọi tầng lớp nhân dân ở khắp mọi miền của Tổ quốc, đáp ứng với sự mong đợi và được nhân dân ta nhiệt tình hưởng ứng sơi nổi, rộng khắp, mang lại hiệu quả to lớn, thiết thực.
Thi đua yêu nước là một tư tưởng lớn của Bác Hồ và cách mạng Việt Nam, nó mang tính cách mạng, tính nhân văn sâu sắc và có giá trị thực tiễn to lớn, lâu dài, bởi mục đích của thi đua yêu nước là làm sao cho "kháng chiến
mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành cơng"1, thi đua yêu nước là "dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân"2. Nội dung thi đua yêu nước được Bác Hồ nêu một cách đầy đủ, sâu sắc, trong lời kêu gọi cách đây 65 năm và vẫn mang giá trị to lớn đối với chúng ta hôm nay, cũng như sau này. Bác căn dặn, "bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nơng, cơng, thương, binh, bất kỳ làm việc gì đều cần phải thi đua... Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già trẻ, trai gái, bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa"3.
Bác nêu cụ thể: "Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con
cháu hăng hái tham gia mọi công việc,
Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn. Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp,
Đồng bào công nơng thi đua sản xuất,
Đồng bào trí thức và chun mơn thi đua sáng tác và phát minh,
Nhân viên Chính phủ thi đua tận trung làm việc, phụng sự nhân dân,
Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt
cho nhiều súng"1. Với mục đích và nội dung nêu trên, ngay từ khi lời kêu gọi thi đua yêu nước của Bác Hồ phát động đã được đồng bào, cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng sôi nổi với nhiều cá nhân điển hình, tập thể tiêu biểu, ở mọi lứa tuổi, với những phong trào như: thi đua giết giặc lập công, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, hũ gạo ni qn, chăm sóc thương bệnh binh... Những phong trào thi đua nói trên đã thấm sâu vào các tầng lớp trong xã hội và có sức lan tỏa to lớn, trở thành động lực, sức mạnh của tồn dân, góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc thành công. Đúng như Bác viết trong Lời kêu gọi (11-6-1948): Phong trào ái quốc sẽ ăn
sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân và sẽ giúp dẹp tan mọi khó khăn và mọi âm mưu của địch đến thắng lợi cuối cùng.
Nói tới nội dung thi đua yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh, điều chúng ta phải nhận thức rõ đây chính là biểu hiện cao đẹp của lịng u nước, ý chí quật cường của dân tộc cần được khơi dậy và phát huy, bởi nó có sẵn trong mỗi con người Việt Nam. Bác Hồ nói: Dân ta có một lịng nồng nàn u nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Vì vậy, phát động phong trào thi đua yêu nước chính là nhằm mục đích khơi dậy lịng u nước trong mỗi người Việt Nam để phục vụ cho mục tiêu chung của đất
nước, dân tộc. Người nhấn mạnh: "thi đua là yêu nước,
yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất"1. Người tin tưởng: Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta với lịng u nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta nhất định thắng lợi. Và niềm tin đó của Bác đã trở thành hiện thực.
Khơng chỉ ra lời kêu gọi mọi người thi đua yêu nước mà Bác Hồ cịn ln theo dõi sát sao và dành sự quan tâm đặc biệt, cũng như sự động viên kịp thời đối với phong trào.
Ngày 1-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 195-SL thành lập Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương và Ban vận động thi đua ái quốc các cấp. Tiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 196-SL, cử những cán bộ có uy tín trong Quốc hội, Chính phủ, đồn thể vào Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương, do cụ Tôn Đức Thắng làm Trưởng ban.
Để phong trào thành cơng, Bác cho rằng phải có lãnh đạo đúng, có kế hoạch tỉ mỉ, bàn bạc dân chủ, thống nhất, tránh "đầu voi đi chuột", bệnh hình thức, bệnh thành tích. Trước khi thi đua phải chuẩn bị đầy đủ, trong lúc thi đua phải thiết thực kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ
những người kém cỏi1. Có thể nói, những lời chỉ bảo của Người vừa cụ thể, vừa ân tình và sâu sắc.
Sau gần 4 năm, tổng kết phong trào, năm 1952, tại căn cứ địa Việt Bắc đã tiến hành hội nghị lần thứ nhất và đã có 7 anh hùng, 150 chiến sĩ thi đua tiêu biểu được tuyên dương, đại diện cho hàng triệu người với nhiều phong trào trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. Đến năm 1958, tại hội nghị tuyên dương anh hùng, chiến sĩ thi đua lần thứ hai, đã có 95 anh hùng và 42.700 chiến sĩ thi đua tiêu biểu. Bên cạnh hình thức hội nghị tồn quốc tun dương các anh hùng, chiến sĩ thi đua như đã nêu trên, Bác Hồ còn quan tâm phát hiện, khen thưởng những tấm gương "người tốt, việc tốt" trong nhân dân ta. Người cho rằng đó là cách tốt nhất để lấy quần chúng giáo dục quần chúng, lấy cái thiện đẩy lùi cái ác, khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp trong mỗi con người Việt Nam. Theo số liệu tổng kết, trong phong trào thi đua "người tốt, việc tốt" đã có hơn 4.000 người thuộc mọi lứa tuổi, ở mọi miền được nhận huy hiệu do Bác Hồ trao tặng.
Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tư tưởng thi đua yêu nước của Người phát động từ năm 1948 tiếp tục được lan tỏa rộng khắp, với nhiều nội dung như: phong trào "Ba nhất" trong quân đội, phong trào "Duyên
Hải" trong công nghiệp, phong trào "Đại Phong" trong nông nghiệp, phong trào "Ba sẵn sàng" trong thanh niên, phong trào "Ba đảm đang" của phụ nữ, phong trào "nghìn việc tốt" của thiếu niên, nhi đồng, phong trào "mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt" ở miền Bắc, hay phong trào Đồng Khởi ở miền Nam, phong trào "Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công", phong trào đấu tranh của giới phật tử, địi tự do, cơm áo, hịa bình, phong trào đấu tranh chống Mỹ, ngụy của thanh niên, học sinh ở các đô thị miền Nam...
Ngày nay, cách mạng nước ta bước sang thời kỳ mới, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh những thuận lợi to lớn, chúng ta cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, địi hỏi phải phát huy cao độ lịng u nước trong mỗi con người vì mục tiêu chung là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Vì vậy, việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh càng cần được nhận thức đầy đủ và thực hiện một cách sâu rộng, hiệu quả. Ngày 21-5-2004, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Chỉ thị số 39-CT/TW Về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Mới đây, Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: "Tổ
chức các phong trào thi đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, đối ngoại...". Điều
đó càng khẳng định giá trị và ý nghĩa to lớn của phong trào thi đua yêu nước mà Bác Hồ kính yêu đã kêu gọi chúng ta cách đây tròn 65 năm.