Công tác tiêu nước hố móng

Một phần của tài liệu phân tích sự cố nứt bề mặt bê tông bản mặt công trình hồ chứa nước cửa đạt (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 2. DIỄN BIỆN QUÁ TRèNH THI CễNG PHẦN LềNG SễNG VÀ M ỐI QUAN HỆ VỚI CễNG TÁC TIấU NƯỚC HỐ MểNG

2.2. Công tác tiêu n ước hố móng và trình tự thi công đập phần lòng sông

2.2.1. Công tác tiêu nước hố móng

Đối với các công trình xây dựng thủy điện nói chung vấn đề tiêu nước hố móng luôn luôn được coi trọng và chú ý trong suốt thời gian thi công. Đặc biệt đối với công trình đập đá đổ bê tông bản mặt thì vấn đề tiêu nước hố móng càng cần được cói trọng và chú ý hơn. Do đó, trong công tác thoát nước hố móng chúng ta cần lưu ý những đề sau:

2.2.1.1. Vấn đề thoát nước tổng thể cho hố móng đập

Việc thoát nước nền đập trong quá trình thi công đào hố móng và thi công tuyến bản chân, thi công đắp đập các loại vật liệu và kể cả sau này thi công tấm bản mặt là hết sức quan trọng.

Trong quá trình đào hố móng đập cần làm hệ thống thoát nước về phía hạ lưu và bố trí trạm bơm để bơm cạn đảm bảo nền đập không bị phá hủy và không ảnh hưởng đến vấn đề giao thông trong quá trình thi công.

Giai đoạn cuối dọn hố móng đập ở khu vực lòng sông cần dựa vào độ dốc của lòng sông để thoát nước về phía hạ lưu, Sau khi dọn nền nếu vị trí nào có đá cao hơn ngăn cản dòng chảy thu nước cần nổ mìn tạo rãnh xếp đá hộc đảm bảo sau này khi đắp đập vẫn đảm bảo thoát được nước trong thân đập về phía hạ lưu. Ở hạ lưu bố trí các giếng thu nước để bơm nước trong thân đập trong quá trình thi công.

Giếng chỉ được lấp bỏ vùng gia trọng 2G ở thượng lưu đắp cao hơn mực nước thấm ngược. Khi lấp giếng phải dùng thủ công để lấp và đầm từng lớp một bằng vật liệu của tầng đệm, dùng đầm tay kiểu chấn động phẳng để đầm chặt.

Việc bơm nước trong thân đập có tác dụng tránh sự phá hoại nền đập do nước đọng lâu ngày và tránh hiện tượng nước trong thân đập dâng quá cao tạo cột áp phá hoại các loại vật liệu lớp đệm và tấm bản mặt phía thượng lưu khi phía thượng lưu được bơm cạn trong quá trình thi công.

2.2.1.2. Vấn đề thoát nước tại bản chân

Khi đào hố móng khu vực tấm bản chân phải đảm bảo thoát nước để nền không bị ngâm nước phá hoại đá nền và đảm bảo khi đổ bê tông nền được khô ráo.

Phía thượng lưu hố móng bản chân (bên ngoài khu vực đổ bê tông), nổ mìn tạo hố bơm để thu nước và đặt bơm bơm nước qua đê quây thượng lưu. Hố bơm này được thu duy trì suốt trong quá trình thi công đổ bê tông tấm bản chân, đắp đập và thi công tấm bản mặt.

2.2.1.3 Vấn đề xử lý thấm ngược

Trong thời gian thi công đắp đập, bản mặt bê tông sẽ xuất hiện gradient thấm ngược từ thân đập về phía thượng lưu do lượng nước ngầm từ hai vai đập, nước tưới trong quá trình đấp đập và nước mặt khi mữa, ... không thể thoát tự chảy về phía hạ luuw đê bơm hoặc trường hợp bơm trong các giếng bị sự cố cần phải bố trí hệ thống tiêu nước tự chẩy hoặc cưỡng bức để khống chế mức nước phía sau bản mặt, loại bỏ ảnh hưởng của nước thấm ngược cho vùng đệm và bản mặt.

Để thoát nước đề phòng dòng thấm ngược, kết hợp với bơm thu nước từ giếng ở hạ lưu, phía thượng dùng phương thức tiêu nước bằng biện pháp chôn sẵn các ống thép φ110 dẫn nước trong bản chân, nước tự chẩy vào hố bơm phía thượng lưu.

Những ống thoát nước này sẽ được phun lấp đầy, đổ khối bảo vệ đầu ống bằng bê tông sau khi đã xử lý xong khuyết tật, vết nứt nếu có tại tấm bản chân và dưới thấp của tấm bản mặt trước khi đắp tầng phủ thượng lưu.

60-80

Hình 2.12: bố trí giếng thu nước thượng lưu

Hình 2.13: cấu tạo giếng thu nước hạ lưu

Hình 2.14: Ống thoát nước đặt dưới tấm bản chân

Áp dụng thực tế cho công trình hồ chứa nước Cửa Đạt, đơn vị thi công đã có những biện pháp tiêu thoát nước hố móng như sau:

Phương pháp tiêu nước cưỡng bức: Sử dụng các bơm công suất lớn bơm nước từ các giếng đứng phía thượng lưu ra ngoài.

Phương pháp tiêu nước tự chảy: Lắp đặt sẵn các ống thép D110 nằm ngang phía dưới bản chân và bản mặt để thoát nước từ trong hố móng ra ngoài

Hình 2.15: Thoát nước theo phương pháp cưỡng bức

Hình 2.16: Miệng giếng thu nước phía thượng lưu

Hình 2.17 Ống thoát nước D110 nằm ngang

Nhận thấy biện pháp tiêu thoát nước hố móng tại công trình Cửa Đạt chưa đạt hiệu quả cao vì:

Việc đặt ống thoát nước đứng phía thượng lưu đặt khá gần bản chân, làm cho khả năng thu nước kém. Mặt khác khu vực này là khu vực của tầng đệm đặc biệt nên việc hút nước ở đây rất nguy hiểm. Các hạt cốt liệu nhỏ của tầng đệm đặc biệt có thể bị cuốn ra ngoài gây ra lún công trình, ảnh hưởng xấu đến kết cấu bản mặt bê tông.

Việc đặt ống thoát nước nằm ngang nhiều sẽ gây cản trở cho quá trình đắp đập, đối với các ống nằm ngang này phải chú ý đặt sâu vào khối đá đắp thân đập và làm tầng lọc ngược. Tránh đặt ống trong vùng của tầng đệm đặc biệt vì ở vị trí này áp lực nước lớn, cốt liệu của tầng đệm đặc biệt dễ bị cuốn ra ngoài.

Một phần của tài liệu phân tích sự cố nứt bề mặt bê tông bản mặt công trình hồ chứa nước cửa đạt (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)