Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay a.Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo trình sử dụng năng lượng hiệu quả 2017 (Trang 36 - 39)

a.Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng ở Việt Nam hiện nay

Kỷ nguyên sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch giá rẻ được dự báo sẽ sớm kết thúc do nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt trong tương lai không xa.

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn và khá đa dạng về các nguồn NLTT như thủy điện nhỏ, mặt trời, gió, địa nhiệt, năng lượng biển. Nhưng đến nay, các nguồn năng lượng này vẫn chưa được khai thác nhiều và hiệu quả. Khó khăn lớn nhất cho sự phát triển NLTT hiện nay cũng như trong tương lai gần là giá thành NLTT vẫn cao hơn các dạng năng lượng truyền thống. Đặc biệt đối với Việt Nam, giá than nội địa rẻ hơn nhiều so với giá quốc tế, giá điện chưa phản ánh đầy đủ chi phí nên giá thành NLTT của nhiều loại hình cơng nghệ càng cao hơn so với giá năng lượng truyền thống.

Hình 2.20:Biểu đồ so sánh năng lượng của Việt Nam so với năng lượng trung bình trên thế giới

(http://www.diendan.org/khoa-hoc-ky-thuat/nang-luong-phat-trien-ben-vung-va-viet- nam/)

Chính vì vậy mà Việt Nam đã đặt ra xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay là đẩy mạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế (năng lượng tái tạo), đặc biệt là những năng lượng sạch đối với môi trường sao cho quy hoạch tổng thể phát triển NLTT đòi hỏi hài hòa lợi ích cả về kinh tế lẫn hiệu quả về môi trường.

b.Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng trên thế giới hiện nay

Đến năm 2030, nhu cầu về các nguồn năng lượng trên thế giới sẽ tăng 35% so với năm 2005, ngành công nghiệp của thế giới cũng sẽ tiêu dùng nhiều nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, nhu cầu tăng lên ở các ngành không giống nhau. Chẳng hạn, nhờ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm bớt đốt nhiên liệu, việc sử dụng năng lượng trong ngành điện năng là không thay đổi. [10]

Khu vực tiêu thụ năng lượng chủ yếu là Châu Á, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đang phát triển với tốc độ rất cao. Theo các dự báo, GDP của các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) sẽ tăng với tốc độ trung bình 5%/năm, cịn GDP của các nước thành viên OECD sẽ tăng khoảng 2%/năm. Nhu cầu về các nguồn năng lượng tại các nước không thuộc OECD cao hơn nhu cầu của các nước phát triển tới 75%. Nguyên nhân chủ yếu ở đây không chỉ là do tốc độ phát triển của các nền kinh tế, mà còn do các nước phát triển áp dụng ngày càng nhiều các công nghệ sử

dụng năng lượng có hiệu quả, bù đắp lại một phần đáng kể nhu cầu đang tăng lên về năng lượng hiện nay trong tất cả các mặt.

Hình 2.21a:Mơ hình hệ thống điện mặt trời hịa lưới điện quốc gia

Hình 2.21b:Thang dây mặt trời đầu tiên trên thế giới trong khu trượt tuyết thị trấn Tenna –

Thụy Sĩ

(http://www.ecc.tiengiang.gov.vn/?dm=0003&ct=348)

Năng lượng tái tạo được sử dụng ngày càng phổ biến. (a) trong các hộ gia đình; (b) trong hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người.

Trên thực tế, xu hướng này sẽ diễn ra ở mọi lĩnh vực. Chẳng hạn, sự gia tăng thu nhập ở các hộ kinh tế gia đình có thể sẽ dẫn tới sự gia tăng 50% nhu cầu về năng lượng trong lĩnh vực dịch vụ nhà ở.

Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng ở các nước phát triển là vô cùng cấp bách và cần thiết.

Xu hướng năng lượng được sử dụng trong tương lai là hững nguồn năng lượng mới, tái sinh và không ô nhiễm, dù hiện tại hiệu suất còn chưa cao nhưng hy vọng rằng, trong tương lai, với những tiến bộ khoa học, chúng sẽ được sử dụng rộng rãi hơn.

Tóm lại, việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên năng lượng hay việc tiết kiệm năng lượng giúp có ảng hưởng tích cực đến cuộc sống hiện nay cũng như trong tương lai. [11]

2.3.Các phương pháp định mức tiêu hao năng lượng

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng lượng và bảo vệ mơi trường.

- Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đến khâu sử dụng cuối cùng.

- Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và tồn xã hội

- Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và tồn xã hội

Một phần của tài liệu Giáo trình sử dụng năng lượng hiệu quả 2017 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)