BÀI TẬP TỔNG HỢP

Một phần của tài liệu Giáo trình lắp đặt, vận hành ht điện công nghiệp 2017 (Trang 53 - 59)

Mã bài: 37.5

Mục tiêu:

- Phân tích được nguyên lý của mạch vận hành hệ thống các hệ thống khác nhau. - Củng cố kiến thức đã học.

- Vận dụng các thiết bị linh hoạt.

- Lắp đặt được mạch điều khiển vận hành hệ thống khác nhau - Tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu

- Chủ động, sáng tạo trong học tập - Đảm bảo an tồn cho người và thiết bị

Nội dung chính:

5.1. Phân tích u cầu cơng nghệ

Khái quát chung:

Sau khi trải qua các bài học 1-4, người học đã có được khả năng cần thiết để thực hiện một dự án lắp đặt và vận hành một hệ thống điện trong thực tế như phân tích yêu cầu cơng nghệ của hệ thống, tính chọn các thiết bị cần thiết cho việc lắp đặt, thực hiện lắp đặt và kiểm tra vận hành. Đối với bài tập tổng hợp, chương trình đào tạo mang tính mở, nên áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể, giảng viên có thể cùng sinh viên lựa chọn bài tập dự án tổng hợp phù hợp với điều kiện thiết bị, số lượng sinh viên để thực hiện. Ví dụ có thể lựa chọn kết hợp các hệ thống đã thưc hiện ở các bài trước với nhau.

Ví dụ 1:

Kết hợp bài 1 với bài 2 để tạo thành một hệ thống điều khiển điện công nghiệp: hệ thống dập logo bằng vật liệu da cho một sản phẩm. Quy trình cơng nghệ như sau: Hệ thống băng tải sẽ vận chuyển các vật liệu để dập logo và hệ thống máy ép gia nhiệt sẽ làm nhiệm vụ ép logo. Để đưa vật liệu từ băng tải vào máy ép, ta sử dụng một xilanh khí nén.

Dựa vào yêu cầu nêu trên, sinh viên sẽ thiết kế, lắp đặt, và vận hành hệ thống theo phương pháp dự án như các bài trước sinh viên đã thực hiện.

Ví dụ 2:

Kết hợp các bài 2, 3, 4 với nhau sẽ có thể tạo nên một hệ thống phức tạp hơn: Sử dụng hệ thống trộn dung dịch để trộn hóa chất và rót vào chai, hệ thống băng tải dùng để vận chuyển chai, hệ thống dập tự động dùng để đóng nắp chai. Hệ thống này phức tạp hơn, nên để hệ thống vận hành chính xác hơn, yêu cầu sinh viên phải thực hiện bổ sung các thiết bị điều khiển cần thiết để hệ thống vận hành chính xác.

Trên đây là hai ví dụ điển hình để thực hiện bài tập tổng hợp. Như đã trình bày ở trên, bài tập tổng hợp mang tính mở, cho nên trong quá trình thực hiện giảng viên hãy để sinh viên tìm hiểu, thảo luận để có thể bổ sung các yêu cầu điều khiển cho hệ thống nhằm nâng cấp hệ thống. Bên cạnh đó, giảng viên cũng cần phải định hướng để sinh viên không đưa các yêu cầu quá phức tạp sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoặc không phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Bên cạnh việc sử dụng những ví dụ như trên, có thể xem xét đến việc đưa sinh viên tiếp cận các quy trình trong thực tế tại các doanh nghiệp.

5.2. Lựa chọn thiết bị

Đối với việc lựa chọn thiết bị, sinh viên đã được thực hiện qua các bài trước, và các nội dung khơng cịn mới. Giảng viên có thể tăng tính chủ động của sinh viên trong việc lựa chọn các thiết bị và ln lưu ý đến tính kinh tế khi lựa chọn. Việc cung cấp các kĩ năng về lập danh mục thiết bị và báo giá là cần thiết. Khi đã có danh mục thiết bị được lựa chọn, sinh viên có thể tìm một hoặc nhiều đơn vị cung cấp các thiết bị để nhận báo giá. Việc liện hệ với đơn vị cung cấp qua điện thoại, email cũng là một trong những kĩ năng thực sự cần thiết cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh việc nhận báo giá từ đơn vị cung cấp hàng, thì việc báo giá cho khách hàng của sinh viên cũng thực sự cần thiết, giảng viên cũng chú trọng rèn luyện cho sinh viên ở nội dung của bài này.

Hình 5.1 Ví dụ về một mẫu bảng báo giá cho việc lắp đặt

Hình 5.2. Ví dụ về bảng báo giá thiết bị, vật tư

5.3 Lắp đặt

Ở mức độ thực hiện dự án của bài này, sinh viên sẽ thực hiện lắp đặt dựa trên kế hoạch mà nhóm đã xây dựng nên. Rõ ràng là việc xây dựng kế hoạch thực hiện sinh viên đã được trang bị ở nhiều mô đun trước cũng như các bài trước của mô đun này. Nhưng khi ở một mức độ dự án nâng cao hơn, sinh viên cần chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch, và phải thực hiện theo dõi sát sao trong việc hồn thành dự án. Tiến độ nên ln được kiểm tra và điều chỉnh phù hợp với thực tế. Đó là những yếu tố sinh viên cần lưu ý trong thực hiện dự án này.

Việc kiểm soát tốt tiến độ thực hiện, điều chỉnh kế hoạch kịp thời sẽ không làm chậm tiến độ hoàn thành của toàn dự án. Nếu chậm hoàn thành tiến độ dự án sẽ gây ra rất nhiều hậu quả như:

- Những tính tốn về hiệu quả trước khi phê duyệt và triển khai dự án đầu tư đã trở thành khơng chính xác: có thể khi tính tốn dự án trong điều kiện hồn

thành đúng tiến độ đưa cơng trình vào sử dụng thì dự án đó mới có hiệu quả và có khi có hiệu quả cao.

Song do dự án kéo dài tiến độ nên thời điểm đưa vào sử dụng đã muộn hơn so với kế hoạch nên kết quả ở giai đoạn sử dụng sản phẩm đã giảm, hiệu quả giảm.

- Càng kéo dài tiến độ dự án bao nhiêu thì càng phát sinh thêm nhiều loại chi phí do phát sinh thêm cơng việc cũng như tăng chi phí do giá cả các nguồn lực đầu vào tăng.

Càng kéo dài tiến độ dự án bao nhiêu thì chất lượng của sản phẩm/cơng trình do dự án đem lại càng có nguy cơ giảm bấy nhiêu.

- Việc chậm đưa kết quả dự án vào vận hành sẽ dẫn đến các công việc khác bị ảnh hưởng và chậm tiến độ theo.

Hình 5.3. Ví dụ về bảng tiến độ thực hiện công việc

5.4 Kiểm tra, vận hành

Các phương pháp và nội dung kiểm tra hoàn tồn phụ thuộc vào u cầu cơng nghệ của hệ thống mà sinh viên đã lắp đặt. Vì vậy, ở phần này của giáo trình chúng tơi khơng đề cập đến các nội dung cụ thể. Sinh viên là người phải vận dụng được những gì đã học để thực hiện xây dựng nên các nội dung cần kiểm tra, bên cạnh đó là các phương pháp kiểm tra cụ thể cho từng nội dung.

Kiểm tra sau khi lắp đặt thực sự rất quan trọng đối với một hệ thống. Việc kiểm tra nên dựa theo các u cầu cơng nghệ, quy trình vận hành của hệ thống.

Về quy trình vận hành của hệ thống, người lắp đặt phải có trách nhiệm xây dựng bảng quy trình vận hành để hướng dẫn cho người vận hành được biết và sẽ tn thủ hồn tồn trịn q trình vận hành sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Văn Hiếu – Tự động hóa Simatic S7-1200 – NXB Khoa học và kĩ thuật – 2015

[2] Siemens – S7-1200 Programmable controller - System Manual – Siemens – 2012

[3] Tủ sách Nhất nghệ tinh - Chuyên ngành Cơ điện tử - Nhà xuất bản trẻ - 2017 [4] Trần Thế San – Khí nén và Thủy lực – NXB Khoa học kĩ thuật - 2012

CÁC PHỤ LỤC (nếu có)

Một phần của tài liệu Giáo trình lắp đặt, vận hành ht điện công nghiệp 2017 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)