Trò chơi dành cho người lớn

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống hàn quốc (Trang 57 - 60)

B. NỘI DUNG CHÍNH

5.2.Trò chơi dành cho người lớn

a. 거북놀이 (Geobuknori): Trò chơi rùa.

Trò chơi rùa là một trò chơi dân gian của Hàn Quốc. Người ta thường chơi vào buổi tối tết Trung thu ở vùng Chungcheongdo, Gyeonggido với niềm tin rằng rùa - một biểu tượng cho tuổi thọ không bệnh tật- sẽ mang lại may mắn, đồng thời cũng xua đuổi hết yêu ma, những gì xấu xa [101].

Người ta kết các cây kê lại thành miếng vỏ lớn như mai con rùa, gồm có 2 người (1 người trước, 1 người phía sau) đi vào trong miếng vỏ lớn đó đi lại làm giống như rùa. Con rùa này được một tốp đàn ông dẫn đi hết nhà này đến nhà khác trong khắp làng để giải trí và làm trò vui. Cứ đi như vậy cho đến khi con rùa mệt

không di chuyển nữa. Lúc này, người dắt rùa nói với chủ nhà: “Thưa ông bà, nó vượt biển Đông đến đây, nó đã rất mệt, xin ông bà cho nó chút gì ăn đi”. Chủ nhà sẽ mang ra rất nhiều bánh gạo Songpyeong, thức ăn, hoa quả. Khi đó, người dẫn rùa sẽ nói với con rùa của mình “ rùa ơi, ăn rồi phải nhảy múa nhé”. Khi ấy, con rùa quay về hướng chủ nhà nhảy múa một lúc rồi quay sang nhà khác và lặp lại những trò như thế [101].

b. 낫치기 (Natchiki): Trò tung liềm.

Là trò chơi của các thiếu nữ ở nông thôn. Vào mùa hè, các thiếu nữ đi cắt cỏ hay kiếm củi thấy mệt hay buồn thì chơi trò này.

Trò chơi này được chơi như sau: hai thiếu nữ tung liềm của mình xuống đất, nếu lưỡi liềm cắm xuống đất là thắng, không phải chỉ tung một lần mà tung khoảng 10 lần hay 20 lần, người nào tung lưỡi liềm cắm xuống đất nhiều là người thắng cuộc [102].

Dù là trò chơi giải trí nhưng người thua phải cắt cỏ cả 2 phần (phần của mình và phần của người thắng) hoặc đưa phần cỏ, củi của mình cho người thắng cuộc [102].

c. 소먹이놀이 (Someokinori): Trò chơi nuôi bò.

Trò chơi này được chơi hai lần trong một năm: rằm tháng Giêng và rằm tháng Tám do những chàng nông dân trẻ thực hiện [103].

Hai người trẻ tuổi đứng gần nhau, hơi thấp lưng xuống, trên đầu họđội một chiếc thảm bằng rơm làm như con bò, các chàng trẻ trong làng dắt nó đến các nhà giàu có trong làng. Đến mỗi nhà, người dắt bò nói rằng: “con bò này đói quá rồi xin

ông bà làm phúc cho nó chút gì để ăn đi”. Chủ nhà dọn rượu và đồ nhắm ra cho ăn uống. Sau đó, nó nhảy múa một lát rồi đi qua nhà khác [103].

d. 갈퀴치기 (Galkwichigi): Trò tung cào

Là trò chơi của các tiều phu ở nông thôn, tung cào lên và phân thắng bại. Vào mùa thu người ta lấy cào tre (갈퀴) cào lá khô và cành thông, bó lại thành bó, người nào tung cào thắng thì được lấy bó củi. Hình thức chơi như sau: kẻ một vạch dài khoảng 5m, tung cào lên vạch đó, nếu cào rơi trong vạch hoặc răng cào (갈퀴발) hướng lên trời là người thua cuộc, nếu 2 người đều tung sai thì cả được tung lại và phân thắng thua đến người cuối cùng [104].

e. 닭싸움 (Darkssaum): Trò đá gà.

Trò đá gà là trò chơi mô phỏng theo hình dáng con gà có 1 chân, dẫm 1 chân xuống đất, húc hay đẩy mạnh vào chân của

đối phương, đến khi đối phương chịu thua mới thôi [105].

Lấy tay cầm cổ chân, đưa đầu gối lên phía trước rồi thi đấu.

Là trò chơi truyền thống khá phổ biến ở Hàn Quốc, thường tổ chức ở các vùng vào thời gian trước và sau các ngày lễ [105].

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống hàn quốc (Trang 57 - 60)