Bón phân thúc

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc chuối (Trang 28 - 33)

I. Làm cỏ, bón phân cho chuối 1 Làm cỏ

2. Bón phân thúc

Mặt dù đã bón lót, song cây chuối vẫn cần bón thúc căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây chuối qua các thời kỳ và căn cứ vào các biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở cây chuối để bổ sung phân cho hợp lý.

Do tốc độ sinh trưởng mạnh, cây chuối cần khá nhiều phân. Muốn đạt năng xuất cao phải cần cung ứng đầy đủ loại phân và lượng phân.

2.1. Loại phân bón thúc

2.1.1. Phân đạm

Mặc dù trong phân tích lượng phân kali cần nhiều nhất nhưng trong thực tế thiếu đạm là điều đáng lo ngại hơn cả.

- Đạm giúp cây phát triển thân lá, tăng khả năng quang hợp. - Đạm làm tăng năng xuất chuối.

Cây chuối thiếu đạm lá nhỏ và lá bị vàng, sinh trưởng chậm, cây thấp nhỏ Có thể sử dụng cả 2 loại phân là Sunphat Amôn (S.A) (21% N) và urê (46% N). Nếu sử dụng phân SA thì số lượng phải gấp đôi urê, trên đất phèn nên dùng urê.

2.1.2. Phân lân

- Giúp cây chuối đâm nhiều rễ.

- Tăng khả năng chịu hạn cho cây, hạn chế sâu bệnh. - Phân lân còn giúp cây mau trổ hoa và nhiều quả. - Tạo phẩm chất quả.

- Thường dùng 2 loại là Super lân và phân Lân nung chảy. Ngồi ra cịn có thể sử dụng DAP, trong phân DAP có đến 46% lân nguyên chất

Cây chuối thiếu lân thường lá xanh tối, rìa lá biến vàng 2.1.3. Phân Kali

- Giúp cây cứng cáp, tăng sức chống chịu với sâu bệnh.

- Bón phân kali hạt chuối thường béo và thơm hơn, màu sắc trái chuối đẹp hơn.

- Phân đơn thường dùng là Kaliclorua có đến 60% Kali chuyên chất

* Chú ý:

Cây chuối thiếu Kali các lá dưới mau vàng 2.1.4. Phân hữu cơ

Phân hữu cơ ngồi bón lót trước khi trồng cịn được bón bổ sung hàng năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.

- Giảm sâu bệnh.

- Cải tạo độ màu mỡ của đất, làm đất tơi xốp, tăng mùn, tăng kết cấu, hạn chế hiện tượng rữa trơi dinh dưỡng và xói mịn đất cho vườn chuối.

2.2. Lượng phân bón thúc

Lượng phân bón thúc cho chuối tuỳ thuộc vào giống và mật đơ trồng... Có thể áp dụng theo quy trình bón phân (khoảng cách trồng 3x 3m) như sau: Phân hữu cơ 10-15 tấn/ha + 200kg N + 100kg P2O5 + 400kg K2O/ha

* Lượng phân bón bình qn cho gốc chuối mỗi năm là: - 10 - 15 kg phân chuồng

- 0,2 kg N nguyên chất, tức khoảng (0,2kg x 2,16) 0,4 kg urê

- 0,1 kg lân nguyên chất, tức khoảng (0,1kg x 6,06) 0,6 kg lân supe - 0,4 kg kali nguyên chất, tức khoảng (0,4kg x 1,76) 0,7 kg kali clorua

* Trong đó lượng phân chuồng và phân lân là để bón một lần vào đầu mùa mưa lượng phân cịn lại bón như sau:

- Lần 1: Sau trồng 1 tháng bón 30% lượng N, 30% lượng K. - Lần 2: Sau trồng 4,5 tháng bón 40% lượng N, 40% lượng K. - Lần 3: Sau trồng 7,5 tháng bón 30% lượng N, 30% lượng K. * Hoặc có thể bón như sau:

- Sau khi trồng từ 7 - 15 ngày, tiến hành bón thúc kết hợp với phun xịt phân qua lá và thuốc phòng trừ sâu bệnh, thuốc kích thích tăng trưởng để giúp cho chuối phát triển nhanh.

- Trung bình từ 15 – 30 ngày bón 1 lần, bón 1kg phân NPK tổng hợp cho 30 - 50 gốc, bón phân theo hốc hoặc xới nhẹ quanh gốc theo tán cây và cách gốc 10 - 20cm, sau đó tiến hành rải phân và lấp đất lại.

- Tùy vào độ màu mỡ của đất, khả năng cho sản lượng của cây mà có lượng phân bón thích hợp cho từng gốc, ngồi ra cịn căn cứ vào các triệu chứng thiếu phân biểu hiện trên cây, lá mà cung cấp lượng phân thích hợp.

* Nếu có điều kiện khi bón thúc trong 1 năm, có thể chia ra 8 đợt bón để cây hấp thụ được tốt nhất với 30 - 50 kg phân hữu hoai mục (phân chuồng) + số lượng vơ cơ bón cho 1 cây/ năm là: 200gr N – 50 gr P2O5 – 250 gr K2O (Tương đương với 1.000 gr NPK(15-5-20) hoặc 250gr NPK(20-20-15)

- Trước khi bón phân nên làm cỏ xung quanh gốc (làm ra ngoài tán lá khoảng 20 cm)

- Bón phân quanh tán lá chuối, cách gốc từ 15 – 20 cm, rồi lấp đất lại.

- Bón phân khi đất có đủ độ ẩm thì khơng phải tưới, trường hợp đất khơ thì phải tưới ngay sau khi bón phân.

Bảng 2.1. Định lượng và số lần bón phân

Bón thúc Ngày Lượng phân/ hốc

Đợt 1 10-15 ngày sau trồng 15gr urê+15gr kaliclorua

Đợt 2 30-35ngày sau trồng 30gr urê+30gr kaliclorua

Đợt 3 50-60 ngày sau trồng

- 60gr Urê+150gr superlân+50gr kaliclorua

- Hoặc 150gr NPK (15-5-20)

Đợt 4 90-100 ngày sau trồng

- 80gr urê+70gr kaliclorua+15kg phân hữu cơ hoai mục hoặc: 160gr NPK (15-5- 20) + 10gr ure+8gr kaliclorua+15 kg phân hữu cơ hoai mục.

Đợt 5 120-140 ngày sau trồng

- 90gr urê+100gr kaliclorua hoặc:230 gr NPK (15-5-20)+27gr urê+15gr kaliclorua

- Hoặc: 25 gr NPK (20-20-15)+71gr urê+95gr kaliclorua

Đợt 6 170-180 ngày sau trồng - 90gr urê+100gr kaliclorua

- Hoặc:230 gr NPK (15-5-20)+27gr urê+15gr kaliclorua

Bón thúc Ngày Lượng phân/ hốc - Hoặc: 25 gr NPK (20-20-15)+70gr urê+94gr kaliclorua Đợt 7 210-230 ngày sau trồng - 35gr Urê+144gr superlân+26gr kaliclorua - Hoặc: 115 NPK (15-5-20) - Hoặc:100gr NPK (20-20-15) Đợt 8 250-270 ngày sau trồng - 35gr urê+26gr kaliclorua - Hoặc: 115 NPK (15-5-20) - Hoặc: 100gr NPK (20-20-15) 2.3. Cách bón phân thúc

- Trước khi bón phân nên làm cỏ xung quanh gốc (làm ra ngoài tán lá khoảng 20 cm)

- Bón phân quanh tán lá chuối, cách gốc từ 15 – 20 cm, rồi lấp đất lại.

- Bón phân khi đất có đủ độ ẩm thì khơng phải tưới, trường hợp đất khơ thì phải tưới ngay sau khi bón phân.

* Chú ý: Nếu trồng chuối phủ bạt thì khi bón phân cuốc rãnh sâu 20 - 25cm

hai bên mí bạt, bón phân, đảo đếu đất, lấp bằng.

Hình 2.4. Lấp phân sau khi bón

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc chuối (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)