2.2.1 .1Từ góc nhìn Tối Giản trong lĩnh vực thiết kế Nhật Bản
2.2.1.4 Làm thế nào để theo đuổi Lối sống tối giản của người Nhật?
Thực ra ngay cả người viết và cả các nhân vật truyền cảm hứng về Lối sống Tối giản cũng không thể đưa cho bạn đọc một câu trả lời chính xác. Giống như một căn nhà được xem như là bản thân bạn, và mỗi căn nhà thì có một cách bố trí, sắp đặt nội thất khác nhau. Mỗi người thì có một quan niệm hạnh phúc riêng cho mình. Chẳng ai có thể làm thay đổi ý định thay đổi cuộc đời bạn nếu như bạn khơng tự vạch ra cho mình những mục tiêu. Có q nhiều khái niệm, câu hỏi và câu trả lời cho việc theo đuổi Lối sống Tối Giản nhưng hãy nhớ rằng ở phần khái quát mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn ngay từ đầu của bài luận này, là mục đích chính của việc tận dụng Chủ nghĩa Tối Giản thực sự chỉ là một công cụ, và nó giúp bạn đạt được những mục tiêu riêng trong cuộc đời mình. Khơng chỉ là thuần thục về cách bố trí, sắp xếp nhà cửa sao cho ngăn nắp, logic, hay thậm chí là vứt bớt đồ đạc đi, để khơng phải phiền lịng vì có q nhiều thứ phải xử lý, mà là việc thay đổi nhận thức về đời sống hằng ngày, cách bạn đối xử với bản thân và cả những người khác. Chỉ khi bạn bắt đầu vào cuộc hành trình ấy thì mới nhận ra một sự thay đổi tích cực trong việc tăng khả năng nhận được phúc lợi trong đời sống tinh thần của chính mình.
Hầu hết con người chúng ta đều khơng hiểu gì về hạnh phúc. Nó chỉ mang tính tương đối nhất định. Nhưng ai cũng đều mong mỏi và đợi chờ hạnh phúc.
"Chúng ta thường cạnh tranh để được công nhận là hạnh phúc hơn là trở thành người hạnh phúc" - La Roche Foucauld.
Bất kỳ ai khi sinh ra cũng là người sống tối giản. Trọng tâm của chung ta là hiểu được, cũng như thuần thục áp dụng lối sống, cách thức sống giản dị hơn, từ đó mà có thể để tâm đến hạnh phúc một nhiều hơn. Bất kể ai khi sinh ra đều trong tình cảnh trắng tay cả. Vì thế nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lại lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Vì chúng chỉ đem đến những cảm xúc hưng phấn nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng
hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Chúng ta luôn mất nhiều thời gian, cơng sức để sở hữu một món đồ nào đó, hoặc để bảo quản, quản lý những món đồ mình đã có. Vì chúng ta bỏ ra nhiều đến mức, những món đồ vốn chỉ là vật dụng hàng ngày cuối cùng lại trở thành ông chủ của chúng ta. Và khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản.
Người sống tối giản trước tiên phải thực sự hiểu rõ cái gì cần thiết với mình chứ khơng phải là những thứ mong muốn theo cách nhìn của mọi người xung quanh. Hơn ai hết, họ phải tự đặt ra những giới hạn cho bản thân, biết từ chối những cám dỗ, và giảm bớt những thứ như vật chất, phù phiếm xung quanh và chỉ giữ lại những điều quan trọng và có ý nghĩa. Vì thực tế là khơng có tiêu chuẩn nào cho người sống tối giản cả. Và cũng như người viết đã nói ở trên, Lối sống Tối giản khơng phải là mục đích. Việc bỏ bớt đồ đạc khơng phải là mục đích của tinh thần Tối giản, mà nó chỉ là một phương tiện giúp ta nhận ra đâu mới là điều quan trọng thực sự trong cuộc sống của mình. Đó chỉ là chương mở đầu cho một câu chuyện, phần còn lại của cuốn sách là những điều mà bản thân bạn rút ra được trong quá trình.
Bằng cách kết hợp chủ nghĩa tối giản vào cuộc sống của mình, ta có thể tìm thấy hạnh phúc lâu dài. Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc. Người theo chủ nghĩa tối giản tìm kiếm hạnh phúc, khơng phải thơng qua mọi thứ, mà thơng qua chính cuộc sống. Do đó, tùy thuộc vào bạn để xác định điều gì cần thiết và điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn. Điều quan trọng là phải hiểu rằng việc giảm sở hữu vật chất thường là kết quả là Chủ nghĩa tối giản, khơng phải bản thân Chủ nghĩa tối giản. Đó chắc chắn là một khía cạnh của tổng thể, nhưng bạn khơng cần phải tham gia nếu đó khơng phải là nơi bạn ưu tiên. Ln ln có những lựa chọn khác.
Điều mà chủ nghĩa tối giản thực sự hướng đến là sự sắp xếp lại các ưu tiên của bạn để bạn có thể loại bỏ những thứ dư thừa - tài sản và ý tưởng, các mối quan hệ - không mang lại giá trị cho cuộc sống của bạn. Nếu bạn có thể dành một
ngày và thực sự cống hiến hết mình để tập trung vào những điều quan trọng, bạn có thể sẽ xác định được toàn bộ những thứ quan trọng hơn là việc tích lũy các mục tiêu thể chất.
Qua cuốn sách Goodbye, Things của Fumio Sasaki, người viết nhận ra rằng có nhiều hơn hai thứ làm cản trở việc ta có được một cuộc đời Tối giản hơn. Với quan niệm hạnh phúc ngày nay dựa trên việc sở hữu vật chất càng nhiều càng tốt, sự tin tưởng đối với việc có càng nhiều càng khiến ta hạnh phúc, tiền bạc có thể mua được mọi thứ, kể cả hạnh phúc,...khiến con người ta dần lạc lối bởi lượng thơng tin ngồi tầm kiểm sốt lẫn khối lượng vật chất sở hữu dư thừa. Trước khi theo đuổi lối sống này, hẳn mỗi chúng ta trước kia là kiểu người rất thích lưu trữ các đồ dùng và cảm thấy khó khăn vứt bỏ đi một thứ gì đúng chứ? Đơn thuần bạn cũng có thể nhận thấy trong xã hội ngày nay, mọi thứ đều trở nên phức tạp quá mức dẫn đến tinh thần Tối giản này ban đầu chỉ được áp dụng cho việc sắp xếp vật dụng trong nhà, nay đã lan rộng sang các vấn đề khác. Với tốc độ phát triển của tồn cầu hóa, dần nó đã trở thành một phần hiển nhiên trong môi trường của một nước hiện đại như Nhật Bản nói riêng và tồn cầu nói chung. Thơng qua các diễn đàn, mạng xã hội, các dịch vụ trực tuyến,... mỗi chúng ta đều có khả năng để hóa thân thành những nhà phê bình, một ký giả hiện trường và cung cấp cho mọi người những thơng tin nóng hổi nhất.
Chúng ta sống một cuộc đời hòa nhập với xã hội, việc kết nối với với những cá nhân, tập thể là điều hiển nhiên, và nếu bạn muốn chối từ nó cũng là một thử thách khó nhằn, cũng vì thế mà ta ln đặt người khác lên hàng đầu. Vậy sự ưu tiên dành cho bản thân đang được giấu ở đâu? Bạn đã chăm sóc bản thân tốt chưa?
Sự phát triển của vật chất và đa dạng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật sẽ giúp bạn có thể lược bỏ rất nhiều đồ thừa trong cuộc sống. Thực tế là bộ não của chúng ta có thể được so sánh với phần cứng của một chiếc vi tính, được lập trình từ hơn 50.000 năm trước. Trong đó có bao gồm ổ cứng, bộ nhớ, bộ vi xử
lý,...và chúng đang bị chất đầy thơng tin. Trong ổ cứng với dung lượng có hạn lại bị ghi đè lên bởi lượng thơng tin khơng cần thiết, thậm chí cịn phải chừa chỗ để ghi nhớ thơng tin của người khác. Thực sự là chỉ có bản thân ta mới nhận ra đâu mới là điều quan trọng đối với bản thân mình. Hãy cắt giảm những thơng tin khơng cần thiết để bộ nhớ có thể nhẹ hơn. Xóa dữ liệu trên ổ cứng, xóa các ứng dụng đang chạy, chiếc máy tính sẽ nhẹ hơn và đưa ra phản hồi mới mẻ nhất. Cần thiết hơn, người viết cho rằng bạn nên liên tưởng đến việc bạn đối xử với chiếc di động thông minh mới mua của mình, liệu bạn sẽ để nó xảy ra trường hợp tương tự hay khơng? Và rồi, hãy đặt chính mình vào vị trí của chiếc di động ấy thử xem?
KẾT LUẬN
Minimalism đang nâng tầm ảnh hưởng của mình ra khỏi biên giới nước Nhật đến với các quốc gia khác trên thế giới. Các triết lý phật giáo Thiền tông (Zen Buddhism), Ma, Wabi Sabi tác động không nhỏ đến lối sống, phong thủy, cách bố trí nhà cửa… Những thay đổi tích cực có thể dễ dàng nhận thấy là càng nhiều người chọn trở thành một Minimalist. Trở thành một Minimalist giúp họ tiết kiệm được tiền sinh hoạt phí, tập trung vào phát triển giá trị bản thân qua việc đọc sách, thử một môn nghệ thuật mới hơn là vung tiền vào các trang mua sắm. Một điều quan trọng nữa là có thể cảm nhận cuộc sống một cách rõ ràng và chân thực hơn những xô bồ hằng ngày. “Hạnh phúc khơng phải có trong tay những thứ mình từng ao ước mà là cảm giác ln mong ước những vật mình đang có” ( Rabi Hyman Schachtel) mơ tả chính xác nhất mục đích của chủ
nghĩa tối giản đang hướng tới. Giá trị tinh thần khơng nằm ở chỗ bạn có nhiều đồ đạc hay khơng mà nằm ở chỗ bạn có thực sự cảm nhận được nó hay khơng. Việc các giá trị tích cực thực sự biến thành hành động hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của và mức độ tiếp cận vấn đề của mỗi cá nhân. Bài tiểu luận đã nêu lên cụ thể các yếu tố tinh thần tối giản cũng như ảnh hưởng tích cực của nó vào đời sống thực tiễn, từ đó giúp lan tỏa khái niệm “Minimalism” đến với nhiều người hơn. Tuy nhiên, nó chỉ truyền đạt được một phần kiến thức nhỏ trong lượng kiến thức rộng lớn của chủ đề. Do vốn kiến thức và kinh nghiệm hạn chế nên bài tiểu luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót trong q trình biên soạn. Nhóm trình bày mong nhận được những phản hồi, đóng góp ý kiến chân thành của Thầy Cơ để bổ sung, hồn chỉnh hơn trong những lần tiếp theo.
Trân trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Candice Kumai (2018) - KINTSUGI WELLNESS, The Japanese Art of Nourishing Mind, Body and Spirit, Happer Collins e-books. 2. Fumio Sasaki (2017) - Goodbye, things_ the new Japanese Minimalism - W. W. Norton & Company.
2. Marie Kondo (2014) - The Life-Changing Magic of Tidying Up, the Japanese art of declutering and organizing - Ten Speed Press.
3. Nagisa Tatsumi (2017) - The Art of Discarding_ How to Get Rid of Clutter and Find Joy - Hachette Books.
4. https://wawaza.com/blogs/when-less-is-more-japanese-concept-of-ma- minimalism-and-beyond/
5. https://contempaesthetics.org/2020/09/24/on-japanese-minimalism/ 6. https://www.hotelzen.jp/blog/japanese-minimalism-wabi-sabi-ma/ 7. https://contempaesthetics.org/2020/09/24/on-japanese-minimalism/ 8. https://miadanielle.com/what-is-minimalism/ 9. https://www.thenation.com/article/archive/longing-for-less-excerpt/ 10. https://www.interactiongreen.com/ 11. https://www.elledecoration.vn/decorating/inspiration/phong-cach-wabi- sabi-vo-thuong 12. https://www.bluebeigedesigns.com/post/japanese-zen-concept-in-design 13. https://www.tokyoweekender.com/2019/02/how-japan-made-me-a- minimalist/ 14. https://www.theminimalists.com/minimalism/ 15. https://www.japantimes.co.jp/life/2017/08/13/lifestyle/taking- minimalism-next-level/ 16. http://www.minimalstudent.com/ 17. https://www.businessinsider.com/steve-jobs-zen-meditation-buddhism- 2015