Biện pháp thi công Công tác chuẩn bị.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật thi công 2 nhà công nghiệp bằng thép 1 tầng 3 nhịp 17 bƣớc cột (Trang 32 - 36)

III CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG LẮP GHÉP.

b) Biện pháp thi công Công tác chuẩn bị.

Công tác chuẩn bị.

Chuyên chở cột từ nhà máy đến công trƣờng bằng xe vận chuyển. Dùng cần trục xếp cột nằm trên mặt bằng thi cơng vị trí đặt cột nhƣ hình vẽ .

Kiểm tra kích thƣớc hình học của cột, trƣờng hợp chiều dài các cột khác nhau phải đo lại chiều dài cột ứng với từng móng cho thích hợp.

Đánh dấu tim theo 2 phƣơng trên thân cột, xác định sơ bộ trọng tâm cột, dấu tim dầm cầu chạy trên vai cột bằng sơn đỏ.

Vạch dấu tim trên mặt móng.

Chuẩn bị các trang thiết bị nhƣ: dây treo buộc, neo và nêm cố định tạm... Trang bị các đai để mắc sàn công tác khi lắp cột và dàn mái.

Công tác dựng lắp.

Móc hệ thống treo buộc bằng khung vào thân cột, đổ một lớp bê tông đệm vào cốc móng.

Móc hệ thống treo buộc vào móc cần cẩu

Dựng cột theo phương pháp kéo lê:

Cần trục quấn cáp nâng dần đầu cột lên cao, chân cột kéo lê trên mặt đất nhích dần về móng (Khi dựng cột giữ nguyên tay cần) cho tới khi cột chuyển dần sang tƣ thế thẳng đứng trên bờ hố móng.

Tiếp đó cuốn cáp nhấc hẳn cột lên cách mặt đất 0,5m, rồi quay bệ máy đƣa dần cột về phía tim móng. Nhả cáp từ từ điều chỉnh đƣa dần cột vào chậu móng.

Sau khi dựng cột vào móng tiến hành kiểm tra vị trí chân cột, ổn định tạm cột rồi mới thao móc cẩu.

Kiểm tra vị trí chân cột thoả mãn đƣờng tim ghi trên thân cột và trên mặt móng phải trùng nhau. Nên điều chỉnh bằng đòn ngang khi còn đang treo cột. Khi đặt cột vào chậu móng xê dịch chân cột bằng cách đóng các nêm ở chân cột.

Kiểm tra cao trình vai cột bằng máy thuỷ bình. Sai số cho phép về cao trình vai cột là 10 mm.

Kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng máy kinh vĩ, trƣờng hợp cột bị nghiêng điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài các dây văng (đƣợc nói tới trong phần ổn định cột).

Cố định tạm thời:

Việc ổn định tạm cột nhằm mục đích sớm đƣa cẩu vào lắp ghép.

Sau khi đã điều chỉnh cột vào đúng vị trí thiết kế mới tiến hành ổn định tạm cột theo nhƣng quy định sau:

Dùng nêm gỗ (loại gỗ rắn và khơ)đóng xuống chân cột (khe hở chân cột và chậu móng), chiều dài nêm bằng 30 cm, phần nhơ khỏi mặt móng bằng 12 cm, nên làm theo độ dốc của chậu móng.

Dùng dây văng:

Dây văng có tăng đơ điều chỉnh, một đầu lắp vào đai sắt ôm chặt vào cột, một đầu buộc vào các móng lân cận và các cọc neo 1T lực. Các dây văng cịn có tác dụng điều chỉnh độ thẳng đứng cho cột bằng cách thay đổi chiều dài dây.

Cố định tạm thời cột

Cố định vĩnh viễn:

Kiểm tra vị trí cột một lần nữa trƣớc khi đổ bê tông chèn chân cột để cố định hẳn.

Đổ bê tông chèn chân cột:

Thổi rửa làm vệ sinh chân cột, làm ƣớt các phần tiếp xúc.

Mác bê tông chèn chân cột >20% mác BT cột, dùng cốt liệu nhỏ để dễ dàng lấp đầy khe hở.

Chèn bê tông chân cột làm 2 giai đoạn: đợt 1 đổ BT tới chấm đầu dƣới con nêm, khi BT đạt 50% R thiết kế tiến hành rút nên gỗ lấp vữa BT lên đến miệng móng. BT chèn phải đƣợc bảo dƣỡng nhằm đạt đƣợc cƣờng độ thiết kế.

Điển hình lắp dựng cột trục giữa B

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật thi công 2 nhà công nghiệp bằng thép 1 tầng 3 nhịp 17 bƣớc cột (Trang 32 - 36)