Nhận dạng sự kiện tiềm tàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng Luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 33)

1.2 Tổng quan hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2004

1.2.2.2.3 Nhận dạng sự kiện tiềm tàng

KSNB nhìn nhận sự kiện tiềm tàng là những sự kiện đe dọa đến việc thực hiện mục tiêu của công ty. QTRR xem sự kiện tiềm tàng là sự kiện có khả năng tác động đến việc thực hiện mục tiêu, không phân biệt là rủi ro hay cơ hội. Điều này cho thấy QTRR xem xét hết các tình huống từ đó có thể tối đa hố việc tạo lập giá trị cho mọi tình huống trong tương lai. Ngoài ra, QTRR cũng xem xét các sự kiện tiềm tàng cụ thể và hệ thống hơn so với KSNB, cụ thể như sau:

Sự kiện tiềm tàng: là biến cố bắt nguồn từ bên trong hoặc bên ngồi cơng ty

ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của công ty. Một sự kiện có thể có ảnh

hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cơng ty và có thể cả hai. Các yếu tố ảnh hưởng: khi xem xét các sự kiện tiềm tàng cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của công ty. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm các yếu tố bên ngồi như: mơi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, các yếu tố chính trị, xã hội…và các yếu tố bên ngồi như: cơ sở vật chất, nhân sự, các chu trình…

Sự tương tác lẫn nhau giữa các sự kiện: các sự kiện liên quan đến công ty

thường khơng xuất hiện độc lập mà có sự tương tác lẫn nhau. Một sự kiện xuất hiện có thể tạo ra, tác động đến một sự kiện khác và các sự kiện có thể xuất hiện đồng thời.

Phân biệt cơ hội và rủi ro: sự kiện tiềm tàng nếu xuất hiện sẽ tác động tiêu

cực hoặc tích cực đến công ty hoặc tác động cả hai. Nếu sự kiện có tác động tiêu cực, đe dọa nguy cơ đạt được mục tiêu của cơng ty, thì địi hỏi cơng ty phải đánh giá rủi ro và phản ứng với rủi ro. Nếu sự kiện có tác động tích cực đến cơng ty, làm thuận lợi việc thực hiện mục tiêu của công ty hoặc tạo giá trị cho cơng ty, thì phải được xem xét trở lại đối với các chiến lược đã được xây dựng.

Trong một số trường hợp sự kiện tiềm tàng có liên hệ trực tiếp và cụ thể đến các mục tiêu của cơng ty. Ví dụ về nhận dạng sự kiện tiềm tàng ở Bảng 1.3 dưới đây cho chúng ta thấy rõ hơn sự liên hệ này.

Bảng 1.3 Ví dụ về nhận dạng các sự kiện tiềm tàng

Sứ mạng Trở thành một nhà sản xuất về dụng cụ gia đình trong thị trường tham gia

Mục tiêu chiến lược Trở thành 1 trong 4 công ty dẫn đầu về thị phần trong thị trường mà công ty đang hoạt động.

Các mục tiêu liên quan •Tuyển dụng 180 nhân viên có chất lượng cho bộ phận sản xuất

•Duy trì chi phí lao động ở mức 22% cho mỗi đơn hàng.

Đo lường việc thực hiện mục tiêu • Số lượng nhân viên có chất lượng được tuyển dụng.

• Chi phí lao động cho mỗi đơn hàng Các mức rủi ro có thể chấp nhận •165 – 200 nhân viên có chất lượng

được tuyểsn dụng.

•Chi phí lao động cho mỗi đơn hàng chiếm từ 20 – 23%.

Sự kiện tiềm tàng/ rủi ro và sự tác động liên quan

• Cầu lao động tăng, cơng ty tuyển dụng được nhiều lao động.

• Cầu lao động giảm, công ty tuyển dụng ít lao động hơn so với dự kiến. • Tuyển dụng các lao động không đảm

bảo về chất lượng.

1.2.2.2.4 Đánh giá rủi ro:

QTRR cung cấp cách thức về chu trình và những kỹ thuật cụ thể để đánh giá rủi ro. Trên cơ sở đó, cơng ty có thể đánh giá cụ thể sự tác động của các sự kiện tiềm tàng và do đó xem xét những cách thức phản ứng phù hợp. Việc đánh giá rủi ro bao gồm các nội dung sau:

Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: rủi ro tiềm tàng là rủi ro do thiếu các

hoạt động của công ty nhằm thay đổi khả năng hoặc sự tác động của các rủi ro đó. Rủi ro kiểm soát là rủi ro vẫn còn tồn tại sau khi công ty đã phản ứng với rủi ro. Công ty cần phải xem xét cả rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, đầu tiên là xem xét các rủi ro tiềm tàng, sau đó khi đã có phương án phản ứng với rủi ro tiềm tàng thì tiếp tục xem xét đến rủi ro kiểm soát.

Ước lượng khả năng và ảnh hưởng: các sự kiện tiềm tàng phải được đánh giá trên hai khía cạnh: khả năng xảy ra và mức độ tác động của nó. Những sự kiện mà khả năng xuất hiện thấp và tác động ít đến cơng ty thì khơng cần phải tiếp tục xem

xét. Ngược lại, các sự kiện với khả năng xuất hiện cao và tác động lớn thì cần phải xem xét kỹ càng. Các sự kiện nằm giữa hai thái cực này đòi hỏi sự đánh giá phức tạp, điều quan trọng là phải phân tích kỹ lưỡng và hợp lý.

Để đo lường khả năng xuất hiện một sự kiện, có thể dùng các chỉ tiêu định tính như cao, trung bình, thấp hoặc các cấp độ chi tiết khác. Hoặc có thể dùng chỉ tiêu định lượng như: tỷ lệ xuất hiện, tần suất xuất hiện,..

Kỹ thuật đánh giá rủi ro: công ty thường sử dụng kết hợp các kỹ thuật định lượng và định tính khi đánh giá rủi ro. Kỹ thuật định tính được sử dụng khi rủi ro không thể định lượng được, hoặc khi dữ liệu đầu vào không đủ tin cậy hoặc khơng tương xứng với chi phí để định lượng. Kỹ thuật định lượng được sử dụng cho những hoạt động phức tạp của công ty và thường phải sử dụng các mơ hình tốn học, cho kết quả chính xác hơn so với kỹ thuật định tính. Bảng 1.4 dưới đây cung cấp một ví dụ về kỹ thuật định lượng:

Bảng 1.4 Các kỹ thuật định lượng để đánh giá rủi ro

So sánh: So sánh các chu trình giữa các công ty trong ngành hoặc giữa các ngành với nhau, bằng cách đánh giá các sự kiện hay chu trình cụ thể đối với từng cơng ty, sau đó so sánh kết quả

Mơ hình xác suất: Xác định tác động của sự kiện tại các xác suất khác nhau. Sau

đó, xác định sự tác động tương ứng với các độ tin cậy khác nhau.

Mơ hình phi xác suất: Đưa ra các giả định về việc đạt mục tiêu và đánh giá các

rủi ro tương ứng mà không sử dụng các chỉ tiêu định lượng để đánh giá khả năng sự kiện có thể xảy ra.

Sự liên hệ giữa các sự kiện: đối với những sự kiện độc lập với nhau thì cơng ty đánh giá các sự kiện một cách độc lập. Nhưng nếu có sự liên hệ giữa các sự kiện hoặc các sự kiện cùng kết hợp lại với nhau sẽ tạo nên những tác động lớn thì cơng ty phải đánh giá được tác động tổng hợp đó.

Khi rủi ro tác động đến nhiều bộ phận, công ty kết hợp các rủi ro đó trong danh sách các sự kiện và xem xét trước hết sự tác động đến từng bộ phận, sau đó xem xét tác động tổng thể đến tồn cơng ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng Luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w