Mô hình dùng để biểu diễn lại một phần thế giới thực, trong hệ thống thông tin địa lý dữ liệu có mối quan hệ với nhau, đặt ra yêu cầu phải được lưu trữ như là một CSDL, từ đó tạo nên mô hình dữ liệu. Dưới đây là một số mô hình dữ liệu thường được dùng để lưu trữ sắp xếp dữ liệu bên trong hệ thống thông tin địa lý.
Có hai nhóm mô hình dữ liệu không gian chính biểu diễn thế giới thực mà chúng ta thường gặp trong GIS là mô hình dữ liệu raster và mô hình dữ liệu vector.
3.1.3.1. Mô hình Raster:
Là phương pháp biểu diễn các đặc trưng địa lý bằng các điểm ảnh.
HÌNH 3
Hình 3.1 Biểu diễn đối hình học bằng mô hình Raster
Mô hình raster dựa trên hệ thống hiển thị, định vị và lưu trữ dữ liệu địa lý bằng cách sử dụng ma trận ô lưới (cell, pixcel). Biểu diễn tọa độ của mỗi pixcel là trung tâm (centroid) của nó.Làn lượt mỗi cell hay pixcel có những thuộc tính dữ liệu riêng biệt được gán cho chúng. Độ phân dải dữ liệu raster tùy thuộc vào kích cỡ pixcel hay kích cỡ lưới, từ vài milimet đến tới nhiều kilomet. Mô hình raster là dữ liệu mảng hai chiều.
Những đặc tính không gian được lưu trữ bằng cách gán cho mỗi ô lưới một giá trị là thuộc tính (attribute) mỗi ô. Mỗi ô lưới có giá trị biểu thị phản xạ phổ hay đặc điểm của vị trí như: Kiểu đất, độ cao, nước, thực vật...
Vd: giá trị ô lưới biểu thị giá trị độ cao địa hình, loại thực vật, nồng độ dầu loang…
- 18 -
Hình 3.2 Biểu diễn đối tượng địa lý bằng mô hình Raster
3.1.3.2. Mô hình Vector
Biểu diễn các đặc trưng địa lý bằng các phần tử đồ họa cơ bản điểm, đường, vùng.
Hình 3.3 Biểu diễn đối hình học bằng mô hình Vector
Trong thực tế không gian nghiên cứu thường có các dạng phức tạp, điều này có nghĩa rằng các ranh giới tế bào thường không liên quan với các hiện tượng thế giới thực được mô tả. Để giải quyết vấn đề này, người ta cố gắng tạo ra sự kết hợp các tham khảo địa lý với các hiện tượng địa lý. Tham khảo địa lý cặp tọa độ từ một số không gian địa lý được gọi là mô hình vector.
HÌNH 6
Hình 3.4 Biểu diễn đối địa lý bằng mô hình Vector
HÌNH 4
- 19 -
3.1.3.3. So sánh 2 mô hình Raster và Vector
Bảng 3.1 Bảng so sánh ưu nhược điểm của mô hình Raster và Vector
Mô hình Raster Mô hình Vector
Ưu điểm
1. Đơn giản
2. Thao tác chồng lớp (overlay) dễ dàng
3. Thích hợp cho việc nâng cấp, xử lý ảnh
Ưu điểm
1. Khả năng dữ liệu được nén tốt dẫn đến kích thước nhỏ hơn so với dữ liệu của mô hình raster.
2. Thể hiện được mối quan hệ hình học 3. Thích hợp cho việc số hóa các bản đồ được vẽ bằng tay
Nhược điểm
1. Khả năng nén kém
2. Không thể hiện rõ mối quan hệ hình học
3. Thể hiện bản đồ không rõ nét nếu độ phân giải thấp, nhưng nếu dùng độ phân giải cao sẽ làm tăng kích thước file ảnh.
Nhược điểm
1. Phức tạp
2. Thao tác chồng lớp phức tạp
3. Không thích hợp cho việc nâng cấp, xử lý ảnh
BẢNG 5