trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ
3.3.1 Đánh giá về thực tiễn nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ViệtNam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
3.3.1.1. Những kết quả đ đạt được
Thế mạnh lớn nhất của Việt Nam trong so sánh với các quốc gia khác là: - NNL dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Đây là ưu thế rõ rệt. Đó là do quy mơ
dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ nên số người trong độ tuổi lao động khá cao. Tỷ lệ tăng bình quân hàng năm của NNL qua nhiều năm đều lớn hơn tỷ lệ tăng dân số, hệ số phụ thuộc có xu hướng giảm. Ưu thế này nếu được khai thác triệt để sẽ là yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tỷ lệ tham gia LLLĐ rất cao, luôn đạt
hơn 76,94% tức là cứ 100 người trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 65) thì có gần 77 người tham gia TTLĐ. Đây cũng là một ưu thế khác mà Việt Nam có được.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, mang lại nhiều lợi thế về NNL cho phát triển KT-XH. Thêm vào đó NSLĐ
khơng ngừng tăng qua các năm. NSLĐ của tồn nền kinh tế theo giá hiện hành năm
2019 ước tính đạt 110,4 triệu đồng/lao động tương đương 4.791 USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018 ; NSLĐ tăng 6,2% do NNL được bổ sung và số NNL có việc làm năm 2019 tăng cao. NSLĐ của năm 2020 ước tính đạt 117,9 triệu đồng/lao động tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD so với năm 2019; NSLĐ tăng do trình độ của NNL được nâng cao (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2020 đạt 24,1%, cao hơn mức 22,8% của năm 2019 . N lực tăng NSLĐ đã thu hẹp dần khoảng cách tương đối của Việt Nam so với nước ASEAN.
- Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách cho phát triển NNL và KH N được hồn thiện liên tục. Theo đó, mạng lưới GDĐT của nước ta được mở rộng, quy mô và
chất lượng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội; cơng tác xã hội hóa GDĐT được đẩy mạnh, tỷ lệ nhập học mầm non, tiểu học, THCS đạt mức cao, dạy nghề cho lao động nông thôn được quan tâm hơn.
- hất lượng NNL từng bước được n ng lên; NNL qua đào tạo phần nào đáp
ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường. NNL kỹ thuật cao của Việt Nam cơ bản đã làm chủ được KHCN, đảm nhận được hầu hết các vị trí cơng việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trước đây phải th chun gia nước ngồi…
- ơng tác đào tạo và dạy nghề tại Việt Nam đ g n với nhu cầu của doanh
nghiệp và TTLĐ. Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu
ngành nghề sản xuất, kinh doanh; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà TTLĐ có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho NLĐ… Chất lượng của các cơ sở đào tạo cũng được nâng lên. Đến nay, Việt Nam có 5 trường đại học nằm trong top 400 trường hàng đầu châu Á, 2 trường đại học nằm trong top 1.000 trường tốt nhất thế giới; NCKH bước tiến bộ, công bố quốc tế tăng. NNL được đào tạo dựa vào sự gắn kết giữa nhu cầu thị
trường, cụ thể là của các doanh nghiệp, và hướng tới đáp ứng với đòi hỏi của TTLĐ trong điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ.
- Phát triển được đội ngũ cán bộ KHCN khá đông đảo. Công tác nghiên cứu khoa học cũng được chú trọng. Nhiều nhà kinh tế, nhiều cán bộ khoa học của Việt
Nam đã tiếp thu và tiếp cận được với nhiều tiến bộ KHCN hiện đại của thế giới. NNL được đánh giá có ưu điểm là thơng minh, cần cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học vấn khá cao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới.
3.3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
- NNL dồi dào về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của TTLĐ, chưa có NNL trình độ cao với cơ cấu và chất lượng như mong đợi.
Theo kết quả điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Có tới 75% NNL trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật [115]. Nhiều kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của các nhà tuyển dụng thời gian quan cho thấy: Thái độ làm việc của NNL Việt Nam bị đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng, kỹ năng tư duy sáng tạo, CNTT, kỹ năng sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề vẫn còn thiếu hụt lớn, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng lãnh đạo. Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng việc tuyển dụng lao động là khó khăn vì các ứng viên khơng đáp ứng được yêu cầu đưa ra thiếu kĩ năng hoặc khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề (thiếu hụt người lao động có tay nghề). Quy mơ, chất lượng lao động chưa cao, cộng với sử dụng lãng phí nguồn lực quan trọng nước đã khiến cho NSLĐ xã hội và sức cạnh tranh của nền kinh tế trở nên yếu kém.
- Bất cập trong việc quy hoạch NNL và khung chương trình quốc gia chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Bất cập bắt nguồn từ mối quan hệ lỏng lẻo giữa các
doanh nghiệp với các trường đại học và các cơ sở dạy nghề. Các trường đại học, cơ sở đào tạo nghề phần lớn cịn phụ thuộc vào cơ chế chính sách phát triển chung của
Bộ GD&ĐT, thiếu sự tự chủ và linh hoạt về tài chính cũng như hoạt động đào tạo và cấp bằng. Điều này làm hạn chế động cơ khuyến khích các đơn vị đào tạo chủ động đổi mới, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của TTLĐ. Trong lúc nền kinh tế đang khan hiếm lao động trình độ cao ở nhiều ngành nghề như vị trí tư vấn, thiết kế, quản trị nhân sự, lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao, luật sư, khoa học môi trường, kỹ sư CNTT, công nghệ sinh học, kỹ sư điện, điện tử, cơ khí, logistics... thì sinh viên ra trường chủ yếu là cử nhân tài chính, ngân hàng, kế tốn, luật, hành chính văn phịng...; thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề để tăng năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm. NNL có trình độ chun mơn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chun mơn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong mơi trường cạnh tranh cơng nghiệp.
- Nguồn nhân lực hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học, cơng nghệ. Trong
CMCN lần thứ tư đòi hỏi sự thành thạo về ngoại ngữ và tin học của NNL là rất cao. Tuy nhiên, kỹ năng này ở NNL Việt Nam còn rất thấp. Đây là một rào cản khi hợp tác với các quốc gia khác cũng như khi sử dụng các kĩ năng CNTT. Mức độ đáp ứng về kỹ năng do thay đổi công nghệ của lao động trong các doanh nghiệp rất thấp.
- Năng lực thực hiện yếu k m và cơ cấu việc làm lạc hậu đ trực tiếp hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ NNL có kỹ năng cao trong các
ngành sản xuất chủ lực rất thấp. Trong số những lao động có kỹ năng cao, có đến gần tương đương ¼ khơng có bằng cấp hoặc chỉ có bằng sơ cấp, trung cấp; người có trình độ đào tạo cao đẳng trở lên chiếm 74,3%. Số lượng cán bộ nghiên cứu và phát triển của Việt Nam chỉ đạt 7 người/vạn dân. Lực lượng cán bộ nghiên cứu chiếm tỉ lệ rất lớn (78,12%), trong khi cán bộ kỹ thuật chưa đến 7%, phản ánh nghiên cứu thực hành còn hạn chế. Chất lượng chương trình giảng dạy của các trường cịn thấp, chưa đào tạo được lao động có kỹ năng làm việc thực tế.
- Tình trạng NNL thiếu định hướng trong việc chọn ngành nghề từ bậc phổ thông. Từ kết quả điều tra của Viện Công nghệ thông tin năm 2000 cho thấy, đa số
NNNL chưa có định hướng cụ thể nào cho nghề nghiệp khi rời ghế nhà trường, thập trí ngay cả sinh viên tốt nghiệp đại học. Theo khảo sát trung tâm dự báo nhân lực cho biết, tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ có 5% học sinh
có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học. Theo kết quả khảo sát sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học, có đến 65,4% sinh viên chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành học mình lựa chọn. 50,8% khơng biết học xong ra làm việc gì và nơi nào tuyển dụng. Chính vì thế, có đến 75,6% sinh viên ít thỏa mãn với sự lựa chọn của mình. Nhiều sinh viên học 1 vài năm hoặc khi ra trường phải đi học lại ngành khác.
Nguyên nhân
Trong bối cảnh Công nghệ 4.0 bùng nổ với sự ứng dụng rộng rãi các thành tựu của CNTT, tự động hóa… NNL Việt Nam lại chưa theo kịp các yêu cầu đặt ra. Mặc dù đang trong giai đoạn dân số vàng và có số người đang trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao nhưng NSLĐ Việt Nam vẫn ở mức thấp. Trong rất nhiều nguyên nhân khiến NSLĐ tại Việt Nam thấp, có thể kể đến 4 nguyên nhân sau:
- Hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam chưa có sự kết nối và đáp ứng tốt nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên thị trường.
Với vai trò là là ngành dịch vụ trực tiếp tạo ra NNL ưu tú, có trình độ, khả năng để tạo ra giá trị mới cho xã hội. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn hạn chế và thiếu tính thực tế, chủ yếu vẫn tập trung đào tạo đơn ngành; chưa tích hợp được các vấn đề tồn cầu để trang bị cho người học những kiến thức tổng hợp cùng các kĩ năng xã hội cần thiết. Theo The Human Capital Report 2020 của WEF, Việt Nam xếp thứ 38/174 nền kinh tế tham gia đánh giá. Các doanh nghiệp đều có xu hướng đánh giá chất lượng đào tạo lao động tại Việt Nam chỉ quanh mức trung bình khá. Sự thiếu kỹ năng trong công việc là rào cản đối với tăng trưởng và phát triển KT-XH. Ngoài ra, các trường đại học chưa phát huy được vai trò chủ chốt do hạn chế về đội ngũ giảng viên, thiếu gắn kết giữa chương trình đào tạo với nhu cầu về kỹ năng của lao động tại doanh nghiệp cũng được xem là nguyên nhân khiến Việt Nam ln trong tình trạng thiếu NNL chất lượng, trong khi nhiều sinh viên ra trường lại thất nghiệp.
- Thiếu các cơ s đào tạo đại học đáp ứng chuẩn quốc tế.
CMCN lần thứ tư đang làm giãn rộng khoảng cách giữa việc đào tạo của các trường đại học và những gì xã hội thực sự cần. Ở Việt Nam tồn tại nghịch lý hàng
vạn cử nhân thất nghiệp nhưng các doanh nghiệp lại thiếu hụt nhân lực làm việc. Trong khi đó, tiến bộ cơng nghệ 4.0 đã làm thay đổi bức tranh của TTLĐ: lao động giản đơn đã có robot đảm nhiệm, thị trường chủ yếu chỉ cần những việc đòi hỏi lao động sáng tạo ở trình độ cao. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các trường đại học truyền thống khi chưa thể dự đoán được các kỹ năng mà TTLĐ sẽ cần trong tương lai gần do tốc độ thay đổi công nghệ 4.0 diễn ra quá nhanh.
- hưa chú trọng đầu tư phát triển ngành mũi nhọn.
Việc thiếu hụt các chương trình đào tạo trong các lĩnh vực mũi nhọn của Công nghệ 4.0 như CNTT và truyền thông, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ chế tạo máy, tự động hóa, cơng nghệ sinh học và môi trường, logistics và quản lý chu i cung ứng… là một thách thức không nhỏ. Nếu xét về năng lực CNTT– một điều kiện tối quan trọng của Cơng nghệ 4.0, thì chỉ số phát triển CNTT (ICT Development Index - IDI) 2020 của Việt Nam ở mức trung bình của thế giới.
Ở Việt Nam hiện chưa có những chương trình định hướng nghề nghiệp rõ nét, dẫn đến tình trạng những sinh viên giỏi nhất thường lựa chọn các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng… điểm chuẩn vào các trường đào tạo các chuyên ngành này cao hơn hẳn so với vào các trường công nghệ và kỹ thuật. Bản thân số trường đào tạo các ngành công nghệ và kỹ thuật cũng không nhiều. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt NNL trong một số ngành công nghệ tăng trưởng nhanh trong thời đại số hóa và tự động hóa, đặc biệt là ngành CNTT. Báo cáo về ngành CNTT của hãng truyền thông VietnamWorks cho thấy, trong 3 năm gần đây, số lượng công việc của ngành này đã tăng lên nhưng số lượng nhân sự lại tăng rất ít. Sự lựa chọn “lạc hướng” của thanh niên khi bước vào đại học là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp khơng có việc có xu hướng tăng lên trong vài năm gần đây.
Những yếu tố này ảnh hưởng khá lớn tới nhu cầu của xã hội trong việc phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là để tham gia vào chu i giá trị toàn cầu cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong chu i giá trị đó, đây cũng là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
-Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu của Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư.
Trình độ cơng nghệ, kỹ thuật số ở Việt Nam đã cải thiện dần qua các năm gần đây nhưng nhìn chung việc ứng dụng KHCN vẫn cịn nhiều hạn chế. Nền KHCN phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm nǎng sẵn có, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thua kém so với nhiều nước trong khu vực. Đội ngũ cán bộ KHCN tuy tǎng về số lượng, nhưng tỷ lệ trên số dân còn thấp, chất lượng chưa cao, thiếu nhiều cán bộ đầu nghành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về cơng nghệ. Số đơng cán bộ có trình độ cao đều đã đứng tuổi, đang có nguy cơ hẫng hụt cán bộ. Khơng ít cán bộ KHCN chuyển làm việc khác hoặc bỏ nghề, gây nên sự lãng phí chất xám nghiêm trọng. Cơ cấu và việc phân bố NNL KHCN chưa cân đối, có nhiều bất hợp lý, nhất là ở nông thôn và miền núi. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho NCKH quá nghèo nàn, lạc hậu; thông tin KHCN quá thiếu và không kịp thời. Tỷ lệ đầu tư cho KHCN trên GDP, từ năm 2016- 2019 của Việt Nam tăng từ 9.440 tỷ lên 12.825tỷ đồng [101]. Trong giai đoạn 2016 – 2019, tỷ lệ chi KH&CN so với chi thường xuyên từ 1,15% lên 1,28%. Tương tự, các năm 2016, 2017 và 2018, mức chi đều được bố trí tương đương xấp xỉ 2% tổng chi ngân sách, đảm bảo theo nghị quyết của Quốc hội.
Bảng 3.5. Tổng chi cho Khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước năm 2016-2019
Năm Chi KH&CN (tỷ đồng) Chi KH&CN so với tổng Chi KH&CN so với Chi chi theo dự toán QH (%) thƣờng xuyên (%)
Tổng NSTW NSĐP Tổng NSTW NSĐP Tổng NSTW NSĐP
2016 9440 7622 1818 0,73 1,29 0,26 1,15 2,06 0,40
2017 11.243 8731 2512 0.81 1,23 0,37 1,25 2,16 0,51
2018 12.190 9440 2750 0,80 1,26 0,36 1,30 2,22 0.53
2019 12.825 9895 2930 0,79 1,22 0,36 1,28 2,18 0,54