Nâng cao vai trò của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Khu Công nghiệp Tân Tạo (Trang 98)

4.2.5 .Triển khai công tác Marketing một cách toàn di ện

4.3. KHUYẾN NGHỊ

4.3.1.2 Nâng cao vai trò của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ

•NHNN cần nghiên cứu hồn thiện thị trường tài chính liên quan đến các chính sách

tài chính tiền tệ quốc gia, đặc biệt coi trọng thị trường tiền tệ. Nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô của NHNN nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính. Việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN phải nhằm mục tiêu thúc đẩy, phát triển ổn định vững chắc nền KT, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng Việt Nam chuyển dần sang điều hành bằng các công cụ gián tiếp phù hợp

với thực tiễn Việt Nam, xóa bỏ các cơng cụ quản lý hành chính và can thiệp sâu vào quyền tự chủ hoạt động của các NHTM.

• Tiếp tục đổi mới điều hành chính sách quản lý ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước cần điều hành tỷ giá với phương châm: “Linh hoạt trong ngắn hạn và ổn định trong dài hạn”, theo đó, tỷ giá ngoại tệ trong ngắn hạn biến động trên cơ sở giá thị trường, đồng thời bằng các biện pháp tài chính vĩ mơ giữ ổn định tỷ giá dài hạn, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương và các ngân hàng có hoạt động thanh tốn quốc tế.

• Mặt khác, chính sách tỷ giá “Linh hoạt trong ngắn hạn và ổn định trong dài hạn” còn tạo điều kiện cho việc phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như mua bán kỳ hạn forward, quyền chọn mua/chọn bán, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các loại hình giao dịch trên nhằm gia tăng lợi nhuận hoặc đảm bảo tránh lỗ vì tỷ giá.

• Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá nới lỏng biên độ, giảm dần sự can thiệp hành chính, nâng cao năng lực quản lý của Ngân hàng Nhà Nước. Tăng cường khả năng bao quát của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý các giao dịch ngoại hối, nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý ngoại hối trong điều kiện tự do hóa tài khoản vãng lai và kiểm sốt có chọn lọc các giao dịch vốn phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính. Một cơng việc quan trong khác là xây dựng lộ trình chuyển đổi của đồng Việt Nam và giảm tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế, tạo sức mạnh thực sự cho đồng Việt Nam khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế.

4.3.1.3. Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM

• NHNN cần phối hợp với các Bộ, ngành hồn thiện các quy trình, quy

định cho hoạt động TTQT. Xây dựng các phương pháp kiểm tra giám sát hoạt động TTQT của NHTM theo các chuẩn mực quốc tế. NHNN cần đôn đốc và giám sát hoạt động TTQT của các NHTM. Nâng cao chất lượng của công tác thanh tra của NHNN đối với hoạt động TTQT của NHTM. NHNN là người có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh của các NHTM, trong đó có hoạt động TTQT. Công tác thanh tra phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện của

hoạt động TTQT khơng tn theo các quy định của NHNN. Nói cách khác, để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM, thì cơng tác thanh tra phải được nâng cao để kịp thời uốn nắn những sai lệch trong hoạt động TTQT. Để nâng cao chất lượng của công tác thanh tra, kiểm sốt thì trước hết cần phải nâng cao trình độ của cán bộ làm cơng tác thanh tra và các điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra, vừa đảm bảo cho hoạt động thanh tra không gây nên các trở ngại, ách tắc cho hoạt động kinh doanh của NH, vừa kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm trong hoạt động TTQT.

• Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động TTQT của NHTMVN.

• Tăng cường khung khổ pháp lý và kiểm soát, tập trung vào việc cải thiện khả năng giám sát của NHNN đối với các NHTM. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để xác định một cách rõ ràng về sự an toàn và lành mạnh của các nghiệp vụ NH; cải tiến các tiêu chuẩn kế toán và thực hiện kiểm tốn hàng năm do các cơng ty kiểm toán độc lập nước ngoài tiến hành, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Việc tăng cường hiệu lực quản lý của NHNN trong hoạt động TTQT cũng cần được đề cập nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển và phịng ngừa rủi ro trong q trình hoạt động. Cần tăng cường trách nhiệm cũng như quyền hạn của các bên tham gia hoạt động TTQT. Về phí dịch vụ cho hoạt động TTQT cũng cần được xác lập theo hướng giao quyền cho các tổ chức cung ứng và thực hiện dịch vụ thanh toán quy định cụ thể trong cơ chế cạnh tranh.

4.3.1.4 Có các giải pháp đẩy nhanh q trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

• Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

trong giai đoạn tới. Để đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước với vai trò quản lý theo ngành dọc cần cập nhật và phổ cập các thơng tin về tự do hố, các cam kết quốc tế song phương và đa phương về thương mại, dịch vụ, trước hết là dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, cần cân nhắc mở cửa dần một cách có chọn lọc các thị trường dịch vụ ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài, trước hết là các tổ chức tín dụng các nước thuộc các cam kết mà Việt Nam tham gia ký kết, sau tiến dần tới việc mở cửa hồn tồn với các nước khác.

• Việc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng còn đòi hỏi việc xoá bỏ các bảo hộ bất hợp lý đối với các tổ chức tín dụng trong nước, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng trong nước với các tổ chức tín dụng nước ngoài.

4.3.2. Khuyến nghị với khách hàng là các Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu của Việt Nam

• Cần kiểm tra kỹ lưỡng và xác minh tư cách pháp lý và năng lực tài chính của phía đối tác nước ngồi trước khi chính thức ký kết hợp đồng kinh tế, nhằm tránh những rủi ro, tổn thất do bên đối tác mang lại. Khơng vì chạy theo lợi nhuận mà dễ dàng chấp nhận những điều kiện bất lợi cho mình từ đó dẫn đến những vụ tranh chấp, kiện tụng kéo dài gây thua lỗ thiệt hại khơng đáng có cho doanh nghiệp.

• Tránh đưa vào hợp đồng những điều khoản làm chậm trễ thời gian thanh toán, phức tạp trong lập chứng từ, thậm chí cịn cài vào những điều khoản làm khó khăn cho việc lập bộ chứng từ phù hợp. Khi ký kết hợp đồng, các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chú ý đến các bước sau:

 Phối hợp và cùng tổ chức thực hiện soạn thảo hợp đồng;

 Đàm phán kỹ các điều kiện của hợp đồng bởi vì đây là viên đá tảng giúp tuân thủ các điều kiện hợp đồng;

 Kiểm tra kỹ các điều khoản của hợp đồng, khi thấy có vấn đề cần kịp thời tu chỉnh;

 Lập kế hoạch tuân thủ: lập kế hoạch giao hàng, lập chứng từ, xuất trình chứng từ và tổ chức thực hiện;

 Lập và chuẩn bị các điều khoản của hợp đồng: các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải có đội ngũ cán bộ có năng lực và hiểu biết về UCP, ISBP trong việc lập và soạn thảo hợp đồng;

 Tự kiểm tra hợp đồng trước khi ký kết nhằm ngăn ngừa sai sót của hợp đồng. Cần dành thời gian để sửa chữa, sửa đổi lại các điều khoản của hợp đồng nếu thấy cần thiết;

 Kiểm soát và giám sát thường xuyên tiến độ thực hiện và kiểm sốt những yếu tố có thể gây trì hỗn việc thực hiện hợp đồng, đồng thời liên hệ với phía đối tác để có kế hoạch thực hiện phù hợp.

• Cần làm quen với việc thuê luật sư độc lập bên ngoài hoặc sử dụng các chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm để soạn thảo hợp đồng hoặc rà soát lại các điều kiện và điều khoản của hợp đồng trước khi chính thức ký kết.

• Cần nghiên cứu xem xét kỹ các yêu cầu, tư vấn của NH đối với DN trong quá trình mở L/C để có những tu chỉnh kịp thời, hạn chế thấp nhất những rủi ro và giảm được những khoản chi phí bất hợp lý phát sinh trong q trình hoạt động.

• Cần tìm kiếm và mở rộng thị trường mới nhằm hạn chế và phân tán bớt rủi ro TTQT. Các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chú ý tới những rủi ro liên quan đến các rào cản thương mại và kỹ thuật của các Chính phủ (chẳng hạn như Mỹ, EU, Nhật Bản...). Các rào cản này có thể là rào cản thương mại và phi thương mại, thuế và phi thuế và có thể được quy định rất phức tạp, bao gồm cả tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường...

4.2 Hạn chế và các nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu đã có những đóng góp tích cực đối với NH trong việc đánh giá chất lượng TTQT của ngân hàng Tuy nhiên, bài viết cũng có một số hạn chế nhất định về đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu chỉ hạn chế ở các khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT tại chi nhánh KCN Tân Tạo nên chưa thể đánh giá tổng quát về đánh giá của khách hàng ở những địa phương khác và khách hàng tiềm năng chưa sử dụng dịch vụ NH.

Do thời gian và điều kiện hạn chế nên chỉ khảo sát được số mẫu nhỏ, chưa đánh giá được tất cả các khách hàng nhỏ lẻ, chủ yếu tập trung vào những khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên với chi nhánh.

Trên cơ sở các kết quả tìm thấy, đề tài nghiên cứu có thể được tiến hành với số lượng mẫu lớn hơn, phạm vị nghiên cứu rộng hơn .

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trên cơ sở của những vấn đề lý luận về TTQT đã được trình bày tại Chương 1, thực trạng chất lượng dịch vụ TTQT và kết quả khảo sát về chất lượng dịch vụ TTQT của Agribank chi nhánh KCN Tân Tạo đã được đề cập ở Chương 3, trong Chương 4 tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại Agribank chi nhánh KCN Tân Tạo, các khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể là:

- 5 nhóm giải pháp đối với Agribank chi nhánh KCN Tân Tạo:

+ Một là, giải pháp đối với yếu tố tin cậy đáp ứng

+ Hai là, giải pháp đối với yếu tố hình ảnh và sự hữu hình.

+ Ba là, giải pháp đối với yếu tố chất lượng kỹ thuật và sự cảm thông

- Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

- Khuyến nghị đối với khách hàng là các DN XNK của Việt Nam

Đây là những giải pháp và những kiến nghị có tính thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại Agribank chi nhánh KCN Tân Tạo trên con đường hội nhập và phát triển.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam, giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển đã đưa ra một số giải pháp, hướng đi mới để thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh tốn quốc tế, trên cơ sở đó, mở rộng các loại hình nghiệp vụ liên quan như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ....

Trong khuôn khổ của một luận văn, tác giả đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

Hệ thống hố những lý luận cơ bản như: cơ sở hình thành, khái niệm, đặc điểm cơ bản của thanh toán quốc tế của một NHTM. Đồng thời, luận văn cũng đề cập các nhân tố tác động tới chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng. Trên cơ sở đó, luận văn nêu lên yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng dịch vụ thanh tốn quốc tế của NHTM nói chung, của hệ thống NHTM Việt nam nói riêng, nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank chi nhánh KCN Tân Tạo, trên cơ sở những đánh giá, phân tích mơi trường kinh doanh trên địa bàn, kết quả thực hiện của các mặt nghiệp vụ, khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, Luận văn đã chỉ ra được những nguyên nhân khách quan, chủ quan giải thích cho những mặt tích cực hay những hạn chế cịn tồn tại.

Trên cơ sở những nguyên nhân, hạn chế của chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng, đồng thời xem xét đến định hướng phát triển hoạt động kinh doanh chung, định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank chi nhánh KCN Tân Tạo, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thanh tốn quốc tế.

Ngồi ra, trên cơ sở nghiên cứu học tập và thực tiễn công tác, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với Agribank chi nhánh KCN Tân Tạo, Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các NHTM nâng cao chất lượng dịch vụ thanh tốn quốc tế. Trong đó, kiến nghị quan trọng nhất là hồn thiện cơ chế chính sách đồng bộ về hoạt động ngân hàng; thường xuyên sửa đổi kịp thời quy trình thanh tốn quốc tế.

Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank chi nhánh KCN Tân Tạo là một yêu cầu khách quan, đòi hỏi từng cán bộ giao dịch cũng như ban lãnh đạo ngân hàng phải thường xuyên tìm kiếm giải pháp để thực hiện. Tác giả mong rằng, trong khuôn khổ nhất định của luận văn, dù thời gian nghiên cứu bị hạn chế, những giải pháp của mình sẽ góp phần đưa Agribank chi nhánh KCN Tân Tạo đạt được những thành tựu mới trong hoạt động thanh tốn quốc tế nói riêng, hoạt động kinh doanh nói chung, ngày càng khẳng định được vị thế trên địa bàn.

Tài liệu Tiếng Việt TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên Agribank chi nhánh KCN Tân Tạo 2009, 2010, 2011, 2012.

2. Doanh Thị Thiên Hương (2012), Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất

lượng dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt,

Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp.HCM

3. Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình Thanh tốn quốc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội

4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS. Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, NXB. Hồng Đức

5. Ngân hàng CITIBANK Hà Nội (2010), Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế, Hà Nội.

6. Nghị Định số 53-HĐBT ngày 26-3-1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

7. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình Thanh tốn quốc tế và tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước.

9. Quyết định số 157/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/02/2008 của chủ tịch HĐQT về việc điều chỉnh chi nhánh Agribank KCN Tân Tạo phụ thuộc chi nhánh Agribank Mạc Thị Bưởi.

10. Quyết định 214/QĐ-NHNN ngày 31/01/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc Agribank chuyển đổi hoạt động sang mơ hình Cơng ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

11. Quyết định 226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc phong tặng danh hiệu Anh hung lao động thời kì đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Khu Công nghiệp Tân Tạo (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w