.Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng nền kinh tế Việt Nam (Trang 25)

Để xem xét khả năng Việt Nam có thể áp dụng khuôn khổ LPMT hay không đề tài dựa vào các nền tảng lý thuyết đưa ra lý luận chung về LPMT và các điều kiện tiên quyết để áp dụng LPMT. Đề tài cũng đi vào nghiên cứu các đặc điểm chung của các nước đang phát triển khi xây dựng lạm phát mục tiêu và các ví dụ điển hình về việc xây dựng LPMT ở Hàn Quốc, Chi Lê, Braxin và đi vào xem xét các điều kiện Việt Nam liệu có thể đáp ứng các điều kiện trên hay không?

Một trong những điều kiện trước tiên của việc thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu hiệu quả là phải tồn tại mối quan hệ ổn định và có thể dự báo được giữa lạm phát và các cơng cụ của chính sách tiền tệ. Trong phần này, tác giả phân tích mối quan hệ thống kê giữa các biến này ở Việt Nam để đánh giá khả năng dự báo của các biến tài chính. Mơ hình kinh tế lượng được xây dựng theo cách Gottschalk và Moore đã thực hiện trước đây ở Ba Lan thơng qua phương pháp VAR để tìm ra mối quan hệ giữa các cơng cụ của chính sách tiền tệ, đặc biệt là giữa lãi suất ngắn hạn và lạm phát. Bài nghiên cứu này mở rộng qua hai cách: 1) GDP thực được đưa thêm vào ước lượng; 2) Bốn mơ hình VAR khác nhau được ước lượng từ mơ hình hai biến gồm cung tiền và giá, sau đó, thêm các biến tài chính như tỷ giá danh nghĩa và lãi suất để xem xét mối quan hệ của chúng với lạm phát ở Việt Nam.

Mơ hình sử dụng dữ liệu quý từ quý 1/2001 đến quý 1/2013. Các biến của mơ hình gồm:

1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI (kiểm định lạm phát kỳ trước và kỳ vọng lạm phát của người dân tác động đến lạm phát)

2. Cung tiền mở rộng M2 (xem xét tốc độ gia tăng cung tiền nội tệ có ảnh hưởng đến lạm phát)

4. Tổng sản phẩm quốc nội GDP (tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ảnh hưởng đến lạm phát)

5. Lãi suất đi vay 3 tháng R (kiểm định chính sách của NHNN ảnh hưởng lên lạm phát)

Việc đánh giá trước hết phải thông qua kiểm định nghiệm đơn vị và đồng liên kết, sau đó thực hiện VAR. Hàm phản ứng đẩy (IRF) và phân rã phương sai (VDC) cũng được dùng để khám phá cấu trúc động của hệ thống. IRF đại diện cho những phản ứng mong đợi của từng biến trong mơ hình trước một cú sốc trệch tiêu chuẩn trong các biến của hệ thống. VDC cho thấy phần trăm dự báo trước đó k kỳ của một biến khi có sự thay đổi ở mỗi biến cịn lại.

Mơ hình VAR

Mơ hình VAR là một cách giảm bớt của một mơ hình cấu trúc khơng thể nhận biết, nó cung cấp thơng tin về trạng thái của nền kinh tế (Woglom, 2000). Một cấu trúc VAR có thể được viết:

A0yt= A(L)yt + ut (3.1)

Trong đó yt là một vecto của biến lãi suất, A0 là ma trận cấp số nhân, L là độ trễ, A(L) bao gồm cấu trúc đa thức, và ut đại diện cho sự nhiễu loạn cấu trúc với ma trận phương sai ∑u, là ma trận xác định các cú sốc là không tương quan (Gottschalk và Moore, 2001).

Cấu trúc VAR ở ( 3.1) có thể chuyển đổi thành dạng rút gọn sau: Yt = β (L) yt+ et

Trong đó β (L) = A -1A(L) và et = A -1ut ( Fung và Gupta, 1994)

Trong phương pháp VAR, khơng có biến nào là ngoại sinh, mỗi biến có ảnh hưởng tiềm tàng tới tất cả các biến khác. Giá trị hiện thời của mỗi biến biểu thị giá trị của độ trễ của tập hợp các biến ( Orden, 1986)

Biến kinh tế quan trọng trong phương pháp VAR có thể được đo lường bằng tổng các hệ số ước lượng nhờ phân tích phương sai lỗi dự đốn và IRF. Ví dụ, phương pháp phân tích phương sai lỗi dự đoán của CPI đo lường những phản ứng của CPI qua thời gian trong việc phản ứng lại với một cú sốc VAR đối với các biến trong mơ hình. Nếu hầu hết các biến trong CPI có thể được giải thích bằng giá trị độ trễ của chính CPI, một điều có thể kết luận rằng các biến có độ trễ như lãi suất, GDP, hay tỷ giá danh nghĩa (NER) là khơng có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích những thay đổi trong CPI. Ngồi ra, tính tốn CPI trong VAR là hữu ích đối với phương pháp mạnh và dự đoán mối liên hệ của chính sách tiền tệ và những thay đổi trong lạm phát. Nếu mối liên hệ giữa cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ và lạm phát CPI ở tương lai mạnh và có thể tiên đốn được, khi đó có thể nói rằng những thay đổi có độ trễ của các cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ có nghĩa kinh tế và thống kê quan trọng trong việc giải thích CPI.

3.2. Dữ liệu

Dữ liệu về CPI, RGDP, NER và R được lấy từ Tổng cục thống kê (GSO) và Ngân hàng nhà nước (SBV). Để ước lượng hệ số tự hồi quy của mơ hình, dữ liệu q từ quý 1/2001 đến quý 1/2013 được sử dụng. Tất cả các biến được đưa về dạng Log ngoại trừ biến lãi suất.

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.Thực trạng lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012.

Lạm phát trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003.

Số liệu thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003 của nước ta ở mức thấp và ổn định dưới 5%. Năm 2000 còn giảm phát khi tỷ lệ lạm phát giảm 0,6%. Một kế hoạch kích thích kinh tế được thơng qua nới lỏng tín dụng và mở rộng đầu tư nhà nước bắt đầu được thực hiện từ năm 2000. Tổng số vốn đầu tư phát triển năm 2002 tăng trên 20 nghìn tỷ so với năm 2001, vốn đầu tư trong dân tăng 20,7% chiếm 25,3% trong tổng số vốn đầu tư phát triển.Nhờ những biện pháp kích cầu đó, một chuyển biến quan trọng được ghi nhận trong năm 2002 là nền kinh tế đã chuyển từ thiểu phát liên tục và kéo dài sang lạm phát nhẹ, CPI tăng 4% vừa đủ kích thích đầu tư trong nước. Sang năm 2003, lạm phát được tiếp tục giữ ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3%, tăng trưởng GDP năm 2003 vẫn tiếp tục đà của năm 2001, đạt 7,24%. Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở thành thị giảm từ 6,01% năm 2002 xuống còn 5,8% năm 2003. Tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn tăng 2,29%, đạt 77,7% (nguồn tổng cục thống kê).

Lạm phát trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006

Sau một thời gian hạ nhiệt thì đến năm 2004 lạm phát tăng trở lại. Chỉ số CPI của năm 2004 ở mức 9,5%. Vượt xa so với kế hoạch quốc hội đề ra là 4 – 5%. Trước tình hình lạm phát tăng cao, Quốc hội đã cố gắng để tỷ lệ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (6,5% so với 8 -8,5%), tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14-16%, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 5,5%... cuối cùng tỷ lệ lạm phát đã được giữ ở mức 8,3%, bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bước sang năm 2006, chính phủ lại tiếp tục thành công trong việc khống chế lạm phát, tỷ lệ lạm phát là 6,6% thấp hợn 1,6% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Cú sốc từ giá xăng dầu quốc tế tăng cao vào các tháng đầu năm 2008 vừa làm nền kinh tế suy giảm, vừa đẩy lạm phát lên. Đứng trước các cú sốc tiêu cực tác động lên nền kinh tế, Chính phủ đã sử dụng các chínhsách ứng phó: chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Năm 2009, Chính phủ triển khai kích cầu và vào những năm tiếp theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế năm sau cao hơn năm trước, đồng thời tốc độ tăng giá cũng được kích hoạt mà đỉnh điểm rơi vào năm 2007, tỷ lệ lạm phát cao hơn mức 2 con số. Cú sốc chính sách này làm nền kinh tế vượt quá mức tăng trưởng tiềm năng và kích thích lạm phát. Năm 2008, giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao kết hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khóa mở rộng trong thời gian dài trước đó đã dẫn đến lạm phát của nền kinh tế tăng cao, lên đến 22,96% vào năm 2008 cho dù giá dầu trên thị trường thế giới và giá cả trong nước giảm mạnh vào các tháng cuối năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Đứng trước cú sốc này, chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa thu hẹp đã được triển khai. Lãi suất năm 2008 tăng rất cao gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Thịtrường chứng khoán và thị trường bất động sản trở nên trầm lắng và đóng băng. Tốc độ tăngtrưởng sụt giảm và tỷ lệ thất nghiệpđồng thời gia tăng.

Chưa kịp hứng chịu hết tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa thu hẹp thì vào cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu tác động đến nền kinh tế trong nước. Các phản ứng chính sách bị đảo ngược chiều. Từ chính sách tài khóa và tiền tệ thu hẹp chuyển sang chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng. Gói kích thích kinh tế quy mơ lớn được triển khai vào cuối năm 2009. Năm 2009, tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh chỉ còn 5,32%. Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi làm tăng nhu cầu xăng dầu, nguyên liệu cho hoạt động sản xuất. Giá nhiều loạiđầu vào sản xuất tăng lên cộng với chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khóa mở rộng kích thích nền kinh tế nhằm kéo nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng tiềm năng đã đẩy lạm phát năm 2010 lên đến 11,8%. Như vậy chúng ta lại thấy chính sách đưa ra nhằm giảm thiểutácđộng tiêu cực của các cú sốc lại tạo ra một cú sốc khác cho nền kinh tế. Trướctình hình lạm phát dâng

cao và có xu hướng tiếp tục tăng cao, thơng điệphành động cho năm 2011 mà Chính phủ đưa ra là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ.

Tóm lại, trong hơn 10 năm qua ( 2000 – 2012) đặc biệt giai đoạn 2006- 2010 tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm cịn tỷ lệ lạm phát cóxu hướng tăng mạnh. Kết quả này có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế và pháttriển bền vững. Sau đây chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Việc hoạch định chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam bao gồm: xây dựng dự án điều hành chính sách tiền tệ hàng năm: trên cơ sở chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô ( lạm phát, GDP v.v..) của Quốc hội đề ra, Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án chính sách tiền tệ hàng năm để thực hiện mục tiêu của Quốc hội và trình Chính phủ phê duyệt, trong đó Ngân hàng nhà nước đề xuất định hướng điều hành chính sách tiền tệ cũng như xây dựng các chỉ tiêu tiền tệ định hướng điều hành CSTT cũng như xây dựng các chỉ tiêu tiền tệ định hướng của năm;xây dựng phương án điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá hàng quý, tháng, các phương án điều hành chính sách tiền tệ đột xuất: Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến kinh tế; tiền tệ trong nước và quốc tế, phân tích tình hình kinh tế; rà sốt; đánh giá các giải pháp điều hành các cơng cụ CSTT đã thực hiện; dự báo các diễn biến tiền tệ; xây dựng dự án điều hành CSTT bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác; đề xuất các giải pháp điều hành CSTT đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Lãi suất

Điều hành lãi suất là một hành động quan trọng của NHNN đối với sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận để đảm bảo ổn định lãi suất thị trường, năm 2003, NHNN đã từng bước hình thành khung lãi suất định hướng lãi suất thị trường. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần để đóng vai trị là lãi suất trần của thị trường liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu được điều chỉnh theo hướng là lãi suất sàn. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất chiết

khấu trở thành lãi suất sàn, NHNN đã thực hiện phân bổ hạn mức chiết khấu cho tất cả các ngân hàng. Qua đó nghiệp vụ chiết khấu được điều hành như một kênh hỗ trợ vốn thường xuyên với giá rẻ từ Ngân hàng NN. Trong khi đó, nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá áp dụng lãi suất tái cấp vốn là mức lãi suất trần để NHNN từng bước thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng.

Mặc dù có những thành cơng trong việc điều hành hệ thống ngân hàng đem lại tăng trưởng và ổn định cho nền kinh tế, cách thức điều hành lãi suất của NHNN vẫn cịn chưa hồn thiện, lúc thừa lúc thiếu thanh khoản, hay tình trạng căng thẳng trong lãi suất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu đã được quy định ở các mức khác nhau, nhưng công cụ sử dụng để vay cầm cố và chiết khấu, cũng như cơ chế tiếp cận hai hình thức tái cấp vốn này vẫn cịn có những điểm giống nhau. Do vậy, hai loại lãi suất này chưa thực sự phát huy vai trò tạo khung dao động của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Mối quan hệ giữa lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất thị trường chưa chặt chẽ. Sự thay đổi các loại lãi suất này của NHNN có tác động hạn chế đối với nhu cầu vay vốn của NHTM. Khi lãi suất của nền kinh tế được tự do hóa, địi hỏi NHNN phải thực hiện điều tiết một cách gián tiếp thông qua việc sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ. Các lãi suất của NHNN phải có tác động hiệu ứng đến lãi suất thị trường và có mối quan hệ chặt chẽ với lãi suất thị trường. Quyết định tăng hay giảm lãi suất được xem là tín hiệu mà NHNN muốn phát ra thịtrường là sẽ thực hiện thắt chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, với cơ chế điều hành như hiện nay, các mức lãi suất của NHNN chưa thực sự là tín hiệu thị trường tác động hiệu quả đến các chính sách kinh tế vĩ mơ khác.

Ngân hàng nhà nước chưa lựa chọn được lãi suất chủ đạo và chưa xây dựng được cơ chế điều hành, phương pháp xác định các loại lãi suất của NHNN( bao gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất thị trường mở, lãi suất cơ bản) để đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại lãi suất này, cũng như quan hệ giữa các

loại lãi suất của NHNN với lãi suất tín phiếu kho bạc NN và lãi suất thị trường. Do vậy, diễn biến lãi suất của NHNN ít tác động đến lãi suất thị trường và chưa thựcsự đóng vai trịđịnh hướng thị trường. Ngân hàng NN chưa đủ lực để can thiệp thị trường thông qua cho vay tái cấp vốn khi thị trường có biến động mạnh về lãi suất để ổn định lãi suất. Trong q trình kiểm sốt và điều tiết tiền tệ, vai trị của các cơng cụ chiết khấu và tái cấp vốncòn hạn chế. NHNN chủ yếu thực hiện tái cấp vốn cho các NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần ít được tái cấp vốn do khơng đủ điều kiện tái cấp vốn. Việc điều tiết tiền tệ thông qua công cụ tái cấp vốn trong từng thời kỳ cũng chưa được định hướng rõ là điều tiết qua lãi suất hay qua khối lượng. Khối lượng cho vay tái chiết khấu cịn ít, nên khi các NHTM dư thừa vốn và hồn trả các khoản vay tái chiết khấu thì lượng tiền thu về thấp chưa tác động thực sự đến cung cầu và lãi suất thị trường. Đặc biệt công cụ lãi suất cơ bản đã không phát huy được tác dụng.

Một đặc trưng hay yêu cầu cơ bản của CSTT chính là tính chất đi trước, dẫn dắt và định hướng. Trong khi đó ở Việt Nam chúng ta dễ dàng nhận thấy hiện tượng chính sách chỉ được đề ra khi mà có quá nhiều phàn nàn từ thực tế, hoặc bản thân các nhà

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng nền kinh tế Việt Nam (Trang 25)

w