2. Vai trò, vị thế của “Hành cung Thiên Trƣờng” trong quốc gia Đại Việt thế kỷ XIII-
2.1 Là trung tâm chính trị kinh đơ thứ hai của nhà Trần
(Bản đồ Thiên Trường thời Hồng Đức)
Về phương diện chính trị, có thể coi hành cung Thiên Trường như một kinh đô thứ 2 của Đại Việt vào thế kỷ XIII, XIV (hoặc gọi khiêm nhường hơn như cách gọi của một nhà khoa học Nhật Bản tại hội thảo về nhà Trần ở Quảng Ninh mới đây: phó đơ; hoặc thứ đơ như cách gọi của Phạm Sư Mạnh). Hành cung Thiên Trường được vương triều Trần xây dựng để các Thượng hoàng nhà Trần lui về sinh sống, nhưng cũng là nơi các Vua Trần về chầu. Nói cách khác, hành cung Thiên Trường là trung tâm quyền lực thứ hai của Đại Việt vào thế kỷ XIII- XIV. Ở một số phương diện nào đó, trung tâm quyền lực này cịn thực chất hơn trung tâm quyền lực thứ nhất là kinh đô Thăng Long và gắn kết, liên hệ chặt chẽ với Thăng Long. Mặt khác, tại hành cung Thiên Trường, các quan của nhà Trần còn được rèn luyện, trau dồi, trước khi về Thăng Long làm nhiệm vụ của mình.
Về mặt tổ chức hành chính, chức quan quản lý Thăng Long và Thiên Trường phải là an phủ sứ. An phủ sứ phủ Thiên Trường và An phủ sứ kinh sư được đào tạo hết sức cẩn thận. Người giữ chức An phủ sứ Thiên Trường phải kinh qua An phủ sứ cấp lộ, phủ. Tuy nhiên cũng có trường hợp xét có thực tài thì cũng được tuyển dụng “đặc cách”. Sử chép, năm 1317, “Thượng hồng ngự
cung Trùng Quang, Lang trung Hình bộ là Phí Trực theo hầu. Chức An phủ sứ Thiên Trường khuyết, sai Trực kiêm làm. Lúc ấy giặc cướp mới nổi, tên là Văn Khánh là đầu sỏ giặc. Có người bắt được một tên giặc đưa nộp quan bảo là Văn
Khánh. Đến lúc xét hỏi, tên ấy nhận liều là Văn Khánh, ai cũng cho là thực, duy có Trực vẫn lấy làm ngờ, án để lâu khơng quyết. Thượng hồng hỏi tại sao, Trực trả lời: “Mạng người rất trọng, trong lịng tơi vẫn có chỗ ngờ, khơng dám xử quyết càn bậy”… Đầy một năm, quả nhiên bắt được Văn Khánh. Thượng
hoàng do đấy khen Trực là giỏi. Trước khi được phong làm An phủ sứ Thăng Long, người được phong phải kinh qua an phủ sứ Thiên Trường, sau đó phải được khảo duyệt một lần nữa để làm thẩm hình viện sự rồi mới được làm an phủ sứ kinh sư; “Tháng 3 năm 1265, đổi Bình Bạc ty ở Kinh sư làm An phủ sứ. Theo
chế độ trước an phủ sứ phải qua trị nhậm ở các lộ, đủ lệ khảo duyệt thì cho vào làm an phủ sứ phủ Thiên Trường; lại đủ lệ khả duyệt thì bổ làm thẩm hình viện sự, rồi mới được làm an phủ sứ kinh sư”. Năm 1341 an phủ sứ kinh sư được đổi
làm Kinh sư đại doãn đến năm 1394 được đổi gọi là Trung đơ dỗn. Nhà Trần rất coi trọng chức vụ đứng đầu kinh thành và như vậy triều đình có chế độ tuyển chọn rất cẩn thận và hiếm thấy có trường hợp đặc cách như Thiên Trường.
Năm 1344, chức quan đứng đầu Thiên Trường được đổi thành thái phủ, thiếu phủ. Sử chép: “tháng 2 năm Giáp Thân (1344) đổi Hành khiển ti ở cung
Thánh Từ làm Thượng thư sảnh… Phủ Thiên Trường thì đặt thái phủ, thiếu phủ.
Chức Lưu thủ được đặt ở kinh sư và ở Thiên Trường. Ở Thăng Long, chức Lưu thủ cho Hoàng tử làm trong khi vua ra ngoài. Ở Thiên Trường, quan Lưu thủ tuy khơng phải là hồng tử nhưng phải được tuyển chọn kĩ lưỡng, phải là người có đức, có tài.
Bên cạnh đó, những chứng cứ khảo cổ học trong các đợt khai quật cũng là một cơ sở quan trọng để khẳng định Thiên Trường là một kinh đô thứ hai của Đại Việt. Nghiên cứu di sản văn hoá Trần ở Việt Nam, các nhà khoa học ngành xã hội nhân văn khẳng định không nơi đâu lại phong phú và đậm dấu ấn như vùng đất Thiên Trường. Khác với kinh đô Thăng Long, trải qua biến cố lịch sử, dấu vết kinh đơ khó xác định thì trái lại, các nhà khoa học đã phát hiện khối lượng di vật phong phú đa dạng tại các địa danh vùng đất Tức Mặc. Từ những năm 60, 70 của thế kỷ 20, trong khi canh tác, người dân địa phương đã phát hiện nhiều di vật thời Trần dưới lòng đất như: giếng cổ được tạo bởi 152 chiếc bao
nung ở phía sau chùa Phổ Minh, những sản phẩm gốm hoa nâu, ngói, đầu rồng, sành sứ. Các nhà khoa học, đã "khoanh vùng" sự chú ý vào các di chỉ, di tích thời Trần tiêu biểu tập trung tại 4 xã phía bắc thành phố Nam Định là Lộc Vượng, Lộc Hạ, Mỹ Trung, Mỹ Phúc. Qua các đợt khai quật đã tìm thấy 6 mảnh gốm có chữ "Thiên Trường Phủ chế" cho phép suy đốn có thể quanh Phủ Thiên Trường chính là nơi "xuất phát điểm" của gốm hoa nâu; đồng thời là nơi sản xuất các sản phẩm gốm cao cấp cùng với Thăng Long - Hà Nội, Tam Thọ, Thanh Hoá. Đặc biệt, từ tháng 6 đến tháng 12-2006, Sở Văn hố - Thơng tin đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành thám sát khai quật khu vực các di tích Hậu Bồi, Vạn Khoảnh, Đệ Tam Tây, Lựu Phố và khu vực cánh đồng giữa chùa Phổ Minh và đền Trần với tổng diện tích là 2100m2. Kết quả, đã phát hiện hàng vạn di vật có niên đại và tầng văn hoá kéo dài từ thế kỷ 13 - 19 như: gạch lát nền hình vng có chữ "Vĩnh Ninh Tường", các loại ngói mũi lá, ngói mũi sen kép, mũi sen đơn, ngói cong; dấu tích các bờ đá kè, nền sân, nền gạch, xuất lộ dấu tích kiến trúc mới như dải "hoa chanh", các ô vuông bát giác dạng "Bồn hoa", các móng trụ.... bước đầu nhận diện về kiến trúc cung Trùng Hoa cổ của các vua Trần. Với hiện trạng nói trên, các di tích vừa được phát hiện có ý nghĩa khoa học rất lớn. Đó là "khám phá" về một mặt bằng kiến trúc hiếm có niên đại chuẩn của thời Trần (thế kỷ 13-14). Các dấu tích kiến trúc ở đây có sự tương đồng với kiến trúc Trần ở Thăng Long, bởi vậy thơng qua việc nghiên cứu các di tích này sẽ góp phần xác định niên đại cho nhiều di tích Trần ở Thăng Long - Hà Nội như Đại La, Lý, Lê thuộc khu vực Cấm Thành. Theo GS.TS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng bảo vệ di sản: Những di tích, di vật được phát hiện qua đợt khai quật có quy mơ lớn nhất từ trước đến nay, là cơ sở khoa học khẳng định Hành cung Thiên Trường là kinh đô thứ 2 của nhà Trần sau Thăng Long.
(Những mẫu vật gốm thời nhà Trần)
Từ những tư liệu trích dẫn, có thể khẳng định thời Trần, vùng đất Tức Mặc – Thiên Trường đóng một vai trị quan trọng. Vùng đất này khơng chỉ là đất phát tích, quê hương và đất thang mộc nhà Trần, là nơi các Thái thượng hoàng nghỉ ngơi mà còn là được các vua Trần xây dựng thành một trung tâm văn hóa và tâm linh của Đại Việt. Qua đó có thể thấy nhà Trần đã tạo lập được mối liên hệ phù hợp, mang tính chiến lược giữa hai vùng đất Thăng Long - Thiên Trường.