o Giáo viên phải kết nối được ý kiến các nhóm
o Giúp đỡ để các nhóm thực hiện đúng yêu cầu, nhiệm vụ của nhóm
o Bổ sung, làm rõ được vấn đề cần giải quyết, nâng thành khái quát, lý luận chung.
o Bài học, hành động thực tế từ những kết quả thu được của phần làm việc các nhóm.
Lưu ý:
Nếu các nhóm đảm bảo được yêu cầu, nội dung, thời gian kế hoạch thảo luận nhóm hay ngược lại giáo viên cũng phải là người rút kinh nghiệm (ưu điểm, hạn chế cần khắc phục) khen ngợi những nhóm, thành viên làm việc tích cực đạt kết quả cao.
Bất kỳ phương pháp dạy học tích cực nào cũng có điểm mạnh và mặt hạn chế khơng thể tránh khỏi, do đó, thường trong một giờ học sẽ có nhiều phương pháp được lựa chọn. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào thì người giáo viên vẫn là người chủ đạo bám theo
hoạt động của các nhóm, lựa chọn các phương án tiết kiệm thời gian, nội dung không trùng lặp, lôi cuốn được sự tham gia của mọi thành viên trong tập thể học sinh.
Dù phương pháp thảo luận nhóm đơi khi khơng mang lại kết quả như mong muốn thì người giáo viên cũng phải giúp học trị học bài học từ sự khơng thành cơng của mình, đó mới là điều quan trọng nhất. Đó mới thực sự là vai trị và giá trị của Người Thầy.
3. Kết luận
Kính thưa Quý đồng nghiệp,
Sau nhiều năm làm nghề dạy học, tôi thấy rằng việc thay đổi phương pháp dạy học và dạy học bằng phương pháp tích cực thực sự khơng làm lu mờ hay suy giảm vai trị, vị trí của người thầy trong mắt học sinh, mà ngược lại, sự thay đổi phương pháp (đổi mới phương pháp) làm cho chúng ta an lòng, phụ huynh và học sinh hy vọng về một khả năng
tiến bộ của chất lượng nền giáo dục nước nhà hôm nay cho thế hệ tương lai. Trên thực tế, cách làm này còn giảm áp lực cho chúng ta, thay đổi việc mỗi ngày đi dạy gặp gỡ những học sinh khác nhau, bài học nhiều năm giống nhau trong cùng một không gian một cách thức tiến hành được quy định khơng đổi (!).
Tơi chỉ có một niềm hy vọng những giá trị, những phương pháp dạy học mới mà tôi đã cố gắng áp dụng sẽ thấm vào học sinh của tôi, trở thành nhân cách, phẩm chất, giá trị làm người, giúp các em sẽ hình thành thói quen có được những giải pháp khác nhau trong cuộc đời, trở thành người tài, tránh xa được con đường xấu. Trong hiện tại học sinh tích
cực chủ động tham gia việc học, nâng nhận thức cuộc sống, ý thức pháp luật, biết được mình là ai? Muốn học cái gì? Và trở nên người như thế nào ở tương lai.
Chúng ta không phải là người thầy cuối cùng trong cuộc đời của các em nhưng thiết nghĩ với hàng trăm, hàng nghìn giờ học bản thân các em đã trải qua. Với những gì chúng ta đã trao sẽ thấm vào các em, trở thành kỹ năng học tập, làm việc, kỹ năng sống, giúp các em trở nên có nghị lực mạnh mẽ, biết suy nghĩ học hỏi để sống một cách tử tế trong cuộc đời này.
Dù làm việc này không phải dễ dàng, dạy học theo phương pháp mới địi hỏi người thầy
phải ln bồi dưỡng về chuyên môn, năng lực và phẩm chất cá nhân, đó thật sự là một áp lực và là một địi hỏi nhưng là áp lực và địi hỏi có ý nghĩa, giá trị. Nó mang lại hạnh phúc cho người dạy lẫn người học, mang cơ hội làm cho cuộc sống lại trở nên tốt đẹp hơn.