3 Hệ thống đề kiểm tra định kì lớp 12 phần Đọc hiểu Đề 1 (Bài viết số 1 lớp 12)

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) Xây dựng hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản trong các bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn chương trình THPT (Trang 42 - 59)

- Hướng dẫn chấm

2. 3 Hệ thống đề kiểm tra định kì lớp 12 phần Đọc hiểu Đề 1 (Bài viết số 1 lớp 12)

Đề 1 (Bài viết số 1 lớp 12)

- Yêu cầu chung

+ Thời gian làm bài 90 phút

+ Cấu trúc đề: phần Đọc hiểu và Làm văn ( Nghị luận xã hội), phần Đọc hiểu 3/10 điểm

+ Văn bản đọc hiểu: Văn bản chính luận - Đề bài: Đọc đoạn văn sau

Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791

cũng nói:

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được.

(Hồ Chí Minh, Tun ngơn Độc lập, theo SGK Ngữ văn 12, tập một, tr. 39) Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn văn? (0,25 điểm)

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và phương pháp lập luận trong đoạn?

(0,5 điểm)

Câu 3. Việc trích dẫn lời văn của bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp nhằm mục

Câu 4. Việc Bác suy rộng ra từ quyền con người thành quyền dân tộc nhằm mục

đích gì? (0,5 điểm)

Câu 5. Viết từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của anh/chị về chủ quyền dân tộc

trong giai đoạn hiện nay? (1,0 điểm) - Hướng dẫn chấm

Câu 1. Tác giả đã nêu lên cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 2.

+ Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

+ Đoạn văn lập luận theo kiểu quy nạp: tác giả xuất phát từ những chân lí khách quan đã được công nhận để đi đến kết luận: đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

- Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/2 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3.

+ Làm cơ sở tuyên bố độc lập, tự do cho đất nước mình.

+ Dùng chính lí lẽ của đối thủ để bác bỏ luận điệu và hành động của chúng.

+ Thể hiện niềm tự hào dân tộc khi đặt cuộc cách mạng tháng 8 với cac cuộc cách mạng của Mĩ và Pháp.

- Điểm 0,75: Trả lời đúng các yêu cầu trên - Điểm 0,5: Trả lời đúng 2/3 yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời được 1/3 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4.

+ Khẳng định quyền tự chủ của mỗi dân tộc.

- Điểm 0,5: Trả lời được các yêu trên - Điểm 0,25: Trả lời được 1/2 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 5. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình về chủ quyền dân tộc

trong giai đoạn hiện nay.

+ Chủ quyền dân tộc là gì?

+ Vấn đề chủ quyền dân tộc trong giai đoạn hiện nay diễn ra như thế nào?

+ Là chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi người cần có thái độ và hành động như thế nào?

- Điểm 1,0: Trả lời thuyết phục bằng lí lẽ và dẫn chứng - Điểm 0,75: Có lí lẽ, dẫn chứng chưa đầy đủ

- Điểm 0,5: Có ý nhưng cịn sơ sài

- Điểm 0,25: Có ý nhưng chung chung thiếu thuyết phục - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Đề 2 (Bài viết số 2 lớp 12)

- Yêu cầu chung

+ Thời gian làm bài 90 phút

+ Cấu trúc đề: Đọc hiểu và Làm văn (Nghị luận văn học), phần Đọc hiểu 3/10 điểm + Văn bản đọc hiểu: văn bản nhật dụng

- Đề bài

Đọc đoạn văn sau

Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trơi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV/AIDS. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh

nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn cịn an tồn- đặc biệt là Đơng Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.

Chúng ta khơng hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay theo “Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS”. Nhưng điều quan trọng là chúng ta bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã đề ra năm 2005. Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc tồn diện ở khắp mọi nơi. Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.

(Cơ-phi An-nan, Thơng điệp nhân ngày thế giới phịng chống AIDS, 1-12-2003, SGK Ngữ văn 12, tập 1, tr. 81,82)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chủ yếu nào được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. (0,5 điểm)

Câu 3. Theo tác giả, bệnh dịch HIV/AIDS lan rộng nhanh nhất ở khu vực nào? Đối tượng nào mắc bệnh nhiều nhất? (0,5 điểm)

Câu 4. Việc tác giả nêu ra những con số cụ thể trong bài viết nhằm mục đích gì?

(0,5 điểm)

Câu 5. Anh/ chị có nhận xét gì về các kiểu câu được sử dụng trong đoạn văn?

Việc sử dụng các kiểu câu đó có tác dụng gì trong việc thể hiện thái độ, cảm xúc của người viết? (1,0 điểm)

- Hướng dẫn chấm

Câu 1.

Phương thức biểu đạt nghị luận. - Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 2.

Nội dung đoạn văn: trình bày thực trạng HIV/AIDS đang hồnh hành gây tỉ lệ tử vọng cao trên thế giới và ít có dấu hiệu suy giảm.

- Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên

- Điểm 0,25: Trả lời chung chung chưa rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3.

+ Theo tác giả, bệnh dịch HIV/AIDS đang lan rộng nhanh nhất ở những khu vực

Đơng Âu và tồn bộ châu Á từ dãy núi U-ran cho đến Thái Bình Dương. + Đối tượng mắc bệnh nhiều nhất là phụ nữ.

- Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/2 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4.

Việc tác giả nêu ra những con số cụ thể trong bài viết nhằm tạo nên sức thuyết phục và độ tin cậy cao cho những lí lẽ của mình về dịch bệnh.

- Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên

- Điểm 0,25: Trả lời chung chung chưa rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 5.

+ Trong văn bản có sử dụng các câu phủ định (chúng ta đã khơng hồn

thành..chúng ta đã không đạt được), lặp cấu trúc câu ( lẽ ra chúng ta phải...), câu đặc

biệt chứa thành phần trạng ngữ ( trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trơi

đi, có khoảng .....)

+ Việc sử dụng linh hoạt các kiểu câu vừa thể hiện thái độ thẳng thắn khơng ngần ngại nhìn thẳng vào hiện thực để phơi bày thực trạng về căn bệnh thế kỉ, đồng thời bày tỏ thái độ băn khoăn day dứt của người viết khi khơng hồn thành mục tiêu đề ra.

- Điểm 0,75: Trả lời đúng 3/4 yêu cầu trên - Điểm 0,5: Trả lời được 2/3 yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời được 1/3 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Đề 3 (Bài kiểm tra tổng hợp cuối kì I lớp 12)

- Yêu cầu chung

+ Thời gian làm bài 180 phút

+ Cấu trúc đề: Đọc hiểu và Làm văn (Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học), phần Đọc hiểu 3/10 điểm (2 văn bản)

+ Văn bản đọc hiểu: văn bản kí, văn bản nhật dụng - Đề bài:

1. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Khơng những đi ngược lại lí trí con người mà cịn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa…Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi một triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì u. Trong thời đại hồng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì đáng tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả q trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó.

(Đấu tranh cho một thế giới hịa bình - Gabriel García Márquez)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? (0,25 điểm) Câu 2. Tìm câu chủ đề và chỉ ra cách lập luận của đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 3. Theo tác giả, vì sao trí tuệ con người trong thời đại hoàng kim của khoa

học cơng nghệ này chẳng có gì đáng tự hào? (0,25 điểm)

Câu 4. Nêu 3 dẫn chứng cụ thể về việc làm của những kẻ có học thức, có trí tuệ

nhưng đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu không đáng tự hào như quan niệm của người viết? (0,5 điểm)

2. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

(Nguyễn Tuân, Người lái đị Sơng Đà, SGK Ngữ văn 12, tập I, tr.191)

Câu 5. Nêu nội dung chính của đoạn văn. (0,25 điểm)

Câu 6. Đoạn văn có sử dụng các phương thức biểu đạt chủ yếu nào? (0,25 điểm) Câu 7. Tìm trong đoạn văn 2 hình ảnh có sử dụng biện pháp so sánh. (0,5 điểm) Câu 8. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh so sánh đó. (0,5 điểm)

- Hướng dẫn chấm

Câu 1. Phương thức nghị luận.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 2.

+ Câu chủ đề Khơng những đi ngược lại lí trí con người mà cịn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa

+ Phương pháp diễn dịch

- Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời được 1/2 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3. Theo tác giả trí tuệ con người trong thời đại hồng kim của khoa học cơng nghệ này chẳng có gì đáng tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần

bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó.

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4. Học sinh nêu một vài dẫn chứng cụ thể

- Điểm 0,5: Nêu đúng 3 dẫn chứng - Điểm 0,25: Nêu đúng 1-2 dẫn chứng - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 5. Miêu tả cảnh sông Đà thơ mộng trữ tình qua cảm giác của một người chèo thuyền trên sông.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 6. Phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Điểm 0,25: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 7. Học sinh chỉ ra được hai hình ảnh so sánh

+ Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử.

+ Bờ sơng hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa

- Điểm 0,5: Tìm đúng 2 hình ảnh so sánh - Điểm 0,25: Tìm đúng 1 hình ảnh so sánh - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 8.

+ Tái hiện vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính tồn tại như một vĩnh hằng của thiên nhiên. + Người đọc như được trơi về miền kí ức xa xăm của một thời đã qua nay chỉ cịn vang bóng.

- Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/2 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Đề 4 (Bài viết số 5 lớp 12)

- Yêu cầu chung

+ Cấu trúc đề: Đọc hiểu và Làm văn (Nghị luận văn học), phần Đọc hiểu 3/10 điểm + Văn bản đọc hiểu: Văn bản thơ

- Đề bài: Đọc đoạn thơ sau

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát

Những dịng sơng đỏ nặng phù sa Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

(Nguyễn Đình Thi, Đất nước, SGK Ngữ văn 12, tập I, tr. 124,125) Trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Những phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Tác giả miêu tả mùa thu ở thời điểm nào? Qua đó, hình ảnh mùa thu hiện

lên như thế nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng của

các biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm)

Câu 4. Từ ý hai câu cuối đoạn, hãy viết từ 3-5 câu ghi lại ấn tượng sâu đậm của

anh/ chị về sự bất khuất của con người “nước chúng ta” ngày nay? (1,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu cảm, miêu tả, tự sự

- Điểm 0,5: Trả lời đúng 3 phương thức nêu trên - Điểm 0,25: Trả lời đúng 2 phương thức nêu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 2.

+ Tác giả miêu tả mùa thu nay - mùa thu trong hiện tại nơi núi rừng Việt Bắc. + Hình ảnh mùa thu hiện lên tươi đẹp, trong sáng, mới mẻ, khoáng đạt.

- Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/2 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3.

+ Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn:

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: âm thanh tiếng nói cười (thính giác) - thị giác (trong

biếc)

Điệp ngữ, điệp cấu trúc: của chúng ta... những...

+ Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc vui tươi, niềm tự hào vô bờ bến của nhà thơ và mọi người khi được sống trong mùa thu độc lập.

- Điểm 1,0: Trả lời đúng các yêu cầu trên - Điểm 0,75: Trả lời đúng 3/4 yêu cầu trên - Điểm 0,5: Trả lời được 2/3 yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời được 1/3 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4.

Một số gợi ý

+ Hai câu cuối giúp ta cảm nhận được sự bất khuất kiên cường của con người Việt Nam trong quá khứ.

+ Ngày nay, sự bất khuất của con người được khẳng định ngay trong cuộc sống

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) Xây dựng hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản trong các bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn chương trình THPT (Trang 42 - 59)