1.4.1. Về vấn đề FDI:
1. Nếu khơng có việc đầu tư của FDI thì liệu Việt Nam có ảnh hưởng gì khơng ?
Trả lời: Tác động sẽ làm giảm mức độ phát triển nền kinh tế
Việc gia tăng vốn FDI được giải ngân sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tác động của FDI đến thị trường lao động và vấn đề việc làm
Khu vực FDI góp phần khơng nhỏ trong việc tạo việc làm cho người lao động.
Bên cạnh tạo việc làm trực tiếp, khu vực FDI cũng gián tiếp tạo việc làm cho rất nhiều lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ hay các doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho các doanh nghiệp FDI.
Bên cạnh mức lương cao, khu vực FDI cũng góp phần quan trọng nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thông qua hệ thống đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo ngoài doanh nghiệp.
Tác động của FDI trong cải tiến khoa học - công nghệ
Khu vực FDI đã góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ, là kênh quan trọng giúp
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn cả về kinh tế - xã hội với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. FDI được kỳ vọng là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là trong một số ngành như: Điện tử, công nghiệp phần mềm, cơng nghệ sinh học…
Tóm lại, nếu khơng có sự đầu tư FDI thì nền kinh tế Việt Nam sẽ bị kìm hãm với
sự sụt giảm GDP, mơi trường kinh tế trì trệ, giảm năng lực sản xuất các sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao trong nền kinh tế, hạn chế sự đa dạng của các sản phẩm, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam tăng cao, cơ hội việc làm khan hiếm, thu nhập thấp, chất lượng nhân sự thấp. Bên cạnh đó, khơng có sự đầu tư FDI thì Việt Nam sẽ khó bắt kịp với sự phát triển khoa học công nghệ của thế giới.
2. Trong những vấn đề bất cập nhóm có trình bày là "Việc đầu tư FDI vào Việt Nam ít đi kèm chuyển giao cơng nghệ", Vậy nguyên nhân là do đâu?
Trả lời: Các doanh nghiệp FDI cũng chủ yếu thực hiện thông qua việc mua công nghệ hơn là phát triển nâng cao và đổi mới công nghệ. Điều này làm hạn chế khả năng chuyển giao và lan tỏa công nghệ của khu vực FDI. Số lượng DN FDI có năng lực cơng nghệ cao chỉ 5%, 80% cơng nghệ trung bình, cịn lại là sử dụng công nghệ thấp.
Những công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI thường là công nghệ được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư, mà thường khơng phải theo nhu cầu đổi mới cơng nghệ do phía Việt Nam chủ động đưa ra. Thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp vẫn cịn nặng về thành tích lấp đầy diện tích đất cơng nghiệp, chưa chú trọng vào việc thu hút các dự án có cơng nghệ cao, cơng nghệ mới.
Thêm vào đó, cơng tác thẩm định cơng nghệ chưa được quan tâm đúng mức. Nhà đầu tư thường chú trọng, quan tâm hàng đầu đến lợi ích đầu tư, đầu tư để sinh lợi, nhưng quy định pháp luật lại cho phép nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về nội dung công nghệ. Thực tế qua thẩm định các dự án FDI cho thấy, nội dung giải trình cơng nghệ thường rất sơ sài, trong khi đó, cơng nghệ lại có đặc điểm quan trọng là hàng hóa vơ hình.
3. Có ý kiến cho rằng, để thu được nhiều lợi ích nhất các doanh nghiệp nên lựa chọn thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi hơn là hình thức liên doanh. Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Trả lời: Ý kiến trên khơng hồn tồn đúng tuy nhiên có một số yếu tố công ty 100% vốn FDI vượt trội hơn doanh nghiệp liên doanh là:
Thứ nhất, cơng ty vốn nước ngồi chịu sự quản lý điều hành của nhà đầu tư nước ngồi, do đó cách thức quản lý sẽ có sự khác biệt so với các doanh nghiệp trong nước, thường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thứ hai, có sẵn yếu tố cơng nghệ cao cũng như máy móc hiện đại. Thứ ba, chính sách đãi ngộ ưu đãi hơn cho cơng nhân viên
Trong khi đó cơng ty liên doanh có những nhược điểm sau:
Có thể xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên tham gia do không thống nhất được các khoản đầu tư hoặc phần chia lợi nhuận.
Có thể xảy ra tình trạng “Cá lớn nuốt cá bé” do doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và quy mơ nhỏ.
Rào cản ngơn ngữ, tư duy, văn hóa giữa các bên hợp tác
Gặp nhiều vấn đề về pháp lý khi liên doanh các dự án liên quan đến văn hóa.
2. Trong những vấn đề bất cập nhóm có trình bày là "Việc đầu tư FDI vào Việt Nam ít đi kèm chuyển giao công nghệ", Vậy nguyên nhân là do đâu? Có phải do nguồn nhân lực của Việt Nam cịn yếu kém khơng?
3. Có ý kiến cho rằng, để thu được nhiều lợi ích nhất các doanh nghiệp nên lựa chọn thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi hơn là hình thức liên doanh. Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?
1.4.1.2. Nhóm câu hỏi liên quan đến cơ hội đầu tư FDI:
1. Việt Nam nên thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực nào để hạn chế các tác động tiêu cực tới kinh tế nước ta?
Trả lời: Việt Nam nên thu hút FDI vào những ngành mà nước ta chưa phát triển mạnh bởi nhờ FDI những ngành đó sẽ có khả năng phát triển hơn
+ Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ + Hoạt động xử lý rác thải, nước thải
+ Công nghiệp chế tạo, lắp ráp
2. Trong bối cảnh hội nhập, việc Mỹ rút khỏi TPP có tác động như thế nào đối với Việc thu hút FDI vào Việt Nam?
Trả lời: Việc Mỹ rút khỏi TPP có ảnh hưởng nhất định đến FDI đăng ký vào Việt Nam. Dù Mỹ không phải là nhà đầu tư số 1 quyết định luồng vốn FDI vào Việt Nam, nhưng do Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam và quan hệ thương mại của Mỹ ảnh hưởng và điều phối quan hệ thương mại nhiều nước và nhà đầu tư lớn trên thế giới. Cụ thể, tháng 11/2016, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 762 triệu USD, giảm hơn 300 triệu USD so với tháng trước. Tổng vốn FDI trong 11 tháng qua đạt 18,1 tỷ USD, giảm hơn 2 tỷ USD so với cùng kỳ trong nước. Có thể thấy được FDI của Đài Loan đã giảm từ 119,8 triệu USD trong hai tháng đầu năm 2016 xuống chỉ còn 26,1 triệu USD trong hai tháng đầu năm 2017. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thu hút FDI, trên thực tế, các nhà máy tại Việt Nam vẫn chạy hết công suất dù Mỹ đã rút khỏi TPP. FDI của Việt Nam vào năm 2016 đã lập kỷ lục với mức tăng trưởng 9%, đạt 15,8 tỷ USD. Ngành chế tạo và chế biến chiếm phần lớn lượng đầu tư nước ngoài đã cam kết, dẫn đầu bởi hai dự án từ Hàn Quốc: 1,5 tỷ USD của LG Display và 550 triệu USD của LG Innotek. Việc Tổng thống Donald Trump kêu gọi áp thuế 45% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có ảnh hưởng lớn tới việc các cơng ty chuyển dịch nhà máy sang các quốc gia khác đã khiến Việt Nam trở thành một đối thủ mạnh khi có nguồn nhân công lao động giá rẻ hoạt động như 1 chiếc nam châm thu hút vốn đầu tư. ít có quốc gia nào thay thế cho thị trường Trung Quốc
có thể sánh được với Việt Nam về lương nhân công vốn chỉ bằng một phần ba so với Trung Quốc, cùng với vị trí cảng biển thuận lợi.
3. FDI có những ảnh hưởng xấu như thế thì Việt Nam có nên tạo điều kiện để thu hút các nguồn đầu tư khác như FPI khơng?
Trả lời: Về FPI cũng có những điểm tương tự với FDI:
Đều đơn thuần là hợp đồng đầu tư vốn ra nước ngoài, FDI và FPI xuất hiện do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Đều nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của doanh nghiệp là mối quan tâm chung của cả hai hình thức đầu tư này.
Đều chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp nhận đầu tư, nhưng trên thực tế vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và luật của bên tham gia đầu tư.
Tuy nhiên, FPI mang tới mức rủi ro thấp hơn khi FDI có mức rủi ro theo tỷ lệ vốn đầu tư và các nhà đầu tư FPI khơng có quyền kiểm sốt trực tiếp đối với các doanh nghiệp và bên tiếp nhận đầu tư có tồn quyền chủ động trong kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó FPI chỉ đơn thuần là luân chuyển vốn từ trực tiếp sang nước tiếp nhận đầu tư trong khi FDI có vốn đi kèm với hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ và di chuyển sức lao động quốc tế và có hình thức luân chuyển từ nước phát triển sang nước đang phát triển, vơ cùng thích hợp với tình hình phát triển hiện tại của nền kinh tế nước ta. FPI thường chỉ luân chuyển từ các nước phát triển với nhau hoặc đang phát triển hơn là luân chuyển tới các nước kém phát triển. Vậy nên dù FDI cịn có nhiều mặt hạn chế cũng như những ảnh hưởng xấu, ta vẫn không thể phủ nhận những giá trị đi kèm những lợi ích mà nguồn vốn này đem tới cho nền kinh tế Việt Nam hiện tại.
1. Tỷ lệ các doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp FDI cịn thấp. Đưa ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.
Trả lời: Thực trạng thu hút vốn FDI cho thấy ở tỷ lệ các doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp FDI còn thấp. Nguyên nhân là do năng lực doanh nghiệp nội địa còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường và các doanh nghiệp FDI. Nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam không đi kèm chuyển giao công nghệ nên tỷ lệ công nghệ từ các nước hiện đại khá thấp, dẫn đến sự liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng nội địa với doanh nghiệp FDI cịn mờ nhạt.
Tiếp tục hồn thiện hành lang pháp lý thu hút các doanh nghiệp FDI, tăng cường tương tác giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.
Có chiến lược phát triển các doanh nghiệp trong nước về năng lực, quy mô để hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp FDI.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời khuyến khích các FDI sử dụng nguồn lao động là người Việt Nam chất lượng cao
Cần đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, bảo đảm chất lượng và đáp ứng được yêu cầu đặt hàng của các doanh nghiệp FDI.
Doanh nghiệp trong nước cần ứng dụng khoa học, công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản trị.
Chủ động tiếp cận, thu hút các đối tác đầu tư kinh doanh để tham gia sâu và hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trả lời: Việc gia tăng nhanh các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp dẫn đến nguy cơ nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thâu tóm, thơn tính thơng qua hoạt động mua bán cổ phần.
Việc tăng đầu tư FDI đi kèm chuyển giao công nghệ lạc hậu dẫn tới chuyển dịch của dòng vốn FDI chất lượng thấp, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Việc dịch chuyển đầu tư nước ngoài sang Việt Nam một cách ồ ạt tạo rất nhiều áp lực cho doanh nghiệp trong nước, khiến các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam đuối sức, thậm chí từ bỏ thị trường.
3. Chính sách của Nhà nước chưa chặt chẽ khi nhiều trường hợp doanh nghiệp FDI làm ăn thua lỗ, chủ doanh nghiệp nợ... Phương án giải quyết hay chính sách Nhà nước có thể áp dụng để khắc phục tình trạng này?
Trả lời: Trong khi thúc đẩy thu hút FDI cần chọn lọc các dự án có chất lượng; tiếp tục cải thiện mơi trường đầu tư, tạo nhiều thuận lợi hơn cho nhà đầu tư để thu hút dòng vốn FDI cũng như nhà đầu tư trong nước.
Các địa phương cần chú trọng đến các dự án quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế; khuyến khích và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nhau và với các doanh nghiệp trong nước.
Đẩy mạnh thu hút các dự án FDI có quy mơ vốn lớn, nắm giữ công nghệ cao từ các nước phát triển hàng đầu thế giới để phát triển mạnh hơn nữa ngành công nghiệp có nhiều giá trị gia tăng và có khả năng xuất khẩu lớn.
Tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, ổn định, an ninh, an toàn, đồng thời, cũng nên có chính sách hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng chuyển giá. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có chính sách hạn chế những dự án có cơng nghệ trung bình, sử dụng nhiều đất, điện và có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
4. Một số công ty nước ngồi đầu tư vào Việt Nam có hiện tượng chuyển giá. Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này ?
Trả lời: Nhà nước cần phải có những biện pháp chặt hơn trong chính sách thuế, cần phải có các đồn thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đặc biệt là các tập đồn lớn. Có các biện pháp xử phạt mạnh tay, yêu cầu nộp toàn bộ khoản thuế đã trốn khi có phát hiện vi phạm.
5. Việt Nam cần làm gì để giảm sự phụ thuộc vào khối FDI khi kinh tế đất nước ngày càng phát triển?
+ Thứ nhất, cần phát triển một nền kinh tế xanh, bền vững với một số ngành chủ chốt để dựa vào đó phát triển kinh tế.
+ Thứ hai, đưa ra các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phát triển mạnh nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.
+ Thứ ba, đẩy mạnh học tập, tiếp thu khoa học, tri thức, các ngành khoa học của tương lai từ đó phát triển cho nền kinh tế đất nước.
+ Thứ tư, tránh việc trì trệ trong thi cơng các dự án về kinh tế, cơ sở hạ tầng, ưu tiên chọn doanh nghiệp Việt Nam đủ tiềm năng cho các dự án.
+ Thứ năm, tăng cường hợp tác thông qua các hiệp định thương mại tự do. Thứ sáu tăng cường đầu tư trong nước.
+ Cuối cùng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đẩy mạnh chiến lược thương hiệu Việt.
1.4.2. Về Case study:
1. Được biết, trong thương vụ mua lại Big C Việt Nam, các nhà đầu tư trong nước như Công ty CP Thăng Long GTC (thành viên Hanoitourist), Saigon Co.op và Masan Group (Việt Nam) cũng đã tham gia, sau đó Saigon Co.op đã lọt vào vòng đàm phán cuối cùng. Tuy nhiên, đã thất bại khi gặp phải khó khăn trong việc phải xin được giấy phép đầu tư ra nước ngoài. Liệu các doanh nghiệp VN có đang gặp bất lợi trong việc tham gia vào hoạt động mua bán DN tại nước nhà hay không?