PHẦN III KẾT KUẬN
2. Bài học kinh nghiệm
Môn GDCD cũng như nhiều mơn học khác địi hỏi sự chăm chỉ trong quá trình
học tập, sự đầu tư thời gian và công sức để học là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thành công.
Giáo viên dạy môn GDCD trước hết phải có lịng u nghề và có kiến thức sâu về
chuyên môn.
Giáo viên phải làm cho học sinh thấy được học GDCD có ý nghĩa to lớn đối với
việc rèn luyện kỹ năng sống của mình.
Giáo viên phải tạo tâm lý thoải mái cho học sinh thì học mới có hiệu quả.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách học bài : Để nắm bắt được nội dung một bài
cần đọc sách giáo khoa theo kiểu đọc 5 lần (Không phải đọc oang oang làm tốn
sức, mà nên đọc bằng mắt ).
Đọc lần 1, các em nên đọc nhanh để nắm bắt nội dung cơ bản, để xác định các ý
chính.
Đọc lần 2, các em chậm hơn để xác định chính xác bài gồm có bao nhiêu ý chính
và nắm bắt sơ bộ các ý nhỏ.
Đọc lần 3, các em đọc kỹ bài để xác định chính xác lại các ý chính, nắm cơ bản
các ý nhỏ.
Đọc lần 4, các em gập sách vở lại và tự đọc bằng đầu để kiểm định lại xem đã
nhớ được những gì, có thể có tự viết lại ra giấy cũng được.
Đọc lần 5, các em mở sách vở ra để xem lại toàn bộ, lần đọc này sẽ giúp các em
phát hiện được những chỗ mình cịn thiếu sót. (Cứ sau năm bài nên đọc lại từ đầu để nhớ tốt hơn).
(Cách đọc, học này sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn, tiết kiệm được thời gian hơn. Một học sinh có thể mất từ 2- 3 giờ để nhớ được một bài có độ dài từ 3- 5 trang sách,
nhưng nếu áp dụng cách đọc trên thuần thục qua sơ đồ tư duy, có thể chỉ mất khoảng
Như vậy, cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Sơ đồ tư duy là một cơng cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hố được nguồn lực của cá nhân và tập thể.