Địa vị chính trị pháp lý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và va

Một phần của tài liệu LA VuVanPhong-Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ (Trang 51 - 67)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Địa vị chính trị pháp lý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và va

phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

2.2.1. Địa vị chính trị - pháp lý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trong cách mạng, tập hợp lực lượng quần chúng luôn là một vấn đề chiến lược. Muốn thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị, cũng như giữ vững và thực thi quyền lực nhà nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân phải liên minh với các giai cấp, các tầng lớp có liên hệ mật thiết, tập hợp tất cả các lực lượng có thể tập hợp được. Ngay từ khi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ, để giải phóng dân tộc, giai cấp cơng nhân phải liên minh với các lực lượng yêu nước trong dân tộc, vì cách mạng giải phóng dân tộc là sự vùng dậy của cả dân tộc để đánh đổ ách thống trị của nước ngoài. Người nhận định: “Cuộc cách mạng trong một nước thuộc địa là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Để đưa cuộc cách mạng đó đến thắng lợi, có thể và cần phải thành lập một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, đoàn kết tất cả các giai cấp và tầng lớp xã hội mong muốn được giải phóng khỏi ách thuộc địa” [67, tr.651].

Từ thực tiễn cách mạng ở nước ta, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chính sách Mặt trận là một chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là một công tác rất quan

trọng trong tồn bộ cơng tác cách mạng… Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng XHCN, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam” [71, tr.605]. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng vai trị của quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào” [71, tr.197].

Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất thực hiện đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược của cách mạng Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930), ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam có chức năng đồn kết lực lượng cách mạng phản đế lại để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, mưu việc hoàn toàn độc lập, đại diện cho cần lao và bênh vực phong trào giải phóng ở các thuộc địa và bán thuộc địa [72]. Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là một nét đặc trưng nổi bật của cách mạng Việt Nam, “Lịch sử cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay không lúc nào vắng bóng tổ chức Mặt trận” [18, tr.27]. Trong cơng cuộc xây dựng CNXH, Mặt trận dân tộc thống nhất là MTTQ Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị đất nước, có chức năng tham chính, tham nghị, giám sát, phản biện.

MTTQ Việt Nam là một thành tố chiến lược của HTCT nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Một đặc trưng nổi bật của HTCT nước ta là tính nhất ngun chính trị, có đảng chính trị duy nhất giữ vai trị lãnh đạo tồn diện là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc trưng đó xác định rõ vị trí của Mặt trận trong HTCT với vai trị to lớn của một liên minh chính trị tập hợp rộng rãi các lực lượng trong xã hội, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy dân chủ trong HTCT, trong xã hội. Để tăng cường hoạt động của Mặt trận, ngày 18/4/1983, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 17-CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn mới” nêu rõ: “MTTQ Việt Nam là tổ chức CT - XH rộng lớn nhất, vừa có tính liên hiệp rộng rãi, vừa có tính quần chúng sâu

sắc. Mặt trận…đại diện chung cho quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, là sợi dây nối liền các tầng lớp xã hội rộng rãi với Đảng, là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước” [43].

Đại hội VI của MTTQ Việt Nam (2004) đánh dấu mốc mở đầu cho thế kỷ XXI, giai đoạn mới trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội thông qua Điều lệ mới của MTTQ Việt Nam, trong đó nêu rõ: “MTTQ Việt Nam hiện nay là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tơn giáo, người Việt Nam ở nước ngồi” [64, điều 1].

Mặt trận khơng phải là một đồn thể chính trị đơn nhất, càng khơng phải là tổ chức của một nhóm người, mà là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các lực lượng chính trị, xã hội trong nước. Khơng có một tổ chức nào trong xã hội có thành phần rộng rãi như Mặt trận, Mặt trận đóng vai trị là cơ sở xã hội rộng lớn và vững chắc của cách mạng nước ta, thể hiện sức mạnh của nhân dân có tổ chức. MTTQ Việt Nam khơng những là phương thức tổ chức tập hợp quần chúng, mà còn là diễn đàn dân chủ của các tầng lớp nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

MTTQ Việt Nam tập hợp, gắn kết các lực lượng của toàn dân, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, Mặt trận quy tụ các đại diện tiêu biểu của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngồi. Khơng có một tổ chức nào trong xã hội có thành phần rộng rãi như Mặt trận, Mặt trận đóng vai trị là cơ sở xã hội rộng lớn và vững chắc của cách mạng nước ta, thể hiện sức mạnh của nhân dân có tổ chức.

MTTQ Việt Nam là một liên minh chính trị của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu của các tầng lớp, thành phần xã hội. Mặt trận khơng phải là một đồn thể chính trị đơn nhất, càng khơng phải là tổ chức của một nhóm người, mà là tổ chức liên minh chính trị của các lực lượng chính trị, xã hội trong nước. Cơ sở của sự liên minh đó là điểm tương đồng

trong thực hiện mục tiêu chung “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”, vì lợi ích chung sự phát triển của dân tộc Việt Nam.

MTTQ Việt Nam là một thành tố chiến lược của hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là cơ chế đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động, phát huy và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Một đặc trưng nổi bật của hệ thống chính trị nước ta là tính nhất ngun chính trị, có một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, giữ vai trị lãnh đạo tồn diện. Đặc trưng đó xác định rõ vị trí của Mặt trận trong hệ thống chính trị với vai trị to lớn của một liên minh chính trị tập hợp rộng rãi các lực lượng trong xã hội, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy dân chủ trong hệ thống chính trị, trong xã hội. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo Mặt trận; nhưng là một thành viên của Mặt trận, Đảng phải làm trịn trách nhiệm, bình đẳng và có nghĩa vụ như các thành viên khác, hơn nữa, là thành viên hoạt động nhất, gương mẫu nhất.

Là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị nước ta, MTTQ Việt Nam không đơn thuần chỉ là tổ chức mang tính biểu tượng, hiệu triệu, không chỉ là một liên minh tự nguyện mang tính phong trào, mà còn là một thực thể chính trị, chủ thể chính trị có địa vị pháp lý chính thức được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

Địa vị pháp lý của MTTQ Việt Nam đã được ghi nhận trong Hiến pháp, mang tính hiến định. Điều 9, Hiến pháp Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định: “MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, PBXH; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Căn cứ vào Hiến pháp, để nâng cao vai trò của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân - một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, địa vị pháp lý của Mặt trận đã được quy định cụ thể trong điều 1, Luật MTTQ Việt Nam năm 2015: “Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài”.

Quyền và trách nhiệm của Mặt trận được quy định tại Điều 3 của Luật:

“1. Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

2. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

3. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. 4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.

5. Thực hiện giám sát và PBXH.

6. Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.

7. Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.”

Luật MTTQ Việt Nam cụ thể hóa quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Điều 9 Hiến pháp năm 2013, tạo nền tảng pháp lý khẳng định rõ để nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vị trí, vai trị, quyền hạn, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam; làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức thành viên, với nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nguyên tắc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc: “MTTQ Việt Nam phát triển đa dạng các hình thức tổ chức, hoạt động để tập hợp, đoàn kết mọi

người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngồi, khơng phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, q khứ nhằm động viên mọi nguồn lực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [93, Điều 12].

Như vậy, vị trí, vai trị của MTTQ Việt Nam do chính nhân dân, chính lịch sử cách mạng Việt Nam thừa nhận và được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tóm lại, địa vị chính trị - pháp lý của MTTQ Việt Nam - là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài - là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, của cơng cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Địa vị đó cịn do đặc điểm, cấu trúc của hệ thống chính trị nước ta, phát huy quyền làm chủ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng chính trị duy nhất và là đảng cầm quyền lãnh đạo tồn diện hệ thống chính trị.

2.2.2. Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức trong hệ thống chính trị

2.2.2.1. Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam

Khoản 4, điều 4 Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo MTTQ Việt Nam”. Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo đối với Mặt trận bằng cách đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng và lợi ích của các tầng lớp nhân dân; Đảng tiến hành công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục, tổ chức kiểm tra và bằng sự gương mẫu của đảng viên trong sinh hoạt và hoạt động của Mặt trận.

Để lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải ở trong Mặt trận, là một thành viên của Mặt trận. Thực tiễn lịch sử từ ngày thành lập Mặt trận đến nay đã chứng tỏ các thành viên tham gia Mặt trận đều tự giác thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Là thành viên, Đảng tham gia Mặt trận như mọi thành viên khác. Đảng thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ và các hoạt động của tổ chức mình trong chương trình thống nhất hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp. Đại diện cấp uỷ đảng trong Ủy ban MTTQ có trách nhiệm tham gia sinh hoạt đầy đủ, thực hiện hiệp thương dân chủ và phối hợp thống nhất hành động. Cấp ủy đảng phải giáo dục, yêu cầu đảng viên của mình gương mẫu thực hiện chương trình hành động chung đã được các tổ chức thành viên thoả thuận và tích cực tham gia công tác Mặt trận.

2.2.2.2. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mặt trận là cơ sở chính trị của Nhà nước, chính quyền nhân dân. Quan hệ giữa Mặt trận với Nhà nước là quan hệ của hai thành tố độc lập trong hệ thống chính trị; đó là quan hệ bình đẳng, phối hợp, tơn trọng lẫn nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Tuy nhiệm vụ và phương thức hoạt động của Mặt trận và Nhà nước khác nhau, nhưng đều là công cụ và phương thức để nhân dân phát huy và thực hiện quyền làm chủ của mình.

Điều 7 Luật MTTQ Việt Nam: “Quan hệ giữa MTTQ Việt Nam với Nhà nước là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy chế phối hợp công tác do Ủy ban MTTQ Việt Nam và cơ quan nhà nước có liên quan ở từng cấp ban hành”.

Nhà nước điều hành, quản lý xã hội bằng luật pháp, nhân dân là người trực tiếp thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhà nước phải tôn trọng và tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ Nhà nước.

Nhà nước phối hợp với Mặt trận trong việc chăm lo lợi ích chính đáng của nhân dân, trong việc vận động các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phong trào hành động thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế - xã hội. Nhà nước dựa vào

Một phần của tài liệu LA VuVanPhong-Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ (Trang 51 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)