Thực trạng thất nghiệp

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp lý THUYẾT lạm PHÁT, THẤT NGHIỆP và TĂNG TRƯỞNG KINH tế (Trang 28 - 33)

Bảng số liệu tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 1998 - 2008

% Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ ệ thất nghiệp 6,85 6,74 6,42 6,28 6,01 5,78 5,6 6,31 4,28 4,64 4,65

Theo tổng cục thống kê Việt Nam.

Trong các vấn đề quan trọng hàng đầu, nổi cộm nhất là việc sử dụng lao động và thất nghiệp là 1 trong 5 đỉnh của “ngũ giác mục tiêu” (tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, tỉ lệ nghèo thấp, cán cân thanh tốn có số dư). Thất

nghiệp khơng chỉ là sự lãng phí mà cịn làm cho thu nhập, sức mua có khả năng thanh tốn của dân cư thấp, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế trong nước, cũng như việc “gọi” các nhà đầu tư nước ngoài. Thất nghiệp làm cho tỉ lệ nghèo cao và sự phân hóa giàu nghèo tiếp tục gia tăng. Thất nghiệp cũng làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội do “nhàn cư vi bất thiện”, trở thành vấn đề bức bối mà nhiều gia đình cũng như cộng đồng phải tốn nhiều tiền của, công sức để khắc phục.

Chúng ta có thể rất vui mừng khi thấy tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị đã giảm liên tục từ 6,9% năm 1998 xuống còn 5,6% năm 2004. Song, tình trạng thất nghiệp hiện nay ở nước ta vẫn có một số vấn đề đáng lưu ý.

Nếu nhìn kỹ vào cơ cấu, tỉ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị cũng còn nhiều điều cần quan tâm. Theo nhóm tuổi, ở nhóm tuổi càng trẻ thì tỉ lệ thất nghiệp càng cao: nhóm 15-19 tuổi tỉ lệ thất nghiệp lên đến 13,9%, nhóm 20-24 tuổi 13,8%, nhóm 25-29 tuổi 7,2%, nhóm 30-34 tuổi 5,2%, nhóm 35-39 tuổi 4%, nhóm 40-44 tuổi 3,9%... Theo trình độ chun mơn, thất nghiệp khơng chỉ có ở lực

lượng lao động chưa qua đào tạo (8%), mà cịn ở các nhóm lao động đã qua đào tạo, như qua đào tạo nghề 1,8% đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp 4,4%, đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học 3,8%. Thực tế trên là rất đáng lo ngại. Trong tổng số lao động thất nghiệp ở thành thị, số người chưa tìm được việc làm sau khi thôi học hoặc tốt nghiệp các cơ sở đào tạo chiếm tới 73,7%. Đó là sự đáng tiếc vì những người này cịn trẻ tuổi, có sức khỏe, có trình độ học vấn, tay nghề... Theo mức độ thất nghiệp, số người thất nghiệp dài hạn (từ 12 tháng trở lên) chiếm 56,7%, từ 6 đến dưới 12 tháng chiếm 21,4%, cộng hai loại này đã chiếm 78,1%; còn từ 1 đến dưới 6 tháng chiếm 18,2% và dưới 1 tháng chỉ chiếm 3,7%.

Một chuyển biến đáng vui mừng là tỉ lệ thời gian lao động ở khu vực nông thôn chưa được sử dụng đã giảm từ 28,9% năm 1998 xuống còn 21% năm 2004. Nhưng, do tỉ trọng lực lượng lao động ở nông thôn lớn, nên nếu quy số thời gian chưa được sử dụng trên ra số người thất nghiệp, thì tỉ lệ số người chưa có việc làm của cả nước lên đến khoảng 15%. Vấn đề đặt ra là cần phát triển mạnh hơn nữa các thành phần kinh tế, bởi chính khu vực ngồi Nhà nước mới là khu vực thu hút được nhiều nhất số lao động tăng thêm (năm 2004 so với năm 1990 tổng số lao động

đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng gần 13 triệu người, khu vực Nhà nước chỉ tăng 1 triệu người, chiếm 8,4% tổng số tăng, cịn khu vực ngồi Nhà nước tăng hơn 11,8 triệu người, chiếm tới 91,6% tổng số tăng. Nói một cách cơng bằng, sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp ngồi quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã trực tiếp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động.

Ảnh hưởng tới xã hội và nền kinh tế

Thiệt thịi cá nhân

Khơng có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vơ nghĩa, khơng có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vơ cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe.

Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn cơng việc thu nhập thấp (trong khi tìm cơng việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo

hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có q trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm cơng cho mình (như khơng cải thiện mơi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến, v.v..).

Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những công việc khơng phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết.

Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của cơng đồn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời cơng việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp lý THUYẾT lạm PHÁT, THẤT NGHIỆP và TĂNG TRƯỞNG KINH tế (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)