Ván khuôn dầm

Một phần của tài liệu Đồ án môn học kỹ thuật thi công công trình khung sàn nhà bê tông cốt thép (BTCT) toàn khối (Trang 36 - 40)

C. Tính ván khn móng

c. Ván khuôn dầm

- Trước hết lắp ván khuôn đáy dầm và hệ thống đỡ. Kiểm tra cao độ và trục của tấm ván khn đó.

- Lắp ván thánh theo cấu tạo và kích thước đã có - Lắp hệ định vị ván khuôn thành.

- Đầu ván thành phải lồng vào lỗ đón dầm ở đầu cột, khơng được liên kết đinh ván đáy và ván thành để dễ dàng tháo ván khn.

- Đặt xà gồ vào vị trí thiết kế cho ổn định và chắc chắn sau đó mới đặt ván khuôn sàn và liên kết chúng với nhau.

- Cột chống cần có đệm và nêm thích hợp để điều chỉnh độ cao, có ván lót để phân bố tải trọng truyền xuống phía dưới.

- Khi tháo dỡ ván khuôn, đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tơng tồn khối của nhà nhiều tầng được thực hiện như sau:

+ Giữ lại toàn bộ giáo và cột chống ở tấm sàn nằm liền kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông. + Tháo dỡ từng bộ phận cột chống ván khn của tấm sàn phía dưới và giữ lại các cột chống an toàn cách nhau 3m

Yêu cầu đối với cột chống

- Phải đủ khả năng mang tải trọng của cốp pha, BTCT và các tải trọng thi cơng trên nó - Đảm bảo độ bền và độ ổn định không gian

- Dễ tháo lắp, dễ xếp đặt và chuyên chở thủ công hay trên các phương tiện cơ giới

- Có khả năng sử dụng ở nhiều loại cơng trình và nhiều loại kết cấu khác nhau, dễ dàng tăng giảm chiều cao khi thi công

- Sử dụng lại được nhiều lần 2. Công tác cốt thép

- Đúng theo thiết kế, phù hợp với TCVN 1651-2008 - Mỗi loại thép phải có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo

- Trước khi sử dụng phải tiến hành thí nghiệm kéo nén cốt thép - Phải đảm bảo vệ sinh: không gỉ, không bám đất bùn, dầu mỡ… - Chỉ sử dụng thép giảm tiết diện không quá 2% đường kính

- Bảo quản cốt thép nơi khơ ráo, đặt cách nền 30cm, nếu đặt ngoài trời phải tạo độ dốc - Chiều dài nối hàn bằng chiều dài nối buộc nếu hàn 1 mặt và bằng 1/2 chiều dài nối buộc nếu hàn 2 mặt. Phải gia công mối nối sao cho sau khi nối 2 thanh phải dọc trục

- Nghiệm thu cốt thép

+ Nghiệm thu trước khi lắp dựng

. Kiểm tra chất lượng thép, loại thép, đường kính . Kiểm tra kích thước theo chiều dài cấu kiện

. Kiểm tra vị trí của các thanh bao gồm: khoảng cách trên mặt bằng và theo chiều cao . Kiểm tra vệ sinh

+ Nghiệm thu sau khi lắp dựng . Kiểm tra chiều dày lớp bảo vệ

. Kiểm tra chiều cao các đoạn nối, đoạn neo và vị trí của chúng . Đối chiếu với quy phạm

3. Công tác Bê tông

 Chuẩn bị vật liệu

- Cốt liệu:

+ Cát: đảm bảo thành phần hạt, sạch

+ Đá 1x2, 2x4, 4x6, đá già, khơng bị phong hóa - Xi măng: đúng yêu cầu thiết kế

- Nước: sạch, PH trung tính, khơng có những thành phần làm thay đổi tính chất BT - Phụ gia: theo đúng yêu cầu thiết kế

 Tính tốn cấp phối

- Trộn kỹ, đều, đúng thành phần cấp phối

- Đảm bảo thời gian thời gian từ khi bắt đầu trộn đến khi đầm xong không quá 2 tiếng - Vữa BT đảm bảo tính cơng tác và độ ổn định

 Công tác trộn BT

- Trộn thủ công:

+ Dụng cụ: xẻng, cào,…

+ Áp dụng với khối lượng BT nhỏ, chất lượng thấp, những nơi khó thi cơng cơ giới + Lót trước 1 lớp BT mỏng cho sân trộn để tránh mất nước BT

- Trộn cơ giới: +Dụng cụ: Máy trộn

+ Áp dụng với khối lượng BT lớn, chất lượng cao, những nơi có điều kiện thi công cho phép

 Vận chuyển vữa BT

- Theo phương đứng: Dàn giợ, ròng rọc, tời máy, máy bơm, cần trục thiếu nhi, cần trục tháp

- Phương tiện vận chuyển kín khít, khơng làm rị rỉ nước BT, vương vãi BT trong quá trình vận chuyển

- Thời gian vận chuyển là tối thiểu

 Công tác đổ BT

- Trước khi đổ BT phải nghiệm thu Ván khn, cốt thép, dàn giáo - Che kín các khe hở giữa ván khuôn

- Tưới nước lên bề mặt ván khuôn

- Kiểm tra độ ổn định của cột chống, khung cốt thép, con kê tạo lớp bảo vệ - BT chuyển đến phải được đổ ngay tránh phân tầng

- Nguyên tắc và biện pháp đổ BT:

+ Chiều cao rơi của vữa BT ≤ 2,5 m: dùng máng nghiêng; mở cửa đổ BT; dùng ống đổ BT (ống vòi voi, ống bơm của máy bơm)

+ Đổ từ trên cao xuống: dàn giáo cao hơn bề mặt kết cấu + Đổ từ xa về gần: làm sàn cơng tác có tính lắp ghép

+ Khi đổ BT khối lớn, đổ thành nhiều lớp, chiều dài mỗi lớp phụ thuộc bán kính tác dụng của máy đầm, thường 0,8m: đổ BT lớp xiên, xếp chồng, hình thang

 Tạo mạch ngừng

- Bố trí mạch ngừng tại nơi tiết diện thay đổi tiết diện đột ngột, tại vị trí thay đổi phương chịu lực, nội lực nhỏ

+ Cấu kiện chịu nén: ngừng tại vị trí thuận tiện thi cơng + Cấu kiện chịu uốn: (1/3;1/4)L

+ Cấu kiện chịu cắt: tạo mạch ngừng xiên - Xử lý mạch ngừng:

+ Mạch quá cũ: vệ sinh, đánh sờn bề mặt, đổ 1 lớp vữa BT mỏng + Mạch mới: đặt lưới thép

 Đầm BT

- Đầm thủ công: đầm đến khi nước bắt đầu nổi lên trên bề mặt BT là được - Đầm cơ giới: Đầm dùi, đầm mặt

+ Đầm dùi: Thời gian đầm từ 2040 giây tại mỗi vị trí đảm bảo cho bê tơng được đầm kỹ, dấu hiệu phân biệt là vữa xi măng nổi trên bề mặt và bọt khí khơng cịn nữa. Khi đầm bằng đầm dùi bước di chuyển của đầm khơng vượt q 1,5 bán kính tác dụng của dầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đổ trước 10cm. Phải chuyển đầm bằng cách rút từ từ không được tắt máy để tránh lưu lại lỗ rỗng trong bê tông.

+ Đầm bàn: Thời gian đầm 1 chỗ đối với đầm bàn từ 3050 giây. Khi dùng đầm bàn phải kéo đầm từ từ, đảm bảo vị trí để dải đầm sau ấp lên dải đầm trước một khoảng từ 510cm. Dấu hiệu chứng tỏ đã đầm xong là thấy vữa bê tông không lún sụt trên mặt bằng phẳng và có nước xi măng nổi lên.

4. Bảo dưỡng và sửa chữa BT

- Sau khi đổ bê tơng được 24h thì tiến hành bảo dưỡng, 2 ngày đầu 2h tưới 1 lần, những ngày sau 4h tưới 1 lần. Bảo dưỡng liên tục trong vòng 10 ngày.

- Khi bê tông bảo đảm cường độ thì cho tháo dỡ cốp pha. Bộ phận cốp pha nào khơng chịu lực có thể tháo trước 48h sau khi đổ như thành dầm. Thi công vào mùa đông nhiệt độ

từ 10-200C thì sau 2228 ngày mới cho tháo dỡ cốp pha chịu lực. Tháo dỡ cốp pha được

thực hiện theo nguyên tắc cái nào lắp trước thì tháo sau, cái nào lắp sau tháo trước. Tuyệt đối khơng bố trí những bộ phận cơng việc khác dưới tầm tháo cốp pha để đảm bảo an toàn trong lao động.

- Lưu ý khi đổ bê tông mái ta phải tiến hành ngâm chống thấm cho bê tơng. Tồn bộ sàn bê tông mái được xây ngăn thành nhiều ô, mỗi ô tương đương 1 gian, một chiều 3,3m còn chiều kia bằng chiều rộng nhà. Ngâm nước cao 20cm, tỷ lệ xi măng ngâm chống thấm là

5kg/m3 nước. Cứ 3h thì khuấy tồn bộ diện tích mái 1 lần, làn cuối cùng trong ngày là vào

22 giờ; lần đầu trong ngày vào 6 giờ. Cứ 4 ngày thay nước 1 lần và ngâm liên tục trong vòng 10 ngày.

- Tránh đi lại, va đập làm ảnh hưởng đến q trình đóng rắn của BT

PHẦN IV: TÍNH TỐN MÁY MĨC, THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC THI CÔNG CÔNG

Một phần của tài liệu Đồ án môn học kỹ thuật thi công công trình khung sàn nhà bê tông cốt thép (BTCT) toàn khối (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)