CHƢƠNG IV: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC

Một phần của tài liệu Giải pháp đề xuất để nâng cao chất lượng nguồn vốn tự có của các NHTM (Trang 31 - 34)

CHẤT LƢỢNG NGUỒN VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC

NHTM

4.1 NHÓM GIẢI PHÁP VĨ MƠ TỪ PHÍA CHÍNH PHỦ VÀ NHTW NHTW

4.1.1 Đối với các NHTM NN

Trước mắt: Chính phủ cần xây đựn phương án tăng vốn tự có cho các NHTMNN bằng cách cấp bổ sung vốn từ các nguồn như: ngân sách nhà nước, phát hành trái phiếu chính phủ và giao các trái phiếu này cho các NH để hạch toán tăng vốn điều lệ; hay nguồn vốn vay từ các chương trình như nguồn vốn vay từ NH thế giới theo chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo. Có thể thấy trước mắt phương án bổ sung vốn tự có của chính phủ sẽ góp phần đảm bảo tăng cường năng lực tài chính cho các NHTMNN và xét về lâu dài thì đây là một sự chuẩn bị tích cực và cần thiết cho các NHTMNN trước khi tiến hành cổ phần hóa trong thời gian tới theo đề án cổ phần hóa của NHTMNN của chính phủ. Bởi vì tính tốn đến thời điểm hiện nay nếu xác nhận giá trị ngân hàng theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì vốn tự có của hầu hết các NHTMNN sẽ rất nhỏ và khơng có đủ điều kiện để tiến hành cổ phân hóa.Chính vì thế việc đảm bảo nguồn vốn và bổ sung vốn cho các NHTMNN là một giải pháp đúng đắn của chính phủ vừa giúp NHTMNN cải thiện được hệ số an toàn vốn CAR theo chuẩn mực quốc tế vừa đảm bảo tiến trình cổ phần hóa sẽ thành cơng.

Tương lai: Việc cấp bổ sung vốn cho các NHTMNN từ nguồn ngân sách chắc chắn sẽ khơng cịn nữa do nguồn thu NSNN ln hạn hẹp và trong tình trạng thâm hụt kéo dài.Vì thế chính phủ cần tăng cường ngay các biện pháp can thiệp để thúc đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa các NHTMNN như chủ trương xử lý dứt điểm giải quyết triệt để nợ tồn đọng, các khoản nợ theo chủ trương như: nợ cho vay thanh tốn, cơng cụ nợ, nợ khoanh…hay hoàn thiện khung pháp lý chung về cổ phần hóa đặc biệt khung pháp luật về cổ phần hóa các NHTMNN và phát triển thị trường chứng khoán để cổ phiếu của các NHTMNN có cơ hội được niêm yết trên sàn. Đây mới thực sự là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp NHTMNN huy động được lượng vốn bổ sung lớn, dồi dào từ dân cư qua đó sẽ bổ sung gia tăng đáng kể cho nguồn vốn tự có của mình góp phần tăng cả tỷ lệ an toàn vốn CAR

4.1.2 Đối với các NHTMCP

Vấn đề tăng vốn tự có của các NHTMCP thuận lợi hơn do có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Tuy nhiên để tạo điều kiện hơn cho các NHTMCP, NHNN cùng ủy ban chứng khốn nhà nước nên có cơ chế thơng thống hơn về các trình tự thủ tục đăng ký, niêm yết để các NHTMCP có thể sớm niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn.

Chính phủ nên khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các tổ chức tài chính quốc tế, các NH quy mơ, tầm cỡ, có kinh nghiệm quản lý lâu đời trên thế giới được mua cổ phiếu của các NHTMCP ở Việt Nam, trở thành các cổ đông chiến lược của NH.Điều này giup cho các NHTMCP tăng đáng kể nguồn vốn tự có của mình,được hỗ trợ về mặt tài chính đồng thời tiếp thu kinh nghiệm quản lý cũng như các mơ

hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại,tiên tiến trên thế giới từ các đối tác chiến lược

Có thể nói sự giúp đỡ của chính phủ là rất cần thiết trong nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn vốn của các NHTM. Tuy nhiên nhân tố quyết định khơng chỉ dừng lại ở sự hỗ trợ mang tính vĩ mơ này mà các NHTM phải tự thực thi các biện pháp thiết thực để tự giúp chính mình.

4.2 NHĨM GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHTM

4.2.1 Sáp nhập các NHTM nhỏ

Để đáp ứng yêu cầu của NHNN về quy mô vốn của ngân hàng thương mại phải có 3.000 tỷ vào năm 2010, khơng ít ngân hàng chưa lập ra kế hoạch khả thi để thực hiện quy định này. Một chuyên gia có kinh nghiệm dự đốn, sẽ chỉ có khoảng 50% số ngân hàng hiện nay đủ sức đáp ứng yêu cầu quy mô vốn 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Thời gian cịn rất ngắn, nhưng khơng ít ngân hàng vẫn án binh bất động.

Những cái khó của ngân hàng có thể thấy rất rõ: Trước sự sụt giảm của TTCK, cổ phiếu ngân hàng khơng cịn hấp dẫn, nhiều ngân hàng ở thời điểm khó khăn chung hiện nay cũng khơng dễ dàng phát hành trái phiếu tăng vốn với khối lượng lớn.

Song, để tiếp tục tồn tại, các định chế tài chính buộc phải tìm giải pháp, mà theo xu thế tất yếu, ngân hàng phải tự tìm đến với nhau. Thị trường chắc chắn hình thành xu thế “liên kết tăng sức mạnh”, theo đó các ngân hàng nhỏ yếu phải tìm đến những đại gia lớn hơn để hợp tác cùng có lợi. Ngồi ra, sự tăng cường năng lực của các ngân hàng sẽ thể hiện ở các ngân hàng nhỏ tự tìm đến nhau theo xu hướng sáp nhập, tham gia cổ phần, mua bán lại.

Sự kết hợp này trước mắt sẽ đem đến cho các ngân hàng nhỏ tấm thẻ “qua cửa” quy định của NHNN. Tuy nhiên, chất lượng của các cuộc bắt tay này chưa nói đến. Với hàng loạt vấn đề như khó khăn khi “ngồi cùng mâm”, tính minh bạch trong kinh doanh và sổ sách tài chính, quan điểm… có vẻ sẽ là những trở ngại.

Nhiều năm trước, những người có kinh nghiệm về lĩnh vực ngân hàng đã tiên liệu về một cuộc chuyển biến mạnh mẽ của giới ngân hàng trong nước, theo đó, số lượng sẽ giảm dần nhưng chất lượng sẽ dần được củng cố, tăng cường năng lực là điều cần thiết và là xu hướng tất yếu của sự phát triển, như đã diễn ra ở các nước lớn hàng chục năm trước đây.

Với các ngân hàng lớn hơn không tham gia vào sáp nhập các NHTM này có thể tự tăng nguồn vốn của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp đề xuất để nâng cao chất lượng nguồn vốn tự có của các NHTM (Trang 31 - 34)