Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động việt nam trong tiến trình toàn cầu hóa (Trang 26 - 31)

Bước vào kỷ nguyên mới, nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội mới ở các trong nước và quốc tê rất thuận lợi cho việc thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI. Các cơ hội đó là:

Thứ nhất, tình hình kinh tế chính trị ổn định với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong suốt 15 năm qua đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam. Cùng với việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Quốc hội Hoa kỳ thơng qua Quy chế bình thường vĩnh viễn(PNTR) dành cho Việt Nam. Hứa hẹn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư mà quan trọng là các nhà đầu tư Nhập Bản, Hoa kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào thị trường khu vực và thế giới. Từ việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO(vào ngày 7-11-2006), việc tổ chức thành công các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao APEC tại Hà Nội( tháng 11-2006) khẳng định hơn nữa vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, làm gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngồi.

Thứ ba, mơi trường đầu tư kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện với hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý, ban hành và áp dụng các đạo luật quan trọng mới( Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu,…),hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được cải thiện…

Thứ tư, trên thế giới, dịng vốn FDI có xu hướng đổ vào các nước đang phát triển, nhất là các nước có nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng cao, có mơi trường đầu tư thuận lợi.

Thứ năm, giá nguyên liệu thô trên thế giới gia tăng mạnh trong thời gian qua đã kích thích nguồn vốn FDI vào các nền kinh tế đang phát triển nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Bên cạnh những cơ hội thì vẫn cịn tồn tại những thách thức đối với thu hút FDI vào nước ta, đó là:

Luật pháp chính sách của nước ta còn nhiều bất cập, hạn chế, công tác tuyên truyền phổ biến luật pháp cần được tăng cường.

Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng tuy đã được nâng cấp, nhưng không đáp ứng kịp mức tăng trưởng cao và nhìn chung cịn yếu kém so với các nước trong khu vực.

Thủ tục hành chính cịn thiếu minh bạch và phức tạp, cơ chế phối hợp còn chưa chặt chẽ. Nạn tham nhũng đang gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường đầu tư.

Nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngồi, thiếu nhân lực trình độ cao. Với tỷ lệ qua đào tạo mới chiếm hơn 24%(năm 2005), nên rất khó đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và trình độ cao trong các doanh nghiệp FDI, lao động trong nước chưa thay thế được các chuyên gia nước ngồi, khó thích nghi với tác phong cơng nghiệp, kém về tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động…

Sức cạnh tranh quốc gia còn yếu. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng như cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa Việt Nam cịn thấp trong khi nước ta dần hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước tiếp tục diễn ra gay gắt, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ nơi có mơi trường đầu tư được đánh giá là hấp dẫn hang đầu thế giới.

Nền kinh tế thế giới tiếp tục chịu nhiều tác động bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế như giá nguyên, nhiên liệu biến động mạnh( nhất là giá dầu thô), thiên tai xảy ra trên diện rộng và diễn biến phức tạp và nguy cơ bùng phát dich cúm gia cầm vẫn gây lo ngại đối với các nhà đầu tư.

3.2- Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam

Với triển vọng lớn trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam, mở ra giai đoạn phát triển mới với sự hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp sau:

Thứ nhất cần hồn thiện hệ thống luật pháp và chính sách, cụ thể khẩn trương hoàn chỉnh để ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các luật mới có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, sẽ tiến hành rà sốt để sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư và các chính sách khác nhằm tạo mơi trường

minh bạch, thơng thống và dỡ bỏ mọi cản trở đối với hoạt động đầu tư. Rà sốt và có chương trình triển khai đầy đủ theo đúng tiến độ các cam kết hội nhập liên quan đến mở cửa thị trường. Chính phủ ban hành Chỉ thị về thu hút vốn FDI trong bối cảnh, hồn cảnh mới; theo đó, sẽ phân cơng cụ thể công việc cho các bộ, ngành và địa phương nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh phù hợp với vị thế mới của đất nước, tạo thuận lợi cho một “làn sóng đầu tư mới”.

Thứ hai, tiếp tục minh bạch hóa quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngồi. Thực hiện tốt cơ chế liên thông đối với đầu tư. Tăng cường thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, các cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép đầu tư mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; các thủ tục liên quan tới triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh chấp... Xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ ba, tiếp tục tập trung sức nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, trước mắt giải quyết tốt nhu cầu năng lượng cho các nhà đầu tư theo hướng bảo đảm trong mọi trường hợp khơng để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với cơ sở sản xuất. Có cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển các cơng trình cơ sở hạ tầng, trong đó có các nhà máy điện độc lập, các cơng trình giao thông cảng biển...

Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch còn thiếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định, xây dựng dự án. Thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phải phù hợp với các cam kết quốc tế.

Thứ năm, về xúc tiến đầu tư nước ngồi, cần phải cơng bố Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 và tiếp tục cập nhật các tài liệu đầu tư để làm cơ sở tiến hành vận động đầu tư. Tăng cường vận động XTĐT tại địa bàn trọng điểm, tập trung vào các đối tác lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia để kêu gọi đầu tư vào các dự án trọng điểm. Chủ động tiếp cận hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Thúc đẩy quá trình chuẩn bị để sớm đặt thêm các văn phịng đại diện XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngồi. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tổ chức các cuộc đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp trong và ngoài nước để lắng nghe ý kiến đóng góp của họ, qua đó, khắc phục các tồn tại, đẩy mạnh hơn nữa cải cách và chống tham nhũng.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một giải pháp chiến lược của nước ta. Cần phải đổi mới tư duy về phát triển nguồn nhân lực, chú trọng cơng tác giáo dục- đào tạo. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo đặc biệt chú trọng cơng tác đào tào lại lao động; nâng cao sức khỏe, năng suất chất lượng làm việc, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lao động đã qua đào tạo;có chính sách khuyến khích lao động học tập nâng cao trình độ, tay nghề; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào cải thiện môi trường lao động, đảm bảo vệ sinh- an toàn lao động; …

Ngồi ra, cần có những biện pháp thu hút FDI tạo việc làm cho người lao động trong Nông nghiệp và khu vực nơng thơn., các vùng, miền có tiềm lực, nguồn lực dồi dạo nhưng chưa được chú trọng.

Để đạt được mục tiêu đề ra, còn rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, với kinh nghiệm có được qua 20 năm đổi mới, kết quả đạt được của 5 tháng đầu năm 2007 cũng như những yếu tố thuận lợi mới đang xuất hiện, có thể dự báo mục tiêu thu hút 12 tỷ USD vốn FDI năm 2007 sẽ trở thành hiện thực, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động việt nam trong tiến trình toàn cầu hóa (Trang 26 - 31)