Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của KFC a Điểm mạnh:

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược kinh doanh của KFC (Trang 26 - 29)

a. Điểm mạnh:

• Danh tiếng: KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới với hơn 30.000 nhà hàng tại hơn 100 quốc gia, tạo việc làm cho hơn 200.000 người trên toàn thế giới.. Nổi tiếng với phương thức tẩm ướp đặc biệt từ 11 loại hương vị thảo mộc.

• Hệ thống phân phối: KFC có một chuỗi cửa hàng rộng khắp các quận ở thành phố Hồ Chí Minh và đội ngũ nhân viên giao hàng hùng hậu, giao hàng đến tận nhà trong thời gian nhanh nhất. Một kiểu phân phối hoàn hảo và tiện lợi cho người tiêu dùng. Dự kiến đến 2010 sẽ có 100 cửa hàng KFC trên khắp cả nước.

• Dịch vụ khách hàng: Phong cách phục vụ khá độc đáo, đặc điểm chung đó là tự phục vụ tạo sự bình đẳng, công bằng như nhau. Bên cạnh đó phong cách phục vụ lịch sự và chuyên nghiệp giúp bạn có được món ăn trong thời gian ngắn nhất, đúng với ý nghĩa là cửa hàng thức ăn nhanh.

• Ngoài ra KFC còn không ngừng cung cấp ngày càng nhiều lựa chọn cho khách hàng với một menu phong phú.

• Nguồn lực tài chính: là một nhãn hiệu thuộc tập đoàn Yum hiện đang sở hữu bốn công ty KFC, Pizza Hut, Taco Bell và Long Jonh Siver là những thương hiệu hàng đầu của Yum toàn cầu! Những công ty này mở khoảng ba quán ăn mỗi ngày và là những nhà hàng công nghiệp bán lẻ quốc tế lớn mạnh nhất. Mỗi ngày, KFC đón tiếp gần 8 triệu khách hàng trên toàn thế giới. Do tính chất kinh doanh quy mô rộng lớn như vậy nên có thể nói tiềm lực tài chính của KFC là rất dồi dào.

• Vị trí kinh doanh: cửa hàng KFC đều sở hữu những vị trí rất đẹp, nằm ngay mặt tiền những con đường lớn, thông thoáng. Ngoài ra KFC còn chọn địa điểm đặt nhà hàng tại siêu thị và trung tâm thương mại, nơi có số lượng người mua sắm rất đông.

• KFC không những tạo ra sự khác biệt mà còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn vô cùng phong phú.

b. Điểm yếu:

• Nguồn nhân lực: do nhiều lý do mà nguồn nhân lực không ổn định, thay đổi thường xuyên khiến cho nhân viên không có bề dày kinh nghiệm dẫn đến nhiều thiếu xót trong việc phục vụ khách hàng và chế biến thức ăn… Đồng thời, cũng tốn nhiều chi phí để tuyển dụng và đào tạo mà thời gian sử dụng nhân viên lại không lâu.

• Thương hiệu dễ gây nhầm lẫn: KFC được thiết kế với tông đỏ, trắng với hình đại tá Sander thì Lotteria cũng là tông đỏ, trắng, Jolie Bee tông đỏ vàng…sự khác biệt cơ bản về tông màu tiêu biểu đã không còn.

1.5 Cơ hội:

• Sự bùng nổ về nhu cầu: Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nên một làn sóng phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là ở mảng thức ăn nhanh, người tiêu dùng ngày càng tìm đến những nhãn hiệu tòan cầu quen thuộc hơn là đến những quán ăn thông thường khác.

• Một loạt sự kiện diễn ra khiến cho thói quen tiêu dùng buộc phải thay đổi. Đầu tiên là quyết tâm làm sạch lòng đường của chính phủ khiến cho những quán ăn ven đường bị giới hạn khu vực hoạt động. Thêm vào đó những đợt cúm gà trên diện rộng kéo dài khiến cho người tiêu dùng trở nên e dè và cẩn trọng hơn. Các giá trị gia tăng cho sản phẩm là vệ sinh đảm bảo, gà sạch… là lợi thế của KFC.

• Theo đánh giá của nhiều chuyên gia KFC, Việt Nam đang là thời điểm "chín muồi" để các siêu thị, trung tâm thương mại và thị trường thức ăn nhanh bùng nổ.

• Mức sống của Việt Nam đã cao hơn, mọi người lưu tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm hơn rất nhiều, nhất là sau đợt cúm gia cầm, người dân chúng ta càng e dè hơn rất nhiều khi đi ăn những món về gà, và KFC là một trong những địa chỉ đáng tin cậy. Có ý kiến cho rằng “Trung bình mỗi suất ăn từ 20.000-50.000 đồng. Giá cả như vậy là hợp lý, so với cơm

văn phòng cũng không đắt lắm. Trong thời buổi dịch bệnh và mất vệ sinh an toàn thực phẩm nên chúng tôi chọn các quán ăn có thương hiệu đảm bảo nhất”

3.2.4. Thách thức:

• Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay ngoài KFC còn Lotteria và Jollibee là 3 thương hiệu của nước ngoài đang kinh doanh fastfood khá thành công tại Việt Nam với các món chính là gà chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và nước ngọt có gas. Các cửa hàng này bình quân thu hút khoảng 200-300 khách/ngày và cao điểm có từ 400 đến trên 1.000 khách/ngày. Trong tương lai,nhiều dự đoán về sự hiện diện tiếp theo của McDonald’s và Starbucks, hai thương hiệu hàng đầu của Mỹ.

• Sức khỏe người tiêu dùng: KFC cũng như các thức ăn nhanh khác (chủ yếu với các món rán) được coi là có hại cho sức khỏe con người nếu được sử dụng liên tục. Một nhược điểm của thức ăn nhanh đó là nhiều chất béo, hàm lượng đạm cao nhưng lại ít chất xơ và vitamin. Các phương tiện truyền thông tập trung vào các mặt không tốt của thức ăn nhanh. Hàng loạt các bài báo gần đây đã phản ánh tình trạng thừa cân ở những trẻ em thành thị, nơi mà mật độ cửa hàng thức ăn nhanh phủ sóng rộng khắp. • Xu thế hiện nay của người tiêu dùng là hướng đến những thực phẩm bổ

dưỡng, có lợi cho sức khỏe. nỗi sợ mập phì của người tiêu dùng đang hướng họ tới nguồn thực phẩm an toàn có lợi cho sức khoẻ.

CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH ĐẦU TƯ VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM LƯỢC CẠNH TRANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược kinh doanh của KFC (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w