Chương 3: Nhận xét chung và giải pháp:

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của VN khi gia nhập WTO (Trang 25 - 31)

- Ôtô nguyên chiếc các loại và linh kiện, phụ tùng ôtô: trong tháng, lượng

Chương 3: Nhận xét chung và giải pháp:

3.1 Thuận lợi:

Lợi ích lớn nhất của việc gia nhập WTO là thị trường xuất nhập khẩu hàng hố của Việt Nam được mở rộng, ngồi việc duy trì và mở rộng thị trường truyền thống và thị trường xuất nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản, hàng loạt thị trường nhỏ, thị trường xa cũng đã rộng cửa cho doanh nghiệp Việt Nam như các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông. Trong hơn 200 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ bn bán với Việt Nam, thì Việt Nam có vị thế xuất siêu đối với 159 nước và vùng lãnh thổ, trong đó xuất siêu lớn là Mỹ, Australia, Anh, Philippines, Đức, Bỉ… nhập khẩu còn ở vị thế nhập siêu đối với 47 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Kuwait…, gia tăng giá trị ( khối lượng, kinh nghạch) xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam do khơng cịn bị phân biệt đối xử tại thị trường các nước thành viên khác của WTO.

Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu đã được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, khơng cịn bị vướng nhiều rào cản về thuế quan và hạn ngạch. Tuy thế, điều mà các doanh nghiệp lo ngại nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO phải xoá bỏ các biện pháp bảo hộ và các doanh nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh hơn từ bên ngoài ngay trên “sân nhà”. Nhưng, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, chính áp lực cạnh tranh lại là lợi ích mà xét trên tổng thể toàn bộ nền kinh tế Việt Nam sẽ được thụ hưởng nhiều hơn. Cạnh tranh sẽ sàng lọc những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và buộc các doanh nghiệp khác phải nỗ lực tự vươn lên. Đồng thời, nó cũng sẽ tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận, sử dụng hàng hố, dịch vụ với giá rẻ hơn, qua đó sẽ kích “cầu” trong nước, làm cho nền kinh tế phát triển. Người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận , sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ các nước khác.

Về vấn đề bình đẳng thương mại, tuy đã tham gia nhiều hiệp định thương mại khu vực và song phương, nhưng hàng hố Việt Nam vẫn có những biểu hiện bị đối xử không công bằng. Việc Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt về vấn đề cá da trơn và tôm của Việt Nam trên thị trường Mỹ, EC áp thuế bán phá giá đối với sản phẩm

giày mũ da của Việt Nam, và mới nhất, đó là Pêru cũng đang điều tra bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam… là những ví dụ điển hình. Là thành viên của WTO, Việt Nam có thể đưa các vụ kiện trên ra trước Uỷ ban WTO, chứ không phải là tại Bộ Thương mại Mỹ; EC… nơi khó có thể đạt được sự phân xử công bằng như mong đợi. Việt Nam sẽ được luật lệ của WTO bảo vệ để tránh bị Mỹ và các quốc gia khác có thể lại kiện Việt Nam về các mặt hàng xuất khẩu đang mang lại nhiều lợi ích như hàng dệt may.

Như vậy, Việt Nam gia nhập vào WTO đã sử dụng cơ chế hoạt động của tổ chức này nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng nói chung và của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Nhờ các chính sách tự do hố thương mại, xố bỏ độc quyền ngoại thương, mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu là bước đột phá tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương, đẩy nhanh tăng trưởng xuất khẩu trên cả nước. Sản phẩm ngành dệt may là một ví dụ, chế độ hạn ngạch đã được bãi bỏ cho các nước thành viên. Về thuế quan, các nước thành viên dành cho nhau mức thuế theo Qui chế Tối huệ quốc (khoảng 5%). Thị phần của Việt Nam trên thị trường quốc tế do đó sẽ được mở rộng. Khả năng cạnh tranh, cơ hội làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam trong hai năm sau hội nhập WTO đã chuyển từ chỗ thụ động chờ khách hàng tới đưa mẫu và mua hàng tại nhà máy, đã tiến sang chủ động tiếp cận thị trường thế giới như đi ra nước ngoài dự hội chợ, tham quan, chủ động thiết kế mẫu mã chào hàng, thiết lập hệ thống kho trực tiếp bán hàng vào siêu thị nước ngồi...

3.2 Khó khăn:  Về cơ cấu:

Những điểm yếu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, hàng loạt vấn đề đã bộc lộ rất rõ. Phần lớn hàng xuất khẩu đều ở dạng thô và sơ chế; hàng công nghiệp chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới, tỷ lệ gia công rất cao…nhất là hàng may mặc và giày dép; tính cạnh tranh thấp vì chất lượng và mẫu mã kém, giá đầu vào cao, chi phí cho xuất khẩu rất lớn ở khâu thu gom hàng hóa và vận tải, tiêu cực phí ở các khâu vận tải và thủ tục hải quan, thuế…

Trong khi đó, các mặt hang nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, thép… ơtơ nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc và dầu mỡ động thực vật. Mặc dù Việt Nam có thị trường rộng lớn nhưng nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là các thị trường gần, chưa phải là nơi có cơng nghệ nguồn. Cịn xuất siêu cảu Việt Nam lại chủ yếu ở thị trường xa, thị trường có cơng nghệ nguồn.

 Về giá cả :

Nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu khả quan, nhưng vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường về kinh tế, chính trị, tài chính tiền tệ và giá cả. Giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng, tác động đến thị trường trong nước, nhất là giá dầu thơ đang có chiều hướng tăng cao do sự lo ngại các vấn đề lọc dầu tại Mỹ, cùng với việc đẩy mạnh nhập khẩu dầu từ Trung Quốc và việc cắt giảm nguồn dầu thô đến các nhà máy lọc dầu ở khu vực châu Á, Ảrập.

Giá lương thực, thực phẩm chịu ảnh hưởng bơi việc điều chỉnh giá xăng, dầu; giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng…

Tỷ giá USD, giá vàng tăng cao, ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu và hàng tiêu dùng nội địa.

 Về phía các doanh nghiệp :

Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tăng độ minh bạch chính sách hơn, giảm bảo hộ doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước với tư cách là một cổ đơng được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp này như các cổ đơng khác. Đây là một khó khăn đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Một vài thị trường Xuất Khẩu đã dựng lên một vài rào cản kỹ thuật kiểm sốt chặt chẽ hàng hóa Xuất Khẩu vào quốc gia. Việc thích nghi với tiêu chuẩn kỹ thuật địi hỏi Doanh Nghiệp sự đầu tư bổ sung. Ngoài ra, người ta đã cho biết rằng có những khó khăn khi thâm nhập vào thị trường một số quốc gia Đông Âu. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra là không rõ ràng, làm việc theo cảm tính, có dấu hiệu tham nhũng. Điều này làm phát sinh thêm thời gian và chi phí giao dịch cho các Doanh Nghiệp.

Sự cạnh tranh của các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu cùng mặt hàng của Việt Nam và cũng như của các quốc gia trong khu vực.

Việc Việt Nam gia nhập WTO muộn hơn các quốc gia khác là một bất lợi lớn trong quan hệ với các khách hàng và chính quyền các quốc gia Xuất Khẩu.

Các rào cản thương mại dần dỡ bỏ, thuế đánh vào các sản phẩm Nhập Khẩu giảm nên làm gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Trong thời gian qua giá nguyên vật liệu liên tục tăng. Một số loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất phải Nhập Khẩu, phụ thuộc sự biến động giá cả của thị trường thế giới.

Do giá dầu tăng nên chi phí vận tải gia tăng, đặc biệt cước phí vận chuyển hàng Xuất Khẩu bằng đường biển tăng mạnh.

Mặc dù thủ tục hành chính có liên quan đến Xuất Nhập Khẩu đã được cải thiện theo hướng đơn giản hơn nhiều, các Doanh Nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn và những chi phí khi sử dụng các dịch vụ cơng.

3.3 Giải pháp

Bài học kinh nghiệm và các kiến nghị đối với các cơ quan chun mơn

-Nhìn chung, trong tình hình hiện tại, những biện pháp chiến lược mà các DN đề ra là tương đối phù hợp với tình hình hiện tại. Vì chưa đánh giá được hết những tác động của việc gia nhập WTO, các DN thực hiện các biện pháp trước mắt để dần nâng cao khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trường và khai thác các cơ hội XK. Một số bài học kinh nghiệm thành cơng rút ra ở đây:

-Các DN nên có những chiến lược chủ động thích ứng với những thay đổi đến từ môi trường kinh doanh xuất phát từ hội nhập quốc tế.

-Tái cấu trúc DN, sắp xếp lại tổ chức

-Tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng qui mơ sản xuất các sản phẩm có tiềm năng tiêu thụ trên thị trường nội địa cũng như ở nước ngoài.

-Cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của từng thị trường.

-Củng cố và mở rộng hệ thống phân phối, phát triển dịch vụ sau bán, tăng cường công tác quảng bá sản phẩm.

-Gia tăng giá trị bổ sung cho các sản phẩm XK, hoàn thiện các hoạt động kinh doanh theo hướng tạo nên chuỗi cung ứng giá trị, từ đầu vào đến đầu ra và nhấn mạnh việc tạo dựng các quan hệ vơi các nhà cung cấp, cũng như các nhà phân phối và các khách hàng truyền thống.

-Đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật của các thị trường nước ngoài để gia tăng XK.

-Liên doanh liên kết với các DN có thế mạnh trong lĩnh vực liên quan để phát huy lợi thế sẵn có của DN và tăng sức mạnh cạnh tranh.

Một vài kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan nhằm giúp các DN đối phó tốt với những tác động của việc gia nhập WTO:

-Tiếp tục hoàn thiện luật pháp và tiến hành cải cách hành chính, đặc biệt trong các lĩnh vực trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.

-Thúc đẩy q trình cổ phần hóa các DN nhà nước để các DN có thể chủ động phát triển năng lực cạnh tranh.

-Phổ biến kiến thức về WTO và các văn bản pháp lý liên quan nhằm giúp các DN tăng trưởng và tránh rủi ro.

-Giúp các DN trong việc gia tăng khả năng cạnh tranh, cung cấp thông tin đầy đủ, hỗ trợ xúc tiến thương mại.

-Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại đối với đối tác nước ngoài. Hướng dẫn các DN vượt qua rào cản mang tính chất kỹ thuật của thị trường XK.

-Tập trung vào một số giải pháp chính gồm: tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng thúc đẩy xuất khẩu tăng về lượng, chú trọng phát hiện các mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao và tiềm năng tăng trưởng lớn để tập trung đầu tư, động viên mọi thành phần kinh tế làm hàng xuất khẩu thông qua: hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp theo các nhóm chính sách thuộc hộp xanh, hộp xanh lơ và tối đa 10% đối với nhóm chính sách thuộc hộp đỏ... đầu tư cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu như bến cảng, kho tàng... đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu.

Giải pháp

- Phải hiểu rõ Môi trường Thương mại và Kinh doanh Quốc tế hiện nay - Đánh giá sản phẩm và sự sẵn sàng của tổ chức trong việc phát triển hoạt động thương mại quốc tế

- Phát triển các chiến lược kinh doanh quốc tế cho DN của mình

- Khơng ngừng sáng tạo, sử dụng những kỹ thuật Marketing quốc tế hiệu quả (Nhóm tự tổng hợp)

Kết Luận

Qua những vấn đề được trình bày liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam như trên chúng ta có thể tin rằng trong những năm tới triển vọng tăng xuất khẩu là rất khả quan do nhiều mặt hàng có lượng xuất khẩu tăng và đặc biệt là tăng về giá như cà phê, gạo, cao su, hạt tiêu, thủy sản, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, cáp điện,…Tuy nhiên, cũng cịn khơng ít khó khăn có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của chúng ta. Để đảm bảo thắng lợi mục tiêu kế hoạch xuất nhập khẩu sau khi gia nhập WTO, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp chính gồm: tiếp thục đa dạng hóa mặt hàng, thúc đẩy xuất khẩu tăng về lượng, chú

trọng phát hiện các mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao và tiềm năng tăng trưởng lớn để tập trung đầu tư. Động viên mọi thành phần kinh tế làm hàng xuất khẩu thông qua: hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp theo các nhóm chính sách, đầu tư cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất khẩu như bến cảng, kho tang… đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hàng hình, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu. Có như thế mới làm cho tình hình xuất nhập khẩu của VN tăng trưởng tốt hơn trong thị trường WTO đầy thách thức.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của VN khi gia nhập WTO (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)