Biện pháp về nhân sự.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty TNHH HUY DU (Trang 32 - 36)

II. Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty 1 Đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất

4. Biện pháp về nhân sự.

a. Căn cứ đưa ra giải pháp.

Con người là chủ thể của một quá trình, hoạt động kinh tế - xã hội, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại, được và không được, tốt hay xấu... của một hoạt động, hay một thực thể nào đó. Đào tạo và bồi dưỡng cho người lao động chính là cơ sở để thực hiện chiến lược "Phát huy nhân tố con người trong sản xuất" của Đảng và Nhà nước đề ra. Trong doanh nghiệp, lao động và chất lượng lao động được xem là nhân tố cơ bản quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do vậy, để chất lượng sản phẩm được nâng cao, cần phải nâng cao được chất lượng lao động. Công việc đào tạo và bồi dưỡng cần phải được thực hiện một cách thường xuyên, phù hợp với các yêu cầu công việc cụ thể.

Đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật là lực lượng quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiêụ quả sản xuất kinh doanh . Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ bình qn bậc

thợ 4/7 có thể đánh giá là tương đối cao so với "mặt bằng" của các công nhân lao động. Tuy nhiên, số lượng người có trình độ cao chưa nhiều chỉ mới chiếm trên 10%. Nói chung, nhân sự trong cơng ty có trình độ tương đối đồng đều, đặc biệt là lao động trực tiếp. Tuy vậy, vẫn có những biểu hiện của sự yếu kém về năng lực công tác, đặc biệt là về quản lý chất lượng. Do đó, vẫn cịn có những phế phẩm mặc dù rất nhỏ, không đáng kể.

b. Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp.

Với đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp tương đối cao thì trình độ nhận thức và tay nghề có ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm. Đào tạo và giáo dục là biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng lực lượng lao động này. Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng giúp người lao động thực hiện các chức năng và nhiệm vụ một cách tự giác và có am hiểu hơn về cơng việc của họ. Giáo dục là biện pháp tác động về mặt tâm lý, tinh thần nhằm nâng cao ý thức kỷ luật lao động, thái độ làm việc và trách nhiệm trong công việc. Để cơng tác giáo dục đào tạo có hiệu quả nhà máy cần lập kế hoạch đào tạo trên cơ sở đánh giá laị thực trạng đội ngũ cán bộ, công nhân viên và yêu cầu của các công việc cụ thể cho từng người, từng bộ phận trong nhà máy.

* Các hình thức:

- Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, gửi đi học ở các lớp, trường quản lý, kỹ thuật...

- Tuyên truyền và tập huấn bởi các chuyên gia nhằm vận động người lao động thực hiện tốt quy chế và kỷ luật lao động, cần xử lý nghiêm các vi phạm.

- Xây dựng tác phong làm việc theo phương pháp hiện đại, xoá bỏ lề lối làm việc cũ.

* Nội dung:

Giáo dục đào tạo cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

- Trang bị kiến thức về chuyên môn, quản lý và các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm hiện đại.

- Công tác lập kế hoạch trong công ty, tiếp cận các phương pháp lập kế hoạch mới không dừng lại ở các con số chỉ tiêu về giá trị, sản lượng sản xuất mà cần phải bao quát cả hiệu quả sản xuất kinh doanh sau mỗi kỳ.

- Đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ, lập và kiểm tra hệ thống chất lượng sản phẩm và quản lý nó như thế nào có hiệu quả nhất. Bảo đảm

các chỉ tiêu chất lượng đưa ra phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng được cạnh tranh trên thương trường, mà vẫn bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

* Chi phí cho cơng tác giáo dục đào tạo.

- Chi đào tạo cho cơng nhân bình qn 1.000.000 đ/người/năm Bao gồm: + Chi trả lương công nhân trong thời gian học tập.

+ Chi cho giáo viên, cán bộ đào tạo.

+ Chi cho phương tiện, công cụ giảng dạy. + Chi cho nhân viên tổ chức và quản lý đào tạo. + Chi tiền đi lại, ăn ở cho cán bộ đào tạo.

- Chi phí tăng lương theo bậc thợ.

Việc bồi dưỡng và đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý tuy không tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn tới việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm sau này. Thêm vào đó, nó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của tồn cơng ty, nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của công ty trên thị trường.

Để đánh giá công tác giáo dục đào tạo cần thường xuyên kiểm tra chất lượng, tay nghề của công nhân viên thông qua các cuộc thi tay nghề nhằm tăng tính đồn kết, học hỏi lẫn nhau. Song song với đó, cần có những hỗ trợ của các phịng ban trong cơng ty. Bên cạnh đó, cần có chế độ khen thưởng, phạt, động viên kịp thời đối với người thực hiện và nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động của người thực hiện. Các cán bộ lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa, đi sâu tìm hiểu tâm lý của từng người để có thể tổ chức sắp xếp các công việc phù hợp với năng lực của từng người, khuyến khích sự sáng tạo của họ trong công việc.

Kết luận

Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế- kỹ thuật phức tạp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, đây là yếu tố quan trọng tác động khơng chỉ tới q trình tiêu thụ sản phẩm, mà nó cịn có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của nhiều doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia các khối kinh tế trong khu vực và trên thế giới đó là đổi mới nhận thức về chất lượng sản phẩm và quá trình quản lý chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, qúa trình thay đổi nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm khơng phải dễ dàng giải quyết được. Nó địi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng khơng chỉ trong việc cải tiến, mua sắm thiết bị máy móc mà cịn cả trong đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn của cán bộ, công nhân viên. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong một doanh nghiệp cần phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng từ cấp lãnh đạo, quản lý cho tới các công nhân viên . Không chỉ dừng lại ở phạm vu doanh nghiệp các cơ quan, các bộ ngành và các chính sách kinh tế của Nhà nước cần phải phối hợp, hỗ trợ và động viên được các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

Để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hết sức khẩn trương tìm tịi, nghiên cứu để tìm ra hướng đi riêng cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Thơng qua đổi mới chuyển giao cơng nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề lao động... chúng ta tin tưởng rằng, trong tương lai không xa các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đưa ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất

lượng cao, giá cả hợp lý được người tiêu dùng chấp nhận, đồng thời có khả năng cạnh tranh với các loại hàng nhập ngoại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty TNHH HUY DU (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)