1 .Về tổ chức quản lý đào tạo
2. Đối với công tác đào tạo trong nƣớc
Công ty luôn coi đây là cơ sở nền tảng để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty.
2.1. Đào tạo trong công ty.
- Mở các lớp học quản lý cho các đồng chí cán bộ do viện kinh tế về giảng dạy nhằm nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ trong công ty để phục vụ cho công việc quản lý một cách dễ dàng.
- Mở các hệ đào tạo dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho đội ngũ công nhân. - Mở các lớp học nâng cao trình độ tay nghề cho cơng nhân kỹ thuật, nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật.
a. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc .
Đây chính là phương pháp đào tạo tại chỗ hay chính tại cơng ty. Cơng nhân học nghề sẽ được phân cơng làm việc với một cơng nhân lành nghề, có trình độ, có kinh nghiệm hơn. Người dạy trước tiên sẽ giới thiệu, giải thích về mục tiêu của cơng việc. Sau đó hướng dẫn tỉ mỉ cho học viên quan sát, trao đổi, học hỏi và cho học viên làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự giám sát chặt chẽ của người dạy. Người học vừa phải học vừa phải quan sát, lắng nghe những lời chỉ dẫn và làm theo cho đến khi thuần thục mới thơi.Trong q trình học, người học cũng như người dạy đều phải có sự nỗ lực cao, người dạy phải có tay nghề vững chắc, tạo sự tin tưởng về tay nghề của mình đối với học viên, ngồi ra cịn phải biết lắng nghe những thắc mắc của người học.Như vậy, phải có sự kết hợp của cả người dạy và người học mới đào tạo ra được học viên có trình độ như mong muốn.
Phương pháp này có ưu điểm là khơng địi hỏi phải có một khơng gian riêng, cũng như máy móc, thiết bị đặc thù để phục vụ cho việc học. Đồng thời giúp cho viên nắm bắt nhanh kiến thức vì được thực hành ngay sau khi hướng dẫn.
Tuy nhiên, nhược điểm là can thiệp vào tiến trình sản xuất, có thể làm hư hại máy móc, thiết bị do chưa quen việc, chưa quen sử dụng máy móc, thiết bị vừa học.
b. Đào tạo theo kiểu học nghề
Đây thực chất là phương pháp kèm cặp của công nhân lành nghề đối với người học. Công ty đã sử dụng phương pháp này để áp dụng cho những công việc thủ công, cần sự khéo léo, tỉ mỉ như thợ nề, thợ điện… Chương trình học bắt đầu bằng việc trang bị kiến thức lý thuyết trên lớp sau đó được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề; được trực tiếp thực hiện công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng nghề. Q trình học có thể kéo dài từ một tới sáu năm tuỳ theo độ phức tạp của nghề. Trong quá trình học nghề, nhân viên được công ty trả công bằng một nửa tháng lương của cơng nhân chính thức và được tăng đến 95% vào lúc gần kết thúc khoá học.
Ưu điểm của phương pháp :Nhân viên trong công ty được trang bị kiến thức một cách có hệ thống cả lý thuyết và thực hành. Do đó, chất lượng đào tạo tốt, sau khố học, nhân viên có kỹ năng thuần thục. Ngồi ra, phương pháp này cịn có ưu điểm là có chỗ học lý thuyết và thực hành riêng, không ảnh hưởng tới công việc đang thực hiện tại doanh nghiệp.
Nhược điểm của phương pháp là tốn kém cả về thời gian và tiền bạc do phải tổ chức lớp học riêng, trang thiết bị riêng cho việc học. Việc đào tạo là toàn diện về kiến thức nên có phần khơng liên quan trực tiếp đến công việc.
c. Kèm cặp và chỉ bảo
Phương pháp này được áp dụng cho cán bộ quản lý hoặc nhân viên giám sát trong công ty. Trong một vài trường hợp công ty cũng sử dụng để đào tạo công nhân sản xuất.
Phương pháp này giúp học viên nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức, có điều kiện để làm công việc thật nhưng không thực sự được làm cơng việc đó một cách đầy đủ và có thể sẽ bắt trước phương pháp, cách thức làm việc không tiên tiến.
2.2 Đào tạo ngồi cơng ty.
a. Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp
Đây là phương pháp mà công ty đã áp dụng để thay vì đào tạo tại cơng ty bằng cách mở một lớp học riêng cũng với những máy móc, thiết bị, quy trình làm việc ấy nhưng chỉ phục vụ cho học tập. Điều này giúp nhân viên trong công ty sẽ trang bị được nhiều kiến thức hơn đối với những nghề tương đối phức tạp và các cơng việc có tính đặc thù mà phương pháp kèm cặp tại chỗ không đáp ứng được.
Phương pháp này có chương trình học chia làm hai phần: lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết do các kỹ sư , cán bộ kỹ thuật phụ trách còn phần thực hành thì đến xưởng riêng dưới sự hướng dẫn của kỹ sư hoặc công nhân lành nghề.
Ưu điểm của phương pháp: nhân viên được trang bị kiến thức một cách có hệ thống cả lý thuyết lẫn thực hành. Do có xưởng thực hành riêng nên q trình thực hành của nhân viên không ảnh hưởng đến công việc sản xuất.Tuy nhiên, phương pháp này địi hỏi khơng gian riêng cho học tập dẫn đến chi phí tốn kém cộng thêm việc mua sắm thiết bị riêng cho học tập.
b. Cử đi học ở các trường chính quy.
Với những nghề phức tạp, địi hỏi trình độ cao, hàng năm cơng ty cũng có cử người lao động đi học ở trường dạy nghề có thể trong vài tháng hoặc lên tới 2-3 năm. Phương pháp này giúp trang bị tương đối đầy đủ kiến thức cả lý thuyết và thực hành cho nhân viên trong công ty. Đây là phương pháp đào tạo có hệ thống nhất, mang lại kiến thức tồn diện nhất. Tuy nhiên, chi phí rất tốn kém.
Hàng năm Cơng ty thường có tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm làm việc. Các buổi hội thảo có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với chương trình đào tạo khác.
Ưu điểm của phương pháp: Đơn giản, dễ tổ chức, khơng địi hỏi trang thiết bị riêng, các cán bộ trong công ty học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công việc cũng như phong cách bày tỏ, thể hiện ý kiến của mình trước đám đơng.
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, phạm vi hẹp.
e. Đào tạo theo phương thức từ xa.
Đào tạo từ xa là phương thức đào tạo mà nhân viên tự học qua sách, tài liệu hoc tập, băng hình băng đĩa CD và VCD, internet… Khoa học công nghệ thông tin càng phát triển thì các phương tiện trung gian càng đa dạng. Trong chương trình này nhân viên tự sắp xếp thời gian học cho mình. Đây chính là một ưu điểm của phương pháp đó là nhân viên có thể chủ động bố trí thời gian học tập cho phù hợp với kế hoạch của mình; ở xa trung tâm vẫn có thể học được mà khơng mất chi phí đi lại; chất lượng đào tạo cao tuy nhiên hình thức đào tạo này địi hỏi cơ sở đào tạo phải có sự đầu tư lớn để chuẩn bị bài giảng.