Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay (Trang 29 - 31)

Hoạt động tín dụng của các NHTM khơng chỉ có ý nghĩa kinh tế mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế mà cịn có rất nhiều lợi ích chính trị xã hội, cũng do vậy, hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng khơng những cần có sự nỗ lực của các NHTM mà cần sự giúp đỡ của các ngân hàng cấp trên, các cơ quan ban ngành có liên quan và của Nhà nước .

- Do tính chất phức tạp của cơng tác tín dụng, nên cần sớm nghiên cứu ban hành cơ chế về chính sách, chế độ, thể lệ làm việc, nghĩa vụ quyền lợi của đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi đối với cán bộ tín dụng về thu nhập, phương tiện đi lại, bảo đảm an toàn. Thường xuyên quan tâm đến việc động viên khen thưởng cho đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi để có cơ sở đề nghị xét chọn, khen thưởng hàng năm.Có chính sách như vậy mới đảm bảo chất lượng tín dụng trong kinh doanh - đầu tư phát triển đạt được kết quả cao.

- Việc ban hành cơ chế nghiệp vụ tín dụng nên cân nhắc thận trọng, tránh mâu thuẫn chồng chéo với các qui định chung của Nhà nước.

- Việc điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội là cần thiết nhưng không nên quá nhiều lần trong năm ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền, đặc biệt không huy động được vốn dài hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng. Hiện nay, nền kinh tế đang trong thời kỳ phát triển nên nhu cầu đầu tư vốn dài hạn tăng nhanh. Do vậy, tránh tình trạng huy động vốn trong thời hạn ngắn để đầu tư cho các dự án khả thi dài hạn, điều đó sẽ gây tâm lý nặng nề cho các NHTM trong việc tính tốn vịng quanh chu kỳ chuyển vốn.

- Cơng cụ tài chính của ta cịn rất nghèo nàn, khiến cho việc chế độ điều hành tỷ giá hối đối cố định bị hạn chế, chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả. Việc áp đặt tỷ giá đã thúc đẩy sử sự phát triển của thị trường đen do đó việc điều chỉnh tỷ giá hối đối căn cứ vào tỷ giá trên thị trường tự do là hợp lý hơn. Sự thiếu đa dạng của các cơng cụ tài chính làm cho hoạt động luân chuyển các nguồn vốn ngắn hạn kém phong phú, hạn chế các nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng TW, làm gia tăng tình trạng ứ đọng vốn.

Hệ thống liên ngân hàng sẽ đảm bảo cho khả năng thanh toán của từng ngân hàng và đảm bảo cho sự cân đối của thị trường vốn. Sự hỗ trợ giũa các

ngân hàng sẽ bảo vệ chính bản thân các ngân hàng, đồng thời tăng cường sức mạnh tài chính để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi có thị trường mạnh.Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng diễn ra các giao dịch kỳ hạn và giao dịch hốn đổi làm tăng tính đa dạng cho các hoạt động của thị truờng.Hệ thống quỹ bù đắp rủi ro liên ngân hnàg sẽ tạo diều kiện cho ngân hàng tránh được các rủi ro đổ vỡ bằng tiềm lực tài chính mạnh của tồn hệ thống và đem lại niềm tin cho khách hàng.

- Thanh tra ngân hàng Nhà nước ở cấp trung ương phải cùng kết họp với cấp địa phương, thường xuyên phân tích đánh giá chất lượng tín dụng và cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài chính là tình hình lợi nhuận của các tổ chức tín dụng, từ đó phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các sai phạm nhằm lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng, tránh tình trạng thất thốt nghiêm trọng.

C- kết luận:

Nguồn vốn tín dụng đã thực sự đi vào cuộc sống và giữ một vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nguồn vốn tín dụng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho đất nước trong công cuộc xây dựng CNXH. Việc nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa to lớn đến sự thành công của các ngân hàng thương mại trong chiến lược huy động và sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển. Nâng cao chất lượng không chỉ là biện pháp cải thiện chất lượng mà phải bao gồm những biện pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả, vì thế hơn bao giờ hết chúng ta cần đánh giá, phân tích rút ra những bài học kinh nghiệm từ hoạt động tín dụng của các nước trên thế giới. Từ đó vận dụng được xác thực và đem lại hiệu qủa cao.

Việc nghiên cứu đề tài này giúp em hiểu sâu hơn về thực trạng và giải pháp điều hành tín dụng trong cơng cuộc cải cách và phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.

Song đề tài rộng và sâu trong khi thực tiễn luôn sôi động mà nguồn tài liệu thơng tin cũng như trình độ kiến thức cịn nhiều hạn chế nên những kết luận đưa ra còn chủ quan, phiến diện.

Việc nghiên cứu đề tài này đã mang lại cho em những hiểu biết cơ bản về hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo đã nhiệt tình giúp đỡ em hồn thành bài viết này /.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)