NHANH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HĨA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC. 3.1. Bối cảnh mới
Mặc dù nền kinh tế trên thế giới đang gặp khó khăn sau khủng hoảng kinh tế, nhưng giai đoạn 2006-2010, tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng ổn định, hợp tác để cùng phát triển tác động mạnh đến sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển như Việt Nam. Năm 2006 đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam bằn sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Bên cạnh những mặt thuận lợi, tham gia cơ chế thương mại toàn cầu WTO sẽ đặt nền kinh tế đất nước cũng như các doanh nghiệp nói chung và sau cổ phần hóa nói riêng trước những sức ép vơ cùng to lớn. Đó là sức ép cạnh tranh để giành giật thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ ngày càng lớn trên qui mơ tồn cầu và ngay chính trên thị trường nội địa của ta. Những doanh nghiệp qui mơ nhỏ có nguy cơ phá sản; mất việc làm, thiếu việc làm lớn trong khu vực lhi chính thức; chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH…
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp hoàn toàn tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh của nó. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện ở: hiệu quả sản xuất, kinh doanh (được đo thông qua lợi nhuận, thị phần doanh nghiệp) và khả năng cạnh tranh của các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh (thể hiện thông qua chất lượng, mẫu mã, giá cả và các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng). Như vậy doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh cao khi kinh doanh những hàng hóa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý với các dịch vụ thuận lợi, thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.
Là những doanh nghiệp ra đời từ khi Nhà nước có chủ trương CPH DNNN, các doanh nghiệp hình thành từ CPH DNNN là một bộ phận doanh nghiệp nằm trong hệ thống doanh nghiệp của nền kinh tế quốc dân. Cho nên trong bối cảnh
chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp này phải nâng cao sức cạnh trạnh là tất yếu. Doanh nghiệp có sức cạnh tranh tốt sẽ sản xuất được những hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao khơng chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên thị trường thế giới, doanh nghiệp sẽ phát triển, sẽ góp phần làm tăng tổng sản phẩm xã hội, tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm…
Để tranh thủ các cơ hội và điều kiện thuận lợi do hội nhập mang lại, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của quá trình này, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sau cổ phần hóa nói riêng cần có những sự thay đổi mang tính chiến lược nhằm nâng cao tính cạnh tranh nếu khơng muốn thua ngay trên thị trường nội địa.