Đối với Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế việt nam giai đoạn (Trang 55)

2.3 Đánh giá các gói kích cầu của Việt Nam

2.3.2.1 Đối với Doanh nghiệp

Bên cạnh những tác động tiêu cực thì vẫn cịn một số những hạn chế sau:

Thứ nhất, liều lượng của gói kích cầu thì chưa phù hợp, đối tượng hạn hẹp vì chỉ có những doanh nghiệp có điều kiện 3 năm làm ăn có lãi thì mới được nhận hỗ trợ từ gói kích cầu. Chính vì thế mà một số Doanh nghiệp vừa và nhỏ không được hưởng lợi gì từ gói kích cầu này. Điều này khiến cho các Doanh nghiệp vốn đang có sức chống lại với cuộc khủng hoảng kinh tế thì lại được tiếp thêm sức, còn các Doanh nghiệp đang thoi thóp vì cuộc khủng hoảng thì lại khơng được hưởng sự hỗ trợ nào, dẫn đến các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phá sản.

Thứ 2, tiềm ẩn của lạm phát vẫn chưa được loại trừ hồn tồn vì một phần nguồn gốc của lạm phát ở nước ta là do cung tiền quá lớn trong thời gian dài, tức là để tạo ra một phần trăm (%) tăng trưởng thì cần một lượng vốn khá lớn so với các nước trong khu vực. Do các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được Nhà nước hỗ trợ một lượng tín dụng lớn nhưng lại kém hiệu quả, mặt khác các DNNN này lại dùng số tiền đó đầu tư vào những lĩnh vực mang tính đầu cơ cao như chứng khốn và bất động sản, mà không dùng vào việc làm gia tăng hoạt động sản xuất vì thế khiến cho mục đích sử dụng gói kích cầu của chính phủ đi sai hướng. Vì thế các DNNN hay DNTN đều phải nhận thức rõ được việc cần làm, đó là thực hiện hoạt động sản xuất hiệu quả hơn nhờ kỷ luật nhà nước và kỷ luật của thị trường thì nền kinh tế Việt Nam có thể đã được chuẩn bị tốt hơn phần nào để đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế.

Thứ 3, nếu không chú trọng kiểm tra, giám sát sẽ làm tăng nguy cơ nảy sinh tham nhũng, thậm chí có thể xuất hiện nhiều loại tội phạm mới có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới các "gói kích cầu" này do sự bắt tay giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp trong việc lập các dự án vay ảo để chiếm đoạt vốn hỗ trợ từ "gói kích cầu".

Thứ 4, nguy cơ làm ảnh hưởng sức cạnh tranh của nền kinh tế do việc cho vay theo "gói kích cầu" thiên về quy mơ và thành tích, tức góp phần níu kéo, duy trì cơ cấu kinh tế, cũng như cơ cấu sản phẩm và thị trường kinh doanh lạc hậu, kém hiệu quả;

đồng thời, làm gia tăng hoặc kéo dài tình trạng bất bình đẳng thị trường giữa các loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế và các địa phương nếu không tuân thủ tốt các nguyên tắc minh bạch và bình đẳng trong triển khai các "gói kích cầu".

Thứ 5, tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong việc có quyền được hưởng hỗ trợ từ gói kích cầu là rất dễ xảy ra. Điều này ảnh hưởng đến việc tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng.

2.3.2.2 Đối với nền kinh tế

chung

Đầu tiên việc quản lý vốn của Chính phủ chưa thật sự chính xác và đúng đối tượng, làm tăng nguy cơ thất thốt, lãng phí các nguồn vốn vay, nếu khơng được giám sát chặt chẽ; gia tăng gánh nặng nợ nần và các hiện tượng "đầu cơ nóng" với những hệ quả đắt đi kèm cho cả Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng và xã hội nói chung khi các dự án vay đầu tư được lập ra có chất lượng thấp hoặc triển khai kém, giải ngân không đúng mục đích vay.

Thứ 2, do nguy cơ ngân hàng gây khó khăn cho doanh nghiệp để "ăn chia" phần vốn hỗ trợ trong khi thẩm định, cho vay vốn, làm tổn hại lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Thứ 3, đặc biệt, về trung hạn, tăng nguy cơ tạo áp lực tái lạm phát trong tương lai nếu sử dụng khơng hiệu quả "gói kích cầu" khiến gia tăng tích tụ cân đối hàng - tiền và vi phạm quy luật lưu thông tiền tệ.

Thứ 4, do việc thực hiện gói kích cầu cịn nhiều hạn chế gây phản tác dụng đến nền kinh tế chung, biểu hiện:

Làm cho tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng tăng ở mức cao. Cụ thể như số dư tiền gửi đến cuối tháng 10/2009 là 1.690.450 tỷ đồng, tăng 25,72% so với tháng 12/2008. Tổng phương tiện thanh toán tăng 24% so với tháng 12/2008. Dư nợ tín dụng tăng 39,46% so với tháng 12/2008.

Giảm VAT đối với một số mặt hàng (chẳng hạn phụ tùng ơ tơ) vơ tình đã hướng gói kích cầu đến hàng nhập khẩu (vi phạm ngun tắc số 4 là “ít rị rỉ ra hàng ngoại nhập”).

2.4 Định hướng và thách thức 2010

2.4.1 Một số đặc thù của nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam thực hiện kích cầu khá hạn chế do tình trạng thâm hụt ngân sách và thương mại ở mức cao và kéo dài.

Lạm phát ở Việt Nam trong 2 năm vừa qua cũng rất cao, gây tác động bất lợi về tâm lý mặc dù rủi ro lạm phát trong năm 2009 khơng lớn do cả hai nhóm yếu tố chi phí đẩy và cầu kéo đều đã đảo chiều.

Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cũng như bất động sản (đặc biệt ở phân khúc nhà ở cho người có thu nhập thấp) cịn rất lớn và đây là một đặc điểm thuận lợi đối với một gói kích cầu dự vào đầu tư công khá phổ biến.

Tỷ trọng đầu tư công ở Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới, tuy gây ra một số quan ngại về dài hạn song lại là đặc điểm cần khai thác khi thực hiện kích thích chống sự suy giảm của nền kinh tế trong ngắn hạn.

Việc hoạch định chính sách nói chung và gói kích cầu nói riêng được thực hiện trong một mơi trường có tính bất định rất cao.

2.4.2 Định hướng thực hiện gói kích cầu năm 2010

Để bảo đảm tối ưu hóa hiệu quả kích cầu, các giải pháp sắp tới của chính phủ cần bảo đảm “đúng đối tượng” và “vừa đủ”; đồng thời tập trung kích cầu hàng hóa sản xuất trong nước. Năm 2010 chúng ta vẫn sẽ tiếp tục sử dụng tiếp gói kích cầu vì quy mơ của nó tới 9 tỷ USD và được sử dụng đến năm 2011. Sau đây là một số gợi ý đối với việc thực hiện gói kích cầu năm 2010.

Kích cầu hướng tới tiêu dùng của người dân

Tiếp tục hỗ trợ cho những gia đình nghèo, người lao động có thu nhập thấp với mức hỗ trợ cao hơn.

Giảm VAT đối với các mặt hàng có tỷ lệ nội địa hóa cao.

Xem xét tiếp tục miễn thuế TNCN trong năm 2010 (trừ thu nhập từ đầu tư vốn). Đẩy mạnh kích cầu đối với khu vực nơng nghiệp – nông thôn:

+ Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất theo QĐ 497; đồng thời có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao hiệu quả chương trình này.

+ Đẩy mạnh việc thu mua dự trữ nơng sản

Kích cầu thơng qua các ưu đãi đối với doanh nghiệp

Đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp thâm dụng lao động.

Giám sát chặt chẽ các khoản hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp lớn thâm dụng vốn.

Hỗ trợ và khuyến khích các DN xuất khẩu tìm kiếm thị trường XK mới.

Kích cầu thơng qua chi tiêu của chính phủ

Đầu tư cho giáo dục đào tạo, y tế, đặc biệt là các dự án có thể giải ngân ngay và sử dụng nguồn vốn trong nước (tăng lương GV, tăng học bổng …).

Đầu tư cơ sở hạ tầng: đặc biệt là tại khu vực nơng nghiệp nơng thơn, các dự án nhỏ có khả năng triển khai nhanh và hoàn thành sớm: tiếp tục tăng cường mua lương thực của nông dân; xây dựng cơ sở hạ tầng kho chứa lương thực …

Tiếp tục thực hiện hỗ trợ đối với các dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp; nhà ở cho công nhân, sinh viên thuê …

Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, các dự án án năng lượng sạch để tạo cơ sở cho sự tăng trưởng bên vừng trong tương lai.

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Tiếp tục đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.

Chính phủ cần ưu tiên giải ngân cho các dự án, cơng trình có tính chất cấp bách, quan trọng, có khả năng kích thích phát triển kinh tế của vùng, miền, những dự án mang lại nguồn thu ngân sách Nhà nước lớn, tạo việc làm cho người lao động; đồng thời tìm các biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn như vốn ngân sách Nhà nước, vốn TPCP, vốn ODA, tín dụng đầu tư, nhất là đối với các cơng trình dự án quy mơ lớn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Lời kết

Như vậy việc thực hiện gói kích cầu 9 tỷ USD đã mang lại những hiệu quả đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, nó thực sự là một biện pháp hữu hiệu giúp nền kinh tế nước ta phần nào vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính mang tầm thế giới này. Tuy nhiên, con đường để nền kinh tế Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển và ổn định còn rất rất nhiều chơng gai và thử thách, chính vì vậy Chính phủ Việt nam nói riêng và tồn bộ những cơng dân Việt Nam nói chung cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để thực hiện được mục tiêu tầm cỡ quốc gia này.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Thành (2008), “ Kích cầu vào đâu?”, Sài gịn Tiếp thị, 2008.

2. John Maynard Keynes (1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ; NXB Giáo Dục.

3. PGS. TS Trần Bình Trọng (2008), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.

4. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình Lý thuyết tài chính- tiền tệ, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.

5. Vụ cơng tác chính trị bộ giáo dục và đào tạo (2007), Kinh tế vĩ mô, NXB Giáo dục.

6. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng (12/2009), Thuyết trình kích cầu, Website:

www.tailieu.vn

7. Bộ trưởng bộ tài chính Vũ Văn Ninh (18/12/2008), Báo cáo về giải pháp kích cầu, Website: www.mof.gov.vn

8. Phịng phân tích cơng ty cổ phần chứng khốn Sài Gịn- Hà Nội (2009), Luận bàn về gói kích cầu kinh tế, Website: www.shs.com.vn

9. Phịng phân tích cơng ty chứng khoán Euro capital (2009), Báo cáo nhận định thị trường- phân tích cơ hội đầu tư, Website: www.tailieu.vn

10. PGS. TS Ngô Hướng- Hiệu trưởng DH Ngân hàng TP HCM (2008), Nguyên nhân và bản chất của khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay- những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, Website: www.caohockinhte.info

11. Cựu Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam- Lê Đức Thúy (2010), Một số vấn đề kinh tế, tiền tệ - ngân hàng năm 2009-2010; Tạp chí Ngân hàng (Số 2+3/2010)

12. PGS. TS Trần Hoàng Ngân- Trường ĐH Kinh tế TP HCM (2009), Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và Thế giới tới Việt Nam, Website:

www.vneconomy.vn

13. Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (2009), Các quyết định thực hiện các gói kích cầu- QĐ443, QĐ497, QĐ579, QĐ622; Website: www.chinhphu.vn

14. Friedman Milton (1962 [2002]), Capitalism and Freedom, Website:

www.tailieu.vn

15. Phạm Chi Lan- Viện nghiên cứu phát triển IDS, Kinh tế Việt Nam trong suy thối kinh tế tồn cầu năm 2008-2009, www.vneconomy.vn

16. PGS.TS Trần Đình Thiên- Viện trưởng viện kinh tế Việt Nam (2009), Báo cáo triển vọng nền kinh tế nhìn từ gói kích cầu, Wesite: www.vnexpress.vn

Mục lục

Lời mở đầu

Chương 1: Lý thuyết kinh tế về vai trị điều tiết của chính phủ

1.1 Lý thuyết về kích cầu và tổng cầu của Keynes ........................................ 3

1.1.1 Tư tưởng kích cầu ................................................................................... 3

1.1.2 Khái niệm kích cầu ................................................................................. 8

1.2 Lý thuyết về tổng cầu và kích cầu ............................................................. 8

1.2.1. Chính sách tài khóa ............................................................................... 8

1.2.3 Chính sách tiền tệ mở rộng .................................................................... 15 1.2.3.1 Định nghĩa chính sách tiền tệ .............................................................. 15 1.2.3.2 Các cơng cụ chính sách tiền tệ mở rộng ............................................. 16 1.2.3.2.1 Nghiệp vụ thị trường mở .................................................................. 16 1.2.3.2.2 Chính sách chiết khấu ....................................................................... 16 1.2.3.2.3 Dự trữ bắt buộc ................................................................................ 17 1.2.4 Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng .............................................. 18

1.2.4.1 Tác động của tăng cung tiền tới lãi suất cân bằng ............................... 18

1.2.4.2 Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng tới thu nhập ........................ 19

1.2.4.3 Chính sách tiền tệ mở rộng trong hệ trục mức giá - sản lượng ........... 20

1.2.4.1 Hiệu quả của chính sách tiền tệ ........................................................... 20

1.2.5 Sự tương tác giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ .................. 23

1.2.5.1 Phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ..................... 23

1.2.5.2 Sự khác nhau giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ .............. 24

1.2.5.3 Sự khác nhau về hiệu quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ .................................................................................................................................... 24

1.2.6 Cân đối ngân sách và tác động tiềm ẩn đến nền kinh tế vĩ mô .............. 24

Chương 2: Thực trạng áp dụng các gói kích cầu 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế thế giới năm 2008-2009 ................. 29

2.1.1 Thực trạng khủng hoảng ......................................................................... 29

2.1.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính ....................................... 35

2.1.3 Các gói kích cầu của các nước ............................................................... 36

2.4 ........................................................................................................ Việt Nam ............................................................................................................................ 39

....

2.2.1 Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam .................................................................................................................................... 39

2.2.2 Giải pháp của chính phủ Việt Nam ....................................................... 49

2.3 Đánh giá các gói kích cầu của Việt Nam ................................................. 56

2.3.1.1 Đối với Doanh nghiệp Việt Nam ......................................................... 56

2.3.1.2 Đối với nền kinh tế chung .................................................................. 58

2.3.2 Tiêu cực .................................................................................................. 59

2.3.2.1 Đối với Doanh nghiệp ......................................................................... 59

2.3.2.3 ................................................................................................... Đối với nền kinh tế chung ................................................................................................. 61

2.4 Định hướng và thách thức 2010 ............................................................... 61

2.4.1 Một số đặc thù của nền kinh tế Việt Nam .............................................. 61

2.4.3 ...................................................................................................... Định hướng thực hiện gói kích cầu năm 2010 .................................................................... 62

Lời kết .............................................................................................................. 64

Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 65

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế việt nam giai đoạn (Trang 55)